Chuyên đề 8

Chia sẻ bởi Nguyễn Diễm My | Ngày 12/10/2018 | 52

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề 8 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Phòng Giáo Dục – Đào tạo Quận 6
ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN NHÀ TRƯỜNG
Chuyên đề
Thứ bảy ngày 3-10-2009
Trường TH Lam Sơn
NỘI DUNG
I. NHẬN THỨC VỀ ĐỔI MỚI TOÀN DiỆN NHÀ TRƯỜNG
II. NHẬN THỨC NỘI DUNG ĐỔI MỚI NHÀ TRƯỜNG
III. BiỆN PHÁP ĐỔI MỚI NHÀ TRƯỜNG
1. Đổi mới về mục tiêu đào tạo
2. Đổi mới nội dung chương trình giáo dục
3. Đổi mới phương pháp dạy học
4. Đổi mới tổ chức, quản lý nhà trường
5. Đổi mới thi cử đánh giá
IV. TRÁCH NHIỆM ĐỔI MỚI CỦA NHÀ TRƯỜNG
1. Công tác chính trị tư tưởng
2. Công tác tổ chức, xây dựng lực lượng
3. Công tác xây dựng cơ sở vật chất
4. Công tác tham mưu
5. Công tác quản lý
I. NHẬN THỨC VỀ ĐỔI MỚI TOÀN DiỆN NHÀ TRƯỜNG
Giáo dục và đào tạo là một hoạt động rất quan trọng đối với sự hình thành nhân cách con người, có tác động rất lớn đối với đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước. Để phát triển Giáo dục và đào tạo, chúng ta cần phân tích một cách nghiệm túc những yếu tố cơ bản của hoạt động giáo dục và đào tạo để tích cực đổi mới khả thi và hiệu quả.
Những yếu tố cơ bản đó là: Mục tiêu ; nội dung ; phương pháp ; công tác tổ chức quản lý và đánh giá
Công cuộc đổi mới của Ngành hiện nay theo Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội là đổi mới nội dung chương trình, Bộ Giáo dục và đào tạo đang yêu cầu GV phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng cá thể hóa và đổi mới về việc thi cử đánh giá nhằm đưa GD ta sánh kịp với các nước đang phát triển mạnh về GD trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
II. NHẬN THỨC NỘI DUNG ĐỔI MỚI NHÀ TRƯỜNG
1. Đổi mới về mục tiêu đào tạo
Đào tạo con người lao động mới phát triển toàn diện  có phẩm chất đạo đức, có năng lực làm chủ xã hội và đời sống tinh thần tiến bộ.
Nội dung cơ bản là Đức dục, Trí dục, Thể chất, Thẩm mỹ và Lao động.
Giáo dục của thế giới đi vào thế kỷ 21 là: “học để biết, học để làm, học chung sống và học để hoàn thiện mình”
Nhà trường Việt Nam là đào tạo con người Việt Nam là biết, làm, hợp tác và tự hoàn thiện mình.
2. Đổi mới nội dung chương trình giáo dục
Xây dựng theo hướng tích hợp, gọn nhẹ, tinh tế, tạo điều kiện cho học sinh ham thích, tìm tòi tự học và học tập suốt đời.
Phương pháp dạy học định hướng, gợi mở, tạo điều kiện cho người học chủ động học tập với thái độ tích cực, không còn tiếp thu thụ động.
Đổi mới dạy học từ quan niệm “dạy học số đông” sang “dạy học cá thể”, với phương pháp dạy học đổi mới người giáo viên chủ động thiết kế bài dạy và tổ chức cho học sinh hoạt động để tự chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện kỹ năng.
3. Đổi mới phương pháp dạy học
Làm kế hoạch phải có tính chiến lược; công tác tổ chức phải giao quyền cho cơ sở; công tác thanh tra theo từng chuyên đề, đơn tuyến; công tác thi đua đánh giá từ hiệu quả, hiệu suất đào tạo, giao quyền đánh giá học sinh cho giáo viên, thành lập mạng thông tin điện tử, trung tâm thông tin và chương trình giáo dục.
