Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi
Chia sẻ bởi Bùi Văn Chung |
Ngày 12/10/2018 |
43
Chia sẻ tài liệu: chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯƠNG ĐỊNH
CHUYÊN ĐỀ
THẢO LUẬN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI – HỌC SINH NĂNG KHIẾU
KHỐI 4
BỒI DƯỠNG
VÀ CHỌN
ĐỘI TUYỂN
HỌC SINH
GIỎI CẦN:
Vai trò của người giáo viên
Xây dựng chương trình bồi dưỡng
Lựa chọn đối tượng học sinh
PHẦN 1: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN
Trước hết, ta phải xác định vai trò của người thầy là hết sức quan trọng. Bởi vì người thầy có vai trò chỉ đạo và hướng dẫn học sinh, gợi ý, dẫn dắt học sinh để đi đến các phương pháp học nói chung và giải toán nói riêng. Nếu học sinh có kiến thức cơ bản tốt, có tố chất thông minh mà không được bồi dưỡng, nâng cao tốt thì sẽ ít có hiệu quả hoặc không có hiệu quả. Đồng thời giáo viên lại phải lựa chọn đúng đối tượng học sinh vào bồi dưỡng và phải soạn thảo chương trình bồi dưỡng một cách hợp lí, khoa học và sáng tạo.
Thực tế cho thấy một số em có tố chất tốt nhưng ý thức học tập không cao, ẩu thả, thiếu nỗ lực cố gắng thường thi đạt kết quả thấp. Vì thế, để học sinh luôn cố gắng hết khả năng của mình, giáo viên cần thường xuyên tác động tới ý thức học tập của học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau, như : Nêu gương các anh chị những năm trước, kể cho các em nghe một số kì thi tiêu biểu,…; cho các em thấy được nếu nỗ lực cố gắng sẽ đạt giải cao trong các kì thi là niềm vinh dự tự hào không chỉ cho mình mà còn cho cả bố mẹ, thầy cô, bạn bè , trường, lớp,…; ngược lại nếu thiếu cố gắng một chút thôi có thể không đem lại kết quả gì.
PHẦN 2: LỰA CHỌN ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH
Giáo viên phải đánh giá học sinh một cách khách quan, chính xác, lựa chọn đúng đối tượng học sinh để bồi dưỡng. Việc lựa chọn đúng không chỉ nâng cao hiệu quả bồi dưỡng mà còn tránh được việc bỏ sót những em học giỏi, hoặc chọn nhầm những em không có tố chất theo học sẽ bị quá sức.
* Những căn cứ để lựa chọn:
+ Lựa chọn các đối tượng học sinh thông qua các giờ học:
- Những học sinh sáng dạ thường chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến, ý kiến thường đúng và có sáng tạo.
- Cũng cần phân biệt với những em hăng hái nhưng không thông minh thì thường phát biểu trệch hướng dẫn dắt của giáo viên, có khi không đâu vào đâu.
+ Lựa chọn dựa vào việc chấm, chữa bài:
Những em thông minh, chắc chắn thường có ý thức học tập tốt, làm bài đầy đủ, trình bày bài thường chặt chẽ, khoa học và thường có ý thức xung phong chữa bài tập cũ hoặc có ý kiến hay, góp phần cho bài tập phong phú hơn.
+ Lựa chọn thông qua các vòng thi kiểm tra:
- Để việc thi, kiểm tra, đánh giá đúng chất lượng học sinh thì ngoài việc thực hiện đúng quy chế thi cử như: sắp xếp chỗ ngồi (theo thứ tự a,b,c), giám sát chặt chẽ, quán triệt học sinh không được nhìn bài của bạn, đồng thời cũng không để cho bạn nhìn bài của mình; cũng cần chú ý sắp xếp những em hàng ngày ngồi gần nhau thì đến khi thi hay kiểm tra phải ngồi xa nhau.
- Khi chấm bài thi, giáo viên cần phải vận dụng biểu điểm linh hoạt. Cần ưu tiên điểm cho những bài làm có sự sáng tạo, trình bày bài khoa học.
