CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG NGỮ VĂN 7
Chia sẻ bởi Dương Văn Cường |
Ngày 11/10/2018 |
43
Chia sẻ tài liệu: CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG NGỮ VĂN 7 thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
CHUYEN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG LỚP 7(2011-2012)
phần I. nội dung ôn tập lại kiến thức ngữ văn 6
- Kiến thức trọng tâm ôn tập:
+ Phân môn tiếng Việt: Ôn lại một số bptt đã học để vận dụng vào các bài văn cảm nhận tiến tới làm quen với thể loại biểu cảm ở lớp 7. Biết và vận dụng 1 số kiểu câu trong tạo lập văn bản.
+ Phần Văn: Hiểu biết khái niệm thể loại văn bản. Chủ đề và tư tưởng của các văn bản đã học.
+ Phần làm văn: Củng cố và nâng cao kiến thức và phương pháp làm bài văn tự sự và văn miêu tả.
- Rèn kỹ năng tạo lập văn bản ở mức độ tổng hợp kết hợp nhiều phương thức biểu đạt trong cùng 1 bài làm văn.
phần Ii. nội dung ôn tập ngữ văn lớp 7
:
Tác phẩm văn học nào cũng biểu hiện tư tưởng , tình cảm nhưng tác phẩm trữ tình lại thể hiện tình cảm theo cách riêng .
Từ những câu ca dao xưa tới những bài thơ đương đại, dấu hiệu chung của tác phẩm trữ tình là sự biểu hiện trực tiếp của thế giới chủ quan của con người . Đó là cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của chính tác giả . Và biểu hiện trực tiếp những cảm xúc, suy tưởng của con người là cách phản ánh thế giới của tác phẩm trữ tình.
Muốn hiểu được một tác phẩm trữ tình thì chúng ta cần hiểu hai lớp nội dung :
- Nội dung hiện thực đời sống .
- Nội dung của những ý nghĩ, cảm xúc, suy tư ẩn sau hiện thực đời sống
Cụ thể hơn đó chính là hiểu: cảnh và tình, sự và tình trong mỗi tác phẩm .
1 ca dao :
- Phải xác định được ca dao chính là những lời nói tâm tình, là những bài ca bắt nguồn từ tình cảm trong mối quan hệ của những người trong cuộc sống hàng ngày : tình cảm với cha mẹ , tình yêu nam nữ , tình cảm vợ chồng , tình cảm bạn bè ... hiểu được điều đó sẽ giúp người đọc và học sinh ý thức sâu sắc hơn về tình cảm thông thường hàng ngày .
- Phải hiểu tác phẩm ca dao trữ tình thường tập trung vào những điều sâu kín tinh vi và tế nhị của con người nên không phải lúc nào ca dao cũng giãi bầy trưcj tiếp mà phải tìm đường đến sự xa sôi , nói vòng , hàm ẩn đa nghĩa . Chính điều ấy đòi hỏi người cảm thụ phải nắm được những biện pháp nghệ thuật mà ca dao trữ tình thường sử dụng như : ẩn dụ so sánh ví von :
Ví dụ :
“ Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? ”
- Phải hiểu rõ hai lớp nội dung hiện thực - cảm xúc suy tư . “.”
Ví dụ trong bài ca dao
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn ” .
Bức tranh đời sống trong bài ca dao được tái hiện lên rất cụ thể, sinh động :
Một vẻ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Văn Cường
Dung lượng: 266,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)