Chuyên đề: An toàn giao thông
Chia sẻ bởi Phương Hoa |
Ngày 12/10/2018 |
96
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề: An toàn giao thông thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Chuyên đề : An toàn giao thông.
GV thực hiện :
Phương Hoa
1. Giới thiệu :
Hiện nay giáo dục An toàn giao thông đã được đưa vào trường Tiểu học.Hoạt động dạy và học ATGT chỉ đạt hiệu quả khi xác định đúng mục tiêu . Đó là, HS có nhận thức về an toàn và nguy hiểm trong giao thông . Hình thành kĩ năng xử lí tình huống giao thông và thực hiện hành vi an toàn khi đi trên đường. Khi học sinh có kiến thức về luật giao thông sẽ hình thành ý thức chấp hành đúng luật giao thông làm nền tảng cho thái độ tham gia an toàn khi lớn lên.
Giáo dục An toàn giao thông không chỉ truyền đạt kiến thức mà nhằm hình thành phát triển kỹ năng, hành vi, ý thức cho HS. Chính vì thế giáo dục An toàn giao thông phải theo hướng phát huy tính tích cực của HS nhằm làm cho trẻ thực sự yêu thích việc tìm hiểu tạo cơ hội . Cho các em trở thành người ra quyết định
sáng suốt và xử lí tốt các tình huống giao thông .
2. Những điều cần biết khi dạy ATGT cho HS tiểu học :
1. Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ em :
a. Về cơ thể :
- Trẻ em có tầm vóc nhỏ hơn và khó có khả năng quan sát các xe đỗ ở xa và các vật cản trên đường .
- Thị lực của các em chưa phát triển hoàn thiện , sự tập trung của mắt thường chậm hơn người lớn .
- Thính giác chưa phát triển dẫn đến việc các em không có khả năng xác định hướng của phương tiện giao thông đang đi tới.
b. Về trí tuệ :
- Quan niệm của các em về thế giới khác hẳn với người lớn.
- Trẻ thường coi mình là trung tâm , do đó các em gặp khó khăn khi nhìn sự vật theo cách nhìn của người khác .
c . Về mặt xã hội :
- Chơi là nhu cầu không thể thiếu được . Khi chơi , các em thường không chú ý đến việc khác xảy ra xung quanh mình .
- Trẻ thường bắt chước người lớn .
- Trẻ rất tò mò, hiếu động , ham học hỏi.
Do những đặc điểm nêu trên , trẻ em không có khả năng giữ an toàn cho mình , nếu như các em chỉ được học quy tắc an toàn giao thông thuần tuý.
2. Đặc điểm nhận thức của trẻ em về ATGT
Đặc điểm 1:
Từ 6 đến 14 tuổi , trẻ em chuyển từ giai đoạn phụ thuộc sang hoàn toàn độc lập về ATGT . Trẻ em có 4 giai đoạn phát triển như sau :
* Giai đoạn 1: trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào sự hướng dẫn bảo vệ của người lớn ( 6 – 7 tuổi )
* Giai đoạn 2 : người lớn thể hiện các hành vi ATGT, trẻ em quan sát hành vi của người lớn .( 8 – 9 tuổi )
* Giai đoạn 3 : Trẻ em có biểu thị các hành vi ATGT. Người lớn vẫn hướng dẫn , trông coi các em.
* Giai đoạn 4 : trẻ em hoàn toàn độc lập hành động trong các tình huống giao thông để giữ an toàn cho bản thân. (12 -14 tuổi)
Đặc điểm 2 :
Trẻ em hình thành và phát triển các kĩ năng ATGT từ đơn giản đến phức tạp . Cũng như học tập các môn khác , kiến thức của HS bắt đầu từ đơn giản và xây dựng trên cơ sở kiến thức sẵn có . Vì vậy , giáo dục an toàn GT , mọi kĩ năng , kiến thức đều được dạy trên những kinh nghiệm học tập sẵn có của trẻ em .
Đặc điểm 3:
Trẻ em hầu như không có khả năng vận dụng những hiểu biết từ tình huống này sang tình huống khác .
Đặc điểm 4 :
HS tiểu học hình thành kĩ năng tốt nhất trong những tình huống cụ thể . GV nên đưa ra những tình huống cụ thể phản ánh thực tế xung quanh .
MỘT SỐ KĨ THUẬT DH TÍCH CỰC :
_ - Dạy học theo húong phát huy tính tích cực của HS nhằm :
+ Đáp ứng nhu cầu khác nhau về học tập của HS
+ Sử dụng các hình thức tổ chức dạy học đa dạng và hiệu quả .
_ - Có rất nhiều kĩ thuật DH tích cực được sử dụng dạy ATGT . Sau đây là 7 kĩ thuật được sử dụng ở bậc tiểu học :
a. Đặt câu hỏi (đàm thoại ):
- Giúp HS hình thành kiến thức qua việc đưa ra câu hỏi .
- Gây hứng thú , thu hút HS tham gia tích cực .
