Chuyên đề: Anh hưởng của văn học dân gian đến văn học Viết

Chia sẻ bởi Đặng Thị Hồng Đào | Ngày 12/10/2018 | 246

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề: Anh hưởng của văn học dân gian đến văn học Viết thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----- ( ( ( -----







ẢNH HƯỞNG VĂN HỌC DÂN GIAN
VỚI VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM



















Người thực hiện: ĐẶNG THỊ HỒ�NG ĐÀO
Đơn vị: TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN CHÁNH









A. MỞ ĐÂ�U:
"Từ ngày ăn phải miếng trầu
Miệng ăn môi đỏ, dạ sầu đăm chiêu
Biết là thuốc dấu hay bùa yêu
Làm cho thiếp phải nhiều điều xót xa
Làm cho quên mẹ quên cha
Làm cho quên cửa quên nhà
Làm cho quên cá dưới ao
Quên trăng dưới nước, quên sao trên trời"
Bài ca dao là một trong những bài ca dao thuộc chủ đề ca dao yêu thương, tình nghĩa, mà cụ thể hơn là một tình yêu trong sáng nhưng cũng pha chút hài hước, lãng mạn giữa đôi trai gái. Nhà thơ Xuân Diệu đã nói: "Không chờ đợi thơ chính quy, thơ chuyên nghiệp diễn tả hộ mình, những người lao động đã thế kỉ này qua thế kỉkhác, diễn tả trực tiếp lòng yêu thương, sướng vui, đau khổ" (Sách Ngữ văn 10NC, trang 102). Như vậy, từ trước lúc "thơ chính quy, thơ chuyên nghiệp" ra đời thì những người lao động gởi gắm cả tình cảm, ước mơ lẫn khát vọng vào trong những vần ca dao ngắn ngủi nhưng lại xúc tích, hàm chứa nhiều điều. Ca dao, hay nói cách khác là văn học dân gian, đã có một chỗ đứng rất quan trọng trong đời sống tinh thần cần được bộc lộ của người bình dân, đóng một vai trò khá lớn trong việc phê phán xã hội phong kiến - nửa thực dân, lên án giai cấp thống trị áp bức, bóc lột nhân dân. Vậy từ khi "thơ chính quy, thơ chuyên nghiệp" chính thức ra đời từ khoảng thế kỉ thứ X thì nó đã giúp cho người bình dân "diễn tả trực tiếp lòng yêu thương, vui sướn, đau khổ" hay chưa? Liệu văn học dân gian có còn đóng vai trò quan trọng, hay nói đúng hơn có còn ảnh hưởng đến văn học viết nữa hay không? Có còn xứg đáng là "bộ sách giáo khoa về cuộc sống" để các tác giả văn học viết học tập hay không?
I. Văn học dân gian trong tiến trình văn học dân tộc:
- Trong tiến trình văn học dân tộc, văn học dân gian ra đời từ rất sớm, những thần thoại, những truyền thuyết từ thuở lạp nước đến nay (Văn Lang, Âu La�c) thuộc vào hàng di sản cổ xưa nhất trong nền văn học dân tộc đã minh chứng cho sự ra đời của văn học dân gian.
- Và khi văn học viết ra đời thì văn học dân gian vẫn tiếp tục phát triển bên cạnh người bình dân, ảnh hưởng không nhỏ đến các tầng lớp tri thức của văn học viết. Trong suốt tiến trình ấy, văn học dân gian vẫn gắn bó với đời sống và tư tưởng "diễn tả trực tiếp lòng yêu thương, sướng vui, đau khổ" của quần chúng lao động đông đảo trong xã hội.
- Văn học dân gian Việt Nam có nội dung phong phú, phản ánh cuộc sống thể hiện lý tưởng xã hội và đạo đức của nhân dân lao động các dân tộc cung cấp tri thức có ích về tự nhiên và xã hội, bảo tồn và phát huy những truyền thống tốt đẹp, chứa đựng cả một kho tàng các truyền thống nghệ thuật dân tộc.
II. Văn học dân gian có một vị trí và vai trò như thế nào đối với văn học viết?
- "Ở Việt Nam, văn học dân gian có vị trí vai trò rất quan. Trong hàng nghìn năm Bắc thuộc và ở các thời kì dân tộc chưa có chữ viết hoặc chữ viết chưa phổ cập, văn học dân gian đã đóng góp to lớn trong việc gìn giữ, mài giũa và phát triển ngôn ngữ dân tộc sâu sắc và những sáng tạo nghệ thuật độc đáo, tài hoa của văn học dân gian có tác động mạnh mẽ đối với sự hình thành và phát triển của văn học viết từ nội dung đến hình thức" (Sách NV 10 nâng cao, tập trung I trang 6). Từ thuở nghìn năm Bắc thuộc, văn học dân gian đã có một vị thế quan trọng trong đời sống tinh thần của quần chúng lao động khi chữ viết "chưa có hoặc chưa phổ cập", văn học dân gian đã "gìn giữ, mài giũa và phát triển ngôn ngữ dân tộc", nuôi dưỡng tâ hồn nhân dân". Bỡi có một vị trí như thế nên văn học dân gian có vai trò như "người diễn tả hộ" tình cảm lẫn tư tưởng của nhân dân lao động. Tương truyền, trước khi diễn ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40), Bà Trưng Trắc đã đọc thề, về sau được viết thành thơ:
"Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẹn sở công lênh này"
Bốn câu thơ trên được trích từ "Tiên Nam ngữ lục, áng sử ca dân gian thế kỉ XVII" đã thể hiện được mục đích của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là "đền nợ nước, trả thù nhà", quét sạch bọn xâm lược Hán ra khỏi nước Âu Lạc và để nhớ về lời thề nguyện của bà, nhân dân đã gói gọn trong bốn câu thơ. Chả thế mà đến Lê Văn Hư, nhà sử học thế kit XIII, cũng phải khen rằng "Trưng Trắc, Trưng Nhị là phụ nữ, hô một tiếng mà các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở tỉnh ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp Bá vương"!


III Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học viết:
- "Tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc và những sáng tạo nghệ thuật độc đáo, tài hoa văn học dân gian có tác động mạnh mẽ đối với sự hình thành và phát triển của văn học viết từ nội dung đến hình thức". Văn học dân gian ra đời sớm hơn văn học viết nhưng lại tồn tại song song với văn học viết, truyền cho văn học viết một sức sống mới, tặng cho người đọc những bài viết, tác phẩm có sức lay động tình cảm người bình dân. Có nhiều tác phẩm văn học viết bằng chữ Nôm hay chữ quốc ngữ sở dĩ có sức tồn tại lâu dài là bỡi được phổ cập rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân một phần do tác giả tiếp thu một cách sáng tạo giá trị nội dung và kinh nghiệm nghệ thuật của vănhọc dân gian. Và trong sự nghiệp xây dựng nền văn học đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay thì văn học dân gian vẫn luôn được coi là một nguồn nước vô tận cho sự sáng tạo nghệ thuật. Văn học dân gian giống như một người anh song sinh của văn học viết, vì sinh ra trước cho nên chịu một ít "gian khổ" là lẽ đương nhiên. Và vì "sinh sau đẻ muộn" từ văn học dân gian. Vì thế, một số trí thức của văn học viết (như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương.) đã sáng tác những tác phẩm để đời là nhờ một phần tư tưởng và sinh hoạt gần gũi với nhân dân lao động, hiểu và vận dụng một cách tài tình ngôn ngữ mang tính bình dân.
1. Tìm hiểu sự ảnh hưởng của văn học dân gian trong các tác phẩm của Nguyễn Du:
"Học như mọi người, thu hoạch như tất cả người thu hoạch ca dao, học tính giai cấp trong đó, học lập trường của những người lao động, học cái hiện thực của việc đời qua mấy nghìn năm trong đó học các tương quan xã hội, học các tương quan nam nữ trong các chế độ cũ, học tên đất, tên nước, tên sao, tên cá, tên chim muông, tên hoa cỏ. học máu và mồ hôi, nước mắt và nụ cười của những con người. Nhưng nói hẹp hơn, các nhà thơ học được thơ ở trong ca dao" (Xuân Diệu) "Các nhà thơ học những gì ở ca dao?" (tạp chí Văn học, số 1-1967). Như vậy, nhà thơ Xuân Diệu muốn các nhà thơ thế hệ sau học tập tất cả những gì có thể học được từ ca dao, từ những cái đơn giản nhất "tên đất, tên nước, tên sao, tên cá, tên chim muông, tên hoa cỏ" cho đến những cái phức tạp "học tính giai cấp, học lập trường, học cái hiện thực của việc đời."
- Nhờ có cuộc sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc (1786-1796) rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh (1796-1802), nên Nguyễn Du có được vốn kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc. Cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du một vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Sự ngiệp văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán lẫn chữ Nôm nhưng tác phẩm mà ông dành nhiều thời gian và tâm sức nhất là "Truyện Kiều" là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương tiện ngôn ngữ, thể loại. Với "Truyện Kiều", ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ, thế nên tác phẩm được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả là lẽ đương nhiên!
- Trước tiên, tôi xin mạn phép được đưa mọi người quay trở về quá khứ của Nguyễn Du, cái thời kì mà xã hội phong kiến đã dần suy yếu nhưng còn đủ sức để ngực trị con người. Những bọn quan lại đại thần miệng nói nhân nghĩa nhưng lại khôn khéo:
"Không lộ vuốt nanh cùng nọc độc
Mà xé thịt người nhai ngọt xớt!"
Cả "Truyện Kiều" là một bản cáo trạng cái xã hội phong kiến áp bức; nàng Thuý Kiều tài tình xinh đẹp, thanh quí bị đem bán như món hàng, như thú vật đắt tiền nào đó. Mã Giám Sinh đến mua đã tàn nhẫn:
"Cò kè thêm bớt một hai
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm"
Thì mị Bạc Hạnh đem Kiều bán đi còn tàn nhẫn hơn:
"Xem người định giá vừa rồi
Mối hàng một đã ra mười, thì buông!"
(Trước khi "buông" thì phải nắm thật chặt! Một vốn bốn lời, năm lời, sáu lời, bảy lời vẫn không buông. Một mười lời, tức thì buông ra không chút quyến luyến, không thương tiếc!)
- Câu chuyện về cuộ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Hồng Đào
Dung lượng: 233,00KB| Lượt tài: 5
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)