- Tuy nhiên để việc thi cử, kiểm tra đạt hiệu quả, giáo viên cần phải ra đề trên cơ sở những dạng bài tập đã được ôn và cần có một bài khó, nâng cao hơn đòi hỏi học sinh vận dụng những kiến thức đã học để làm bài. Trên cơ sở đó, giáo viên đánh giá được những em nào có năng lực thực sự trong học tập.
- Để đánh giá một cách chính xác và nắm được mức độ tiếp thu cũng như sự tiến bộ của học sinh thì cần tổ chức thi, kiểm tra và sàng lọc qua nhiều vòng.
PHẦN 3: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
Điều cần thiết là giáo viên cần phải nắm vững nội dung, chương trình học, cần phải soạn thảo nội dung dẫn dắt học sinh từ cái cơ bản của nội dung chương trình học chính khóa, tiến tới chương trình nâng cao (tức là, trước hết phải khắc sâu kiến thức cơ bản của nội dung học chính khóa, từ đó vận dụng để nâng cao dần).
Cần soạn thảo chương trình theo vòng xoáy: Từ cơ bản đến nâng cao, từ đơn giản đến phức tạp. Đồng thời cũng phải có ôn tập, củng cố.
Ví dụ: Cứ sau 2 đến 3 tiết củng cố kiến thức cơ bản và nâng cao thì cần có 1 tiết luyện tập, củng cố và cứ 6 đến 7 tiết thì cần có 1 tiết ôn tập hay luyện tập chung để củng cố khắc sâu.
* Cần soạn thảo 1 tiết học có những nội dung sau:
- Kiến thức truyền đạt (lí thuyết, ví dụ, …)
- Bài tập vận dụng.
- Bài tập về nhà luyện thêm (tương tự như bài ở lớp).
- Cần phải soạn thảo nội dung chương trình cho việc bồi dưỡng đảm bảo thời lượng: Tiết; Tuần; Học kì, Cả năm.
soạn thảo chương trình còn tùy thuộc vào mức độ tiếp thu của từng học sinh
Cần giúp các em tổng hợp các dạng bài, các phương pháp giải. Vì hầu hết các em chưa tự mình tổng hợp được mà đòi hỏi phải có sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên.
Để các em vững vàng kiến thức, mở rộng được nhiều dạng bài tập thì mỗi dạng bài cần phải luyện tập nhiều lần, đưa ra nhiều cách giải. Đồng thời thỉnh thoảng phải củng cố, tổng hợp lại để khắc sâu.
Giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian, tham khảo nhiều tài liệu để đúc rút và cô đọng nội dung chương trình bồi dưỡng, phù hợp với đối tượng học sinh và thời gian ôn luyện.
Để giúp học sinh học tốt môn toán giáo viên cần giúp học sinh nắm bắt và vận dụng quy trình giải một bài toán, phương pháp kiểm tra kết quả vào việc làm toán.
+ Các bước giải một bài toán:
- Bước 1. Đọc kĩ đề (3 - 5 lần), xác định dự kiện đã biết và cái phải tìm rồi tóm tắt bài toán.
- Bước 2. Xác định bài toán thuộc dạng nào đã học, tìm tòi cách giải và giải ra giấy nháp.
- Bước 3. Thử lại kết quả.
- Bước 4. Ghi vào vở rồi đọc lại bài làm
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN
1. PP DÙNG SƠ ĐỒ ĐOẠN THẲNG
2. PP RÚT VỀ ĐƠN VỊ
3. PP TỈ SỐ
4. PP TỈ LỆ
5. PP THAY THẾ
6. PP GIẢ THIẾT TẠM
7. PP SUY LUẬN LÔ-GIC
8. PP ỨNG DỤNG NGUYÊN TẮC
9. PP KHỬ
10. PP TÍNH NGƯỢC TỪ CUỐI
11. PP LỰA CHỌN
12. PP ỨNG DỤNG
13. PP DIỆN TÍCH
14. PP DÙNG CHỮ THAY SỐ
15. PP SƠ ĐỒ DIỆN TÍCH
NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT BÀI TOÁN
- TÓM TẮT BÀI TOÁN
- PHÂN TÍCH BÀI TOÁN
- TỔNG HỢP BÀI TOÁN
- TRÌNH BÀY BÀI TOÁN
* Các phương pháp kiểm tra kết quả:
- So sánh với thực tiễn.
