Chuyen de

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Quế | Ngày 12/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: chuyen de thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
VỀ DỰ CHUYÊN ĐỀ
CHUYÊN ĐỀ
"MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP ĐỌC"
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
- Đọc thành tiếng (đọc đúng):
+ Phát âm đúng, rõ ràng, rành mạch bài văn.
+ Ngắt, nghỉ hơi hợp lí.
+ Cường độ đọc vừa phải, không đọc quá to hay quá nhỏ.
+ Tốc độ đọc vừa, không ê a. Đạt yêu cầu tối thiểu 40 tiếng/ phút
- Rèn kỹ năng đọc đúng, lưu loát, đọc thông thạo, làm giàu và tích cực hóa vốn từ, vốn diễn đạt Tiếng Việt.
- Bồi dưỡng vốn văn học ban đầu cho học sinh
- Xây dựng ý thức và năng lực thực hiện những phép xã giao tối thiểu.
- Bồi dưỡng tình cảm, tư tưởng và tâm hồn lành mạnh, trong sáng, tình yêu cái đẹp của Tiếng Việt và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống, hứng thú đọc sách, báo, truyện.
- Có ý thức sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp, học sinh yêu thích môn tập đọc.
II. THỰC TRẠNG:
1. Đối với giáo viên:
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của nhà trường về cơ sở vật chất - dự giờ góp ý giúp đỡ giáo viên về phương pháp cũng như hình thức tổ chức tiết dạy.
- Các GV đều tham gia học chương trình thay sách lớp 2
- Giáo viên có tinh thần tự học để nâng cao tay nghề.
* Khó khăn :
- Một số giáo viên còn hạn chế trong quá trình vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức lớp học.
- Thao tác sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên còn lúng túng
- Giáo viên còn làm việc nhiều trong các tiết dạy tập đọc.
2. Đối với học sinh:
* Thuận lợi:
- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2.
- Đa số học sinh có cố gắng trong học tập, chú ý học tập trên lớp
- Một số em có cố gắng luyện đọc thêm ở nhà.
- Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình.
- Một số em đọc bài to, rõ ràng.
* Khó khăn:
- Gần 2/3 học sinh trong khối là con em đồng bào dân tộc dân tộc thiểu số, các em tiếp thu tiếng phổ thông còn chậm, đọc nói chưa rõ ràng.
- Khoảng 50% họcsinh toàn khối chưa biết cách nghỉ hơi ở câu văn dài hoặc dòng thơ, khổ thơ
- Có em đọc liến thoắng tốc độ đọc quá nhanh.
- 12.4 % HS trong khối đọc yếu, đọc còn ê a, chỉ đọc được từng tiếng, từ nên khả năng hiểu nội dung bài tập đọc là rất khó.
- Một số HS chưa có ý thức cao trong học tập, còn lười học, về nhà ít chịu rèn đọc thêm.
- Một số bậc phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con mình.
* Khảo sát chất lượng đầu năm của phân môn tập đọc:
Kết quả khảo sát toàn khối như sau: TSHS: 97, HS DTTS: 57
Với kết quả khảo sát của khối và những khó khăn đã nêu trên , tổ khối chúng tôi đã thảo luận và đưa ra một số giải pháp để giải quyết các khó khăn đó như sau:
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ CÁCH THỰC HIỆN
1. ĐỐI VỚI HỌC SINH:
1.1. Có ý thức tốt trong giờ học, chú ý tập trung trong các tiết học nói chung và tiết học tập đọc nói riêng.
* Giải pháp: GVCN lớp cần:
- Tập cho HS có thói quen giờ nào việc đó.
- GV luôn bao quát lớp mà nhất là đối với các em hay lơ đãng trong học tập.
- GVCN thường xuyên nhắc nhở, GDHS phải tự giác trong học tập
1.2. Về nhà HS phải cố gắng rèn đọc lại các âm, vần mà HS hay phát âm sai và luyện đọc nhiều các bài tập đọc cũng như các văn bản khác.
* Giải pháp:
- Vào cuối các buổi học, GV nhắc nhở HS thường xuyên đọc bài ở nhà để HS đỡ quên.
- Cuối các buổi học, GV có thể giao việc cho HS như sau:
+ Đối với HS đọc còn yếu, đọc ê a: về nhà luyện đọc lại nhiều lần bài tập đọcvừa học.
+ Đối với HS khá, giỏi: về nhà đọc một bài văn nào đó trong sách hoặc một câu chuyện ở một số truyện đọc khác.
Sau đó, vào 15 phút đầu giờ GV kiểm tra lại công việc giao về nhà và không quên tuyên dương, khuyến khích HS kịp thời để các em có hứng thú mà thực hiện việc rèn đọc tốt hơn.
- GV phối kết hợp với PHHS để nhắc nhở HS rèn đọc nhiều ở nhà.
1.3. HS phải có đủ SGK Tiếng Việt lớp 2 để phục vụ tốt cho môn học.
* Giải pháp:
- Phối hợp với bộ phận thư viện để mượn sách giáo khoa cho HS dân tộc thiểu số và HS có hoàn cảnh khó khăn.
- Phối hợp với PHHS để mua SGK cho các em.
- GVCN thường xuyên nhắc nhở HS bảo quản và giữ gìn SGK cẩn thận.
1.4. HS mạnh dạn trong học tập, biết phát huy tính tích cực của mình, nhất là học sinh yếu, học sinh trung bình.
* Biện pháp:
- GV tổ chức cho HS học tập theo nhóm ở môn tập đọc cũng như các môn học khác để giúp HS mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình trước tập thể và phát huy được tính tự giác của mình.
- Sau khi các nhóm thảo luận xong, GV nên gọi HS yếu, HS trung bình trả lời kết quả thảo luận đối với những câu hỏi phù hợp với các em nhằm giúp các em tự tin và mạnh dạn hơn trước tập thể. Cứ như thế sẽ giúp các em nhanh hòa nhập cùng học cùng làm với các bạn trong lớp.
1.5. Luôn tự mình biết noi gương "người tốt-việc tốt" trong lớp, trong trường để phấn đấu học tập.
* Giải pháp:
- GVCN thường xuyên giáo dục HS gương người tốt, việc tốt thông qua các môn học.
- Liên hệ đến từng bản thân HS, nhắc nhở, tuyên dương các em kịp thời.
2. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN:
a, Thiết lập mối quan hệ giữa GV với HS; HS với HS; GV với phụ huynh:
Chúng tôi cho rằng để công tác giáo dục đạt được kết như mong muốn thì việc thiết lập mối quan hệ gần gũi giữa GV với HS và cha mẹ HS, giữa HS với HS là rất quan trọng. Do đó, buổi nhận lớp đầu tiên của năm học, chúng tôi đã dành thời gian để gần gũi, tâm sự với các em nhằm nắm bắt kịp thời những suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng, năng lực học tập và hoàn cảnh của từng học sinh.

Đồng thời trong buổi họp phụ huynh HS đầu năm, chúng tôi cũng nêu lên những suy nghĩ, mong muốn của những người làm công tác giáo dục nói chung và của một GV chủ nhiệm nói