Chuyen de boi dung HSG
Chia sẻ bởi Nguyễn Trọng Đức |
Ngày 12/10/2018 |
145
Chia sẻ tài liệu: Chuyen de boi dung HSG thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
TRONG TÁC PHẨM CỦA THẠCH LAM
Nguyễn Trọng Đức
K15-Văn học nước ngoài-ĐHSP Hà Nội
Thạch Lam là một trong những cây bút văn xuôi đã toả sáng văn đàn Việt Nam đầu thế kỷ xx, đến nay văn phẩm của ông vẫn còn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với người đọc. Nói đến Thạch Lam, người ta nghĩ ngay rằng ông là tác giả của hàng loạt truyện ngắn với lối viết nhẹ nhàng, kín đáo, tế nhị. Làm nên bản sắc ấy không chỉ bởi Thạch Lam là tác giả của những tác phẩm đầy sức hấp dẫn lòng người, mà còn bởi những quan niệm về văn chương, cuộc đời và con người hết sức sâu sắc và độc đáo. Có thể nói mỗi trang viết của Thạch Lam là một sự thăng hoa của tâm hồn, tư tưởng, quan niệm nghệ thuật của ông, mà hạt nhân của quan niệm văn chương là quan niệm nghệ thuật về con người, bởi con người là đối tượng, mục đích, trung tâm của mọi sự phản ánh trong văn học.
Quan niệm nghệ thuật về con người là cái giới hạn tối đa trong cách hiểu, cách cảm, cách nhìn và cách lí giải về con người của nhà văn, được hoá thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị thẩm mĩ cho các hình tượng nhân vật trong đó.Quan niện nghệ thuật về con người gắn với vốn sống, vốn văn hoá, tài năng ,cá tính sáng tạo của nhà văn và ý thức hệ của cộng đồng xã hội.
Mỗi nhà văn lớn đều có một quan niệm nghệ thuật riêng. Khi cầm bút sáng tác bao giờ họ cũng chịu sự định hướng của một quan niệm nghệ thuật nào đó. Đã có sáng tác văn học tức là đã tồn tại các quan niệm nhất định về văn chương, cuộc đời và con người.
Trong thực tế, có những nhà văn trực tiếp phát biểu quan niệm của mình thành các luận điểm, cũng có nhiều nhà văn chỉ thể hiện quan niệm của mình trên thực tiễn trang viết, trong trường hợp đó người đọc phải tìm cách cắt nghĩa quan niệm của nhà văn ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật.
Với Thạch Lam, hầu hết những quan niệm đều được ông trực tiếp phát biểu trong cuốn tiểu luận “Theo dòng”. Điều thú vị là những quan niệm của ông không bị khô héo trong hình thức lí luận xám ngắt, mà đã thực sự thấm nhuần trong hệ thống hình tượng tác phẩm. Nghiên cứu Thạch Lam-từ quan niệm văn chương đến thực tiễn sang tác , chúng tôi thấy rõ quan niệm nghệ thuật về con người của ông biểu hiện ở những đặc điểm sau đây:
- Con người trong văn Thạch Lam là con người thật như cuộc đời.Trong tiểu luận “ Theo dòng” Thạch Lam viết: “ Chỉ có thánh nhân mới hoàn toàn. Người bao giờ cũng có cái dở, cái khuyết điểm, bên cạnh cái hay,trong con người ta cái cái xấu và cái tốt lẫn lộn”.Từ quan niệm về con người như vậy, Thạch Lam đi đến quan niệm về nhân vật: “Các nhân vật hoàn toàn không lấy được tình cảm người đọc”. Chữ hoàn toàn ở đây hiểu theo nghĩa là hoàn toàn tốt hoặc hoàn toàn xấu.Theo ông, nhân vật hoàn toàn là nhân vật không có thực, nhân vật bịa đặt bởi tác giả, vì thế không linh động chút nào.Thạch Lam coi trọng sự thành thực của nhà văn, mà cuộc đời làm gì có con người hoàn toàn được.Do vậy không thể có một nhân vật hoàn toàn. Cũng trong tiểu luận “ Theo dòng” Thạch Lam viết: “ Cái hoàn toàn tốt hay hoàn toàn xấu không có ở đời, một người rất tốt cũng có những lúc giận giữ, tàn ác. Nhưng một người rất ác cũng có lúc hiền hậu, nhân từ. Người ta là người với những sự cao quý và hèn hạ của con người”.
