Chuyên đề " BDTD trong dạy học" Tổ Háo - Sinh

Chia sẻ bởi Trần Xuân Giảng | Ngày 23/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề " BDTD trong dạy học" Tổ Háo - Sinh thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN Đề
ứng DụNG bản đồ tƯ duy trong giảng dạy Bộ môn hóa HọC lớp 8,9
NGƯời thực hiện: trần xuân giảng
Tổ: HóA - SINH - địA - ANH
PHòNG GD - ĐT TP ĐồNG HớI
TRƯờNG THCS HảI ĐìNH
I
GIớI THIệU
- Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức…, bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực.
- Nghĩa của cụm từ BĐTD không hiểu theo nghĩa bản đồ thông thường như bản đồ địa lí mà BĐTD được hiểu là một hình thức ghi chép theo mạch tư duy của mỗi người bằng việc kết hợp nét vẽ, màu sắc và chữ viết.
Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, việc thiết kế BĐTD theo mạch tư duy của mỗi người
- Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.
- Ở giữa bản đồ là một ý tưởng chính hay hình ảnh trung tâm.
- Ý tưởng chính hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh chính thể hiện ý tưởng chính và đều được nối với trung tâm.
- Các nhánh chính lại được phân thành các nhánh nhỏ nhằm thể hiện chủ đề ở mức độ sâu hơn.
- Cứ thế sự phân nhánh tiếp tục và các kiến thức hay hình ảnh luôn được nối kết với nhau. Chính sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả ý tưởng trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng.
Lâu nay, nhiều học sinh phải đối mặt với tình trạng học vẹt - học sinh chỉ học thuộc lòng mà không nắm được ý chính. Nguyên nhân là từ thói quen dạy và học thụ động, khiến học sinh chỉ biết tiếp thu kiến thức một chiều mà không chú trọng tự nghiên cứu tìm tòi, nắm ý chính của bài học. Vì thế, một trong những nội dung của phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” chính là đổi mới phương pháp dạy học để thay đổi tư duy và tăng sự hứng thú của cả giáo viên và học sinh.
Thực trạng
Qua nghiên cứu cho thấy, nhiều học sinh chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được “sự kiện nổi bật” trong tài liệu đó, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau.
Thực trạng
Hiện nay, chúng ta thường ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não - não trái, mà chưa sử dụng kỹ năng bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian ... và cách ghi chép thông thường khó nhìn được tổng thể của cả vấn đề.
*Trong hoạt động nhóm: Sơ đồ tư duy chính là một bức tranh tổng thể về chủ đề đang hướng tới, để mỗi cá nhân có thể hiểu được bức tranh đó, nắm bắt được diễn biến của quá trình tư duy theo nhóm đang diễn ra đến đâu, đang ở nhánh nào của sơ đồ tư duy và tổng quan toàn bộ kết quả của nhóm ra sao. Điều này giúp tiết kiệm thời gian làm việc trong nhóm do các thành viên không mất thời gian giải thích ý tưởng của mình.
TRONG HOẠT ĐỘNG NHÓM
Trong quá trình thảo luận nhóm có rất nhiều ý kiến trong khi đó mỗi người luôn giữ ý kiến riêng của mình, không hướng vào mục tiêu đã đề ra dẫn đến không rút ra được kết luận cuối cùng. Sử dụng sơ đồ tư duy sẽ khắc phục được những hạn chế đó bởi sơ đồ tư duy tạo nên sự đồng thuận trong nhóm, các thành viên đều suy nghĩ tập trung vào một vấn đề chung cần giải quyết, tránh được hiện tượng lan man và đi lạc chủ đề.