- Phát triển kĩ năng tư duy và đặt câu hỏi .
- Khuyến khích bản thân HS tự tìm tòi học tập.
- Đánh giá mức độ tiếp thu của HS.
b. Hoạt động nhóm :
- Tổ chức hoạt động nhóm một cách thích hợp .
- Khuyến khích HS thảo luận , hợp tác với nhóm làm việc .
- Khi thảo luận nhóm các em sẽ đưa ra một kết quả chung, phản ánh các quan điểm khác nhau.
- HS được giao tiếp , làm việc tích cực . Mỗi HS có cơ hội đưa ra ý kiến của mình . HS sẽ có trách nhiệm với phần tham gia của mình .
c. Động não :
- Là kĩ thuật giúp HS trong một thời gian ngắn nảy sinh nhiều ý tưởng về một vấn đề nào đó .
- Tạo cơ hội cho HS đưa ra nhiếu ý tưởng .
- GV tiếp nhận được nhiều thông tin về một vấn đề nào đó .
d . Sử dụng ĐDDH :
- GV và HS sử dụng phương tiện trực quan trong quá trình DH.
- Bằng cách sử dụng các giáo cụ trực quan và các tài liệu gắn với thực tế , học tập thực tế hơn .
đ. Thực hành kĩ năng :
- HS được thực hành , rèn luyện lĩ năng trong lớp hoặc sân trường trước khi ra thực tế .
- Luyện tập thử các kĩ năng cần thiết giúp HS chuẩn bị cho các tình huống thực tế.
e . Trò chơi :
- Là kĩ thuật tổ chức cho HS thực hiện một trò chơi nào đó nhằm tiếp thu hoặc củng cố một kiến thức nào đó , hoặc là tổ chức việc học tập của thông qua một trò chơi nào đó .
g. Giao bài tập :
- GV có thể giao BT cho HS tự làm việc ở lớp hoặc ở nhà .
- BT làm cho HS có trách nhiệm hơn để phát triển ý tưởng và kiến thức một cách tích cực hơn .
THAY LỜ I KẾT
Khi nắm vững các kĩ thuật dạy học tích cực sẽ giúp chúng ta tự tin và mong muốn sử dụng chúng để dạy cho HS của mình . Tuy nhiên , thời gian đầu việc sử dụng DH tích cực có thể chưa đạt hiệu quả như mong muốn . Nhưng chúng ta tiếp tục sử dụng dần dần sẽ trở nên tiện ích rất nhiều . Qua đó ta sẽ thấy HS mình say mê , tích cực hoc tập hơn .
GV thực hiện :
Phương Hoa
1. Giới thiệu :
Hiện nay giáo dục An toàn giao thông đã được đưa vào trường Tiểu học.Hoạt động dạy và học ATGT chỉ đạt hiệu quả khi xác định đúng mục tiêu . Đó là, HS có nhận thức về an toàn và nguy hiểm trong giao thông . Hình thành kĩ năng xử lí tình huống giao thông và thực hiện hành vi an toàn khi đi trên đường. Khi học sinh có kiến thức về luật giao thông sẽ hình thành ý thức chấp hành đúng luật giao thông làm nền tảng cho thái độ tham gia an toàn khi lớn lên.
Giáo dục An toàn giao thông không chỉ truyền đạt kiến thức mà nhằm hình thành phát triển kỹ năng, hành vi, ý thức cho HS. Chính vì thế giáo dục An toàn giao thông phải theo hướng phát huy tính tích cực của HS nhằm làm cho trẻ thực sự yêu thích việc tìm hiểu tạo cơ hội . Cho các em trở thành người ra quyết định
sáng suốt và xử lí tốt các tình huống giao thông .
2. Những điều cần biết khi dạy ATGT cho HS tiểu học :
1. Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ em :
a. Về cơ thể :
- Trẻ em có tầm vóc nhỏ hơn và khó có khả năng quan sát các xe đỗ ở xa và các vật cản trên đường .
- Thị lực của các em chưa phát triển hoàn thiện , sự tập trung của mắt thường chậm hơn người lớn .
- Thính giác chưa phát triển dẫn đến việc các em không có khả năng xác định hướng của phương tiện giao thông đang đi tới.
b. Về trí tuệ :
- Quan niệm của các em về thế giới khác hẳn với người lớn.
- Trẻ thường coi mình là trung tâm , do đó các em gặp khó khăn khi nhìn sự vật theo cách nhìn của người khác .
c . Về mặt xã hội :
- Chơi là nhu cầu không thể thiếu được . Khi chơi , các em thường không chú ý đến việc khác xảy ra xung quanh mình .
- Trẻ thường bắt chước người lớn .
- Trẻ rất tò mò, hiếu động , ham học hỏi.
Do những đặc điểm nêu trên , trẻ em không có khả năng giữ an toàn cho mình , nếu như các em chỉ được học quy tắc an toàn giao thông thuần tuý.