Đọc các tác phẩm mà Thạch Lam để lại chúng ta thấy rằng quan niệm nghệ thuật về con người của ông đã thực sự thấm nhuần trong từng trang viết.Truyện “Đói”- nhân vật Sinh do thất nghiệp, vợ chồng Sinh sống cùng quẫn không có lối thoát. Sau khi đã bán hết đồ đạc trong nhà, họ phải đối diện với một thực tế phũ phàng, cay đắng, đó là cái đói. Mai là vợ Sinh phải bán mình lấy tiền mua thức ăn cho chồng. Sinh đau khổ, tủi nhục. Nhưng sau cái cảm giác đau đớn, chán nản, nhục nhã đó là sự dày vò của cái đói. Sinh đã đầu hàng một cách thảm hại , anh vụng trộm ăn những thức ăn do đồng tiền bán mình của vợ mà có.Vậy là Sinh đã đặt sự tồn tại lên trên nhân cách. Đó là dấu hiệu dự báo về quá trình tha hoá, biến đổi nhân cách con người do tác động của hoàn cảnh
TRONG TÁC PHẨM CỦA THẠCH LAM
Nguyễn Trọng Đức
K15-Văn học nước ngoài-ĐHSP Hà Nội
Thạch Lam là một trong những cây bút văn xuôi đã toả sáng văn đàn Việt Nam đầu thế kỷ xx, đến nay văn phẩm của ông vẫn còn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với người đọc. Nói đến Thạch Lam, người ta nghĩ ngay rằng ông là tác giả của hàng loạt truyện ngắn với lối viết nhẹ nhàng, kín đáo, tế nhị. Làm nên bản sắc ấy không chỉ bởi Thạch Lam là tác giả của những tác phẩm đầy sức hấp dẫn lòng người, mà còn bởi những quan niệm về văn chương, cuộc đời và con người hết sức sâu sắc và độc đáo. Có thể nói mỗi trang viết của Thạch Lam là một sự thăng hoa của tâm hồn, tư tưởng, quan niệm nghệ thuật của ông, mà hạt nhân của quan niệm văn chương là quan niệm nghệ thuật về con người, bởi con người là đối tượng, mục đích, trung tâm của mọi sự phản ánh trong văn học.
Quan niệm nghệ thuật về con người là cái giới hạn tối đa trong cách hiểu, cách cảm, cách nhìn và cách lí giải về con người của nhà văn, được hoá thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị thẩm mĩ cho các hình tượng nhân vật trong đó.Quan niện nghệ thuật về con người gắn với vốn sống, vốn văn hoá, tài năng ,cá tính sáng tạo của nhà văn và ý thức hệ của cộng đồng xã hội.
Mỗi nhà văn lớn đều có một quan niệm nghệ thuật riêng. Khi cầm bút sáng tác bao giờ họ cũng chịu sự định hướng của một quan niệm nghệ thuật nào đó. Đã có sáng tác văn học tức là đã tồn tại các quan niệm nhất định về văn chương, cuộc đời và con người.
Trong thực tế, có những nhà văn trực tiếp phát biểu quan niệm của mình thành các luận điểm, cũng có nhiều nhà văn chỉ thể hiện quan niệm của mình trên thực tiễn trang viết, trong trường hợp đó người đọc phải tìm cách cắt nghĩa quan niệm của nhà văn ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật.
Với Thạch Lam, hầu hết những quan niệm đều được ông trực tiếp phát biểu trong cuốn tiểu luận “Theo dòng”. Điều thú vị là những quan niệm của ông không bị khô héo trong hình thức lí luận xám ngắt, mà đã thực sự thấm nhuần trong hệ thống hình tượng tác phẩm. Nghiên cứu Thạch Lam-từ quan niệm văn chương đến thực tiễn sang tác , chúng tôi thấy rõ quan niệm nghệ thuật về con người của ông biểu hiện ở những đặc điểm sau đây:
- Con người trong văn Thạch Lam là con người thật như cuộc đời.Trong tiểu luận “ Theo dòng” Thạch Lam viết: “ Chỉ có thánh nhân mới hoàn toàn. Người bao giờ cũng có cái dở, cái khuyết điểm, bên cạnh cái hay,trong con người ta cái cái xấu và cái tốt lẫn lộn”.Từ quan niệm về con người như vậy, Thạch Lam đi đến quan niệm về nhân vật: “Các nhân vật hoàn toàn không lấy được tình cảm người đọc”. Chữ hoàn toàn ở đây hiểu theo nghĩa là hoàn toàn tốt hoặc hoàn toàn xấu.Theo ông, nhân vật hoàn toàn là nhân vật không có thực, nhân vật bịa đặt bởi tác giả, vì thế không linh động chút nào.Thạch Lam coi trọng sự thành thực của nhà văn, mà cuộc đời làm gì có con người hoàn toàn được.Do vậy không thể có một nhân vật hoàn toàn. Cũng trong tiểu luận “ Theo dòng” Thạch Lam viết: “ Cái hoàn toàn tốt hay hoàn toàn xấu không có ở đời, một người rất tốt cũng có những lúc giận giữ, tàn ác. Nhưng một người rất ác cũng có lúc hiền hậu, nhân từ. Người ta là người với những sự cao quý và hèn hạ của con người”.
Đọc các tác phẩm mà Thạch Lam để lại chúng ta thấy rằng quan niệm nghệ thuật về con người của ông đã thực sự thấm nhuần trong từng trang viết.Truyện “Đói”- nhân vật Sinh do thất nghiệp, vợ chồng Sinh sống cùng quẫn không có lối thoát. Sau khi đã bán hết đồ đạc trong nhà, họ phải đối diện với một thực tế phũ phàng, cay đắng, đó là cái đói. Mai là vợ Sinh phải bán mình lấy tiền mua thức ăn cho chồng. Sinh đau khổ, tủi nhục. Nhưng sau cái cảm giác đau đớn, chán nản, nhục nhã đó là sự dày vò của cái đói. Sinh đã đầu hàng một cách thảm hại , anh vụng trộm ăn những thức ăn do đồng tiền bán mình của vợ mà có.Vậy là Sinh đã đặt sự tồn tại lên trên nhân cách. Đó là dấu hiệu dự báo về quá trình tha hoá, biến đổi nhân cách con người do tác động của hoàn cảnh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Trọng Đức
Dung lượng: 88,00KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)