HOẠT ĐỘNG NHÓM
HOẠT ĐỘNG NHÓM
HOẠT ĐỘNG NHÓM
HOẠT ĐỘNG NHÓM
HOẠT ĐỘNG NHÓM
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Sơ đồ tư duy đa chiều tạo nên sự cân bằng giữa các cá nhân và cân bằng trong tập thể. Mọi thành viên đều đóng góp ý kiến và cùng nhau xây dựng nên sơ đồ tư duy của cả nhóm. Các thành viên tôn trọng ý kiến của nhau và các ý kiến đều được thể hiện trên sơ đồ tư duy.
Sơ đồ tư duy tối đa hoá được nguồn lực của cá nhân và tập thể. Mỗi thành viên đều rèn luyện được khả năng tư duy, kỹ năng thuyết trình và làm việc khoa học. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp cho các thành viên hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống. Việc ghi nhớ cũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn. Chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư duy, bất kỳ thành viên nào của nhóm cũng có thể thuyết trình được nội dung bài học, qua đó sẽ tạo được sự tự tin và rèn kỹ năng diễn thuyết trước tập thể lớp.
Sơ đồ tư duy cung cấp cho ta cái nhìn chi tiết và cụ thể. Khi mọi người tập trung vào chủ đề ở giữa thì bộ não của mỗi thành viên đều hướng tới trọng tâm tạo nên sự đồng thuận tập thể, cùng hướng tới một mục tiêu chung và định hướng được kết quả.
Các nhánh chính của sơ đồ tư duy đưa ra cấu trúc tổng thể giúp các thành viên định hướng tư duy một cách logic. Bên cạnh đó, các nhánh phụ kích thích tính sáng tạo đồng thời hiểu được tư duy cũng như sự tích cực của mỗi thành viên.
Như vậy sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học nhóm đã phát huy được tính sáng tạo, tối đa hoá khả năng của mỗi cá nhân đồng thời kết hợp sức mạnh cá nhân thành sức mạnh tập thể để có thể giải quyết được các vấn đề một cách hiệu quả. Sơ đồ tư duy tạo cho mỗi thành viên cơ hội được giao lưu học hỏi và phát triển chính mình một cách hoàn thiện hơn.
*Các bước dạy học nhóm với BĐTD :
Hoạt động 1: HS lập BĐTD theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của GV.
Hoạt động 2: HS hoặc đại diện của các nhóm HS lên báo cáo, thuyết minh về BĐTD mà nhóm mình đã thiết lập.
Hoạt động 3: HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về kiến thức của bài học đó. GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh BĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một BĐTD mà GV đã chuẩn bị sẵn hoặc một BĐTD mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho HS lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó.
Ví dụ: Tiết 29 Bài Luyện tập chương II (Hóa học 9)
Giáo viên rất linh hoạt trong việc áp dụng BĐTD trong giảng dạy kiến thức mới. Giáo viên có thể giới thiệu BĐTD ở đầu hoặc cuối bài giảng. Cũng có khi sau một bài giảng, giáo viên đưa ra chủ đề chung và yêu cầu học sinh đóng góp các ý, các nhánh để vẽ BĐTD ôn tập chính bài giảng trong buổi hôm đó. Giáo viên có thể giao bài tập về nhà cho học sinh tổng kết kiến thức đã học bằng BĐTD. Theo kinh nghiệm, nếu giáo viên giới thiệu bài giảng bằng quá trình lập BĐTD và sau đó kết thúc bài học bằng chính BĐTD đó sẽ giúp học sinh nhanh chóng nắm ngay được ý chính của bài học, nhớ nhanh hơn và lâu hơn
TRONG DẠY KIẾN THỨC MỚI.
TRONG DẠY KIẾN THỨC MỚI
B1: GV đưa ra kiến thức trọng tâm của bài với vai trò là trung tâm của BĐTD