2. Đặc điểm nhận thức của trẻ em về ATGT
Đặc điểm 1:
Từ 6 đến 14 tuổi , trẻ em chuyển từ giai đoạn phụ thuộc sang hoàn toàn độc lập về ATGT . Trẻ em có 4 giai đoạn phát triển như sau :
* Giai đoạn 1: trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào sự hướng dẫn bảo vệ của người lớn ( 6 – 7 tuổi )
* Giai đoạn 2 : người lớn thể hiện các hành vi ATGT, trẻ em quan sát hành vi của người lớn .( 8 – 9 tuổi )
* Giai đoạn 3 : Trẻ em có biểu thị các hành vi ATGT. Người lớn vẫn hướng dẫn , trông coi các em.
* Giai đoạn 4 : trẻ em hoàn toàn độc lập hành động trong các tình huống giao thông để giữ an toàn cho bản thân. (12 -14 tuổi)
Đặc điểm 2 :
Trẻ em hình thành và phát triển các kĩ năng ATGT từ đơn giản đến phức tạp . Cũng như học tập các môn khác , kiến thức của HS bắt đầu từ đơn giản và xây dựng trên cơ sở kiến thức sẵn có . Vì vậy , giáo dục an toàn GT , mọi kĩ năng , kiến thức đều được dạy trên những kinh nghiệm học tập sẵn có của trẻ em .
Đặc điểm 3:
Trẻ em hầu như không có khả năng vận dụng những hiểu biết từ tình huống này sang tình huống khác .
Đặc điểm 4 :
HS tiểu học hình thành kĩ năng tốt nhất trong những tình huống cụ thể . GV nên đưa ra những tình huống cụ thể phản ánh thực tế xung quanh .
MỘT SỐ KĨ THUẬT DH TÍCH CỰC :
_ - Dạy học theo húong phát huy tính tích cực của HS nhằm :
+ Đáp ứng nhu cầu khác nhau về học tập của HS
+ Sử dụng các hình thức tổ chức dạy học đa dạng và hiệu quả .
_ - Có rất nhiều kĩ thuật DH tích cực được sử dụng dạy ATGT . Sau đây là 7 kĩ thuật được sử dụng ở bậc tiểu học :
a. Đặt câu hỏi (đàm thoại ):
- Giúp HS hình thành kiến thức qua việc đưa ra câu hỏi .
- Gây hứng thú , thu hút HS tham gia tích cực .
- Phát triển kĩ năng tư duy và đặt câu hỏi .
- Khuyến khích bản thân HS tự tìm tòi học tập.
- Đánh giá mức độ tiếp thu của HS.
b. Hoạt động nhóm :
- Tổ chức hoạt động nhóm một cách thích hợp .
- Khuyến khích HS thảo luận , hợp tác với nhóm làm việc .
- Khi thảo luận nhóm các em sẽ đưa ra một kết quả chung, phản ánh các quan điểm khác nhau.
- HS được giao tiếp , làm việc tích cực . Mỗi HS có cơ hội đưa ra ý kiến của mình . HS sẽ có trách nhiệm với phần tham gia của mình .
c. Động não :
- Là kĩ thuật giúp HS trong một thời gian ngắn nảy sinh nhiều ý tưởng về một vấn đề nào đó .
- Tạo cơ hội cho HS đưa ra nhiếu ý tưởng .
- GV tiếp nhận được nhiều thông tin về một vấn đề nào đó .
d . Sử dụng ĐDDH :
- GV và HS sử dụng phương tiện trực quan trong quá trình DH.
- Bằng cách sử dụng các giáo cụ trực quan và các tài liệu gắn với thực tế , học tập thực tế hơn .
đ. Thực hành kĩ năng :
- HS được thực hành , rèn luyện lĩ năng trong lớp hoặc sân trường trước khi ra thực tế .
- Luyện tập thử các kĩ năng cần thiết giúp HS chuẩn bị cho các tình huống thực tế.
e . Trò chơi :
- Là kĩ thuật tổ chức cho HS thực hiện một trò chơi nào đó nhằm tiếp thu hoặc củng cố một kiến thức nào đó , hoặc là tổ chức việc học tập của thông qua một trò chơi nào đó .
g. Giao bài tập :
- GV có thể giao BT cho HS tự làm việc ở lớp hoặc ở nhà .
- BT làm cho HS có trách nhiệm hơn để phát triển ý tưởng và kiến thức một cách tích cực hơn .
THAY LỜ I KẾT
Khi nắm vững các kĩ thuật dạy học tích cực sẽ giúp chúng ta tự tin và mong muốn sử dụng chúng để dạy cho HS của mình . Tuy nhiên , thời gian đầu việc sử dụng DH tích cực có thể chưa đạt hiệu quả như mong muốn . Nhưng chúng ta tiếp tục sử dụng dần dần sẽ trở nên tiện ích rất nhiều . Qua đó ta sẽ thấy HS mình say mê , tích cực hoc tập hơn .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phương Hoa
Dung lượng: 162,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)