4. Đổi mới tổ chức, quản lý nhà trường
5. Đổi mới thi cử đánh giá
Hiện nay Bộ Giáo dục và đào tạo đã cho phép địa phương quy định thời gian dạy học và bỏ những kỳ thi quốc gia ở Tiểu học, Trung học cơ sở là những thuận lợi cơ bản cho việc đổi mới thi cử, đánh giá hiện nay. Cán bộ quản lý và GV cố gắng học tập nâng cao nghiệp vụ quản lý, đánh giá học sinh trong quá trình dạy học để góp phần hiện đại hóa nhà trường, nâng cao chất lượng đào tạo nhà trường.
TÓM LẠI: Mô hình nhà trường đổi mới toàn diện mà GD&ĐT TP.HCM phấn đấu thực hiện là:
Thiết chế nhà trường đổi mới (về sĩ số, 2 buổi / ngày, thiết bị cá nhân …)
Lực lượng sư phạm đổi mới (năng lực đổi mới PP dạy học, dạy học cá thể)
Công tác quản lý nhà trường đổi mới (cơ chế QL, bồi dưỡng và giao quyền cho GV dạy học và đánh giá)
III. BiỆN PHÁP ĐỔI MỚI NHÀ TRƯỜNG
1. Công tác chính trị tư tưởng
Củng cố, nâng cao nhận thức chính trị của đội ngũ sư phạm.
Giải quyết đầy đủ và sâu sát nhận thức của đội ngũ đối với nhiệm vụ đổi mới toàn diện nhà trường.
Phối hợp với các lực lượng XH tuyên truyền phổ biến rộng rãi tạo sự đồng thuận tốt trong XH và gia đình.
Đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao phẩm chất và năng lực đội ngũ.
Hiện đại hóa cơ chế hoạt động, mạnh dạn phân cấp cho cơ sở, giải quyết kịp thời mọi yêu cầu phát triển nhà trường.
Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới phương dạy học của đội ngũ.
2. Công tác tổ chức, xây dựng lực lượng
Phát huy hiệu quả qui hoạch mạng lưới trường lớp, kêu gọi đầu tư, khuyến khích các dự án kích cầu, tăng cường thúc đẩy xây dựng các công trình trường học đủ điều kiện phục vụ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
Thực hiện hiệu quả chủ trương xã hội hóa giáo dục trong và ngoài công lập.
Vận dụng tốt các chế độ chính sách, sử dụng tốt các nguồn đầu tư cho công cuộc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường.
3. Công tác xây dựng cơ sở vật chất
4. Công tác tham mưu
Công tác tham mưu đòi hỏi phải có chuyên trách. Nắm vững Luật pháp, hệ thống các văn bản pháp quy vốn có, vận dụng vào tình hình thực tế để thực hiện nhiệm vụ.
5. Công tác quản lý
Xây dựng các tiêu chí đánh giá nhà trường theo yêu cầu đổi mới toàn diện kết hợp với việc hoàn thiện đổi mới các hoạt động quản lý đã được thực hiện.
IV. TRÁCH NHIỆM ĐỔI MỚI CỦA NHÀ TRƯỜNG
Tổ chức từng thành viên nhà trường nghiên cứu nội dung đổi mới.
Lập kế hoạch đổi mới toàn diện nhà trường.
Kiến nghị.
Tổ chức thực hiện thành công và hiệu quả kế hoạch đổi mới toàn diện nhà trường đã được phê duyệt.
Tuyên truyền, phổ biến và quán triệt tinh thần đổi mới và kế hoạch đổi mới toàn diện nhà trường.
KÍNH CHÚC CÁC THẦY CÔ SỨC KHỎE DỒI DÀO
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Diễm My
Dung lượng: 1,17MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)