B2: Trong quá trình triển khai bài, hệ thống BĐTD dần hoàn thiện.

B3: Kết thúc bài học, GV sử dụng chính BĐTD đã được thiết lập trong quá trình lên lớp để củng cố bài học.
CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI:
Ví dụ: Tiết 52-53 Bài Nước (Hóa học 8 )
Ví dụ: Tiết 37-38 Bài Oxi (Hóa học 8 )
Ví dụ: Tiết 22 Bài Tính chất hóa học của kim loại (Hóa học 9)
Ví dụ: Tiết 11
Một số bazơ quan trọng
(Hóa học 9)
Ví dụ: Tiết 47-48 Tính chất và ứng dụng của Hiđro. (Hóa học 8)
BĐTD của HS bài Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất (Hóa học 8).
BĐTD của HS bài Nhôm (Hóa học 9)
BĐTD của HS bài Tính chất hóa học của oxit axit (Hoa shọc 9)
Thông thường, cuối mỗi phần, mỗi chương thì sẽ có nhiều đơn vị kiến thức liên quan với nhau qua một chủ đề chính.
TRONG DẠY ÔN TẬP, LUYỆN TẬP.
B1: Giáo viên đưa ra chủ đề chính với vai trò là trung tâm của BĐTD.
B2: Bằng hệ thống câu hỏi, giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành BĐTD.
B3: Giáo viên củng cố lại kiến thức cần ôn tập thông qua hệ thống BĐTD vừa lập xong.
Ví dụ: Tiết 17: Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ (Hóa học 9)
Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết
giữa các nguyên tử thay đổi làm cho
phân tử này biến đổi thành phân tử khác
mA + m B =

mC + mD
Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử
của mỗi nguyên tố
Bước 3:Viết phương trình hóa học
Chất biến đổi có
tạo ra chất khác
Là quá trình biến đổi
từ chất này thành
chất khác
Ví dụ: Tiết 24 Bài luyện tập 3 (Hóa học 8)
Ví dụ: Tiết 42 Bài luyện tập chương 3 (Hóa học 9)
ETYLEN
AXETYLEN
METAN
BENZEN
Ví dụ: Tiết 52 Bài luyện tập chương 4 (Hóa học 9)
Ví dụ: Tiết 15 Bài luyện tập 2 (Hóa học 8)
* BĐTD là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm học sinh có chung một kiểu BĐTD, giáo viên chỉ nên chỉnh sửa cho học sinh về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức (nếu cần).
*Cách ghi chép BĐTD:
- Suy nghĩ kỹ trước khi viết.
- Nội dung viết cần ngắn gọn.
- Viết phải có tổ chức (Tư duy mang tính tổng thể).
- Nên chừa khoảng trống để có thể bổ sung ý (nếu sau này cần).
*Những điều cần tránh khi lập BĐTD:
- Không ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng.
- Không ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết.
- Không dành quá nhiều thời gian để ghi chép.
- Tránh cầu kì ( tô vẽ nhiều quá) hoặc BĐTD đơn giản quá không có thông tin, chỉ có các đề mục như 4 bản đồ tư duy sau đây.
* Trong quá trình giảng dạy, tôi đã sử dụng BĐTD vào một số bài dạy trong bộ môn Hóa học bước đầu đã thu được một số kết quả:
Kích thích hứng thú học tập tích cực và khả năng sáng tạo của học sinh.
Tiết kiệm được thời gian.
Học sinh ghi nhớ tốt hơn.
Học sinh phát triển được nhận thức tư duy.
Máy phải cài đặt phần mềm Mindmaps, nếu giáo viên không biết sử dụng phần mềm này thì khó vẽ hình trên máy tính.
Mất thời gian chuẩn bị của giáo viên.
Một số học sinh ghi chép trên sơ đồ cẩu thả, tô vẽ quá nhiều.
- Sử dụng thành thạo và hiệu quả BĐTD trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên.
- BĐTD không những áp dụng có hiệu quả với môn hóa học mà tôi nghĩ nó còn được áp dụng cho tất cả các bộ môn, đặc biệt BĐTD sẽ phát huy có hiệu quả trong việc ôn tập hệ thống kiến thức, trong hoạt động nhóm.
- Trong quá trình làm chuyên đề không khỏi tránh sai sót, kính mong quý thầy cô trao đổi, góp ý, để chuyên đề được bổ sung hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Ghi chú: Trong chuyên đề này tôi không gửi phần mềm Mindmaps và các đoạn vi deo với lý do dung lượng quá lớn nên không gửi hết.

hướng dẫn sử dụng phần mềm mindmap
XIN CHÂN THàNH CảM ƠN QUý THầY CÔ đã LắNG NGHE
PHÂN BIỆT TCHH Al,Fe
HỢP KIM SẮT
TC HÓA HỌC KL
SỰ ĂN MÒN VÀ BẢO VỆ
Hệ thống hóa kiến thức bài luyện tập chương 2: Kim loại
KIẾN THỨC
CƠ BẢN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Xuân Giảng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)