- Làm phép tính ngược lại.
- Giải theo cách khác.
- Thay kết quả vào để kiểm tra.
VÍ DỤ CỤ THỂ:
BÀI TOÁN: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ
GV HƯỚNG DẪN HS XÁC ĐỊNH GIẢI:
- VẼ SƠ ĐỒ MINH HỌA
TÌM TỔNG SỐ PHẦN BẰNG NHAU
-TÌM SỐ BÉ
- TÌM SỐ LỚN
VD: MINH HỌA
TA CÓ SƠ ĐỒ:
SỐ BÉ: | | | |
SỐ LỚN: | | |
125
?
?
BÀI GIẢI:
THEO SƠ ĐỒ, TỔNG SỐ PHẦN BẰNG NHAU LÀ:
3 + 2 = 5 (PHẦN)
SỐ LỚN LÀ:
125 : 5 x 3 = 75
SỐ BÉ LÀ:
125 – 75 = 50
ĐÁP SỐ:
SỐ LỚN : 75
SỐ BÉ : 50
BÀI TOÁN NÂNG CAO:
ĐỀ BÀI: TÌM MỘT SỐ BIẾT RẰNG SỐ ĐÓ CỘNG VỚI 1 RỒI NHÂN VỚI 3 ĐƯỢC BAO NHIÊU ĐEM CHIA CHO 4 RỒI CỘNG VỚI 4 THÌ ĐƯỢC 7 ( BÀI TOÁN TÍNH NGƯỢC )
PHÂN TÍCH: TA HÌNH DUNG
CỘNG 1: | | |
NHÂN 3: | | | |
CHIA 4: | |
CỘNG 4: | | |
DỰA VÀO SƠ ĐỒ, TA THẤY SỐ PHẢI TÌM CỘNG 1 RỒI NHÂN 3 ĐƯỢC BAO NHIÊU CHIA CHO 4 MÀ KHÔNG CỘNG VỚI 4 LÀ
7 – 4 = 3
SỐ PHẢI TÌM CỘNG 1 ĐƯỢC BAO NHIÊU NHÂN VỚI 3 MÀ KHÔNG CHIA CHO 4 LÀ:
3 x 4 =12
SỐ PHẢI TÌM CỘNG VỚI 1 MÀ KHÔNG NHÂN VỚI 3 LÀ 12 : 3 = 4. SỐ PHẢI TÌM KHÔNG CỘNG VỚI 1 LÀ:
4 – 1 = 3
QUA LẬP LUẬN TRÊN, TA CÓ CÁCH GIẢI SAU:
CÁCH 1: TRƯỚC KHI CỘNG VỚI 4 LÀ:
7 – 4 =3
TRƯỚC KHI CHIA CHO 4 LÀ:
3 x 4 = 12
TRƯỚC KHI NHÂN VỚI 3 LÀ:
12 : 3 =4
TRƯỚC KHI CỘNG VỚI 1 LÀ :
4 – 1 = 3
CÁCH 2: GỌI X LÀ SỐ PHẢI TÌM, THEO ĐẦU BÀI TA CÓ:
{( X + 1 ) x 3} : 4 + 4 = 7
XEM {( X + 1) x 3 } : 4 LÀ MỘT SỐ HẠNG CỦA TỔNG THÌ TA CÓ:
{( X + 1 ) x 3} : 4 = 7 – 4 = 3
XEM (X+1) x 3 LÀ SỐ BỊ CHIA TA CÓ:
(X+1) x 3 = 12
GỌI X + 1 LÀ THỪA SỐ CỦA TÍCH, TA CÓ:
X + 1 = 12 : 3 = 4
XEM X LÀ SỐ HẠNG CỦA TỔNG THÌ X = 4 – 1 = 3
ĐÁP SỐ: 3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Văn Chung
Dung lượng: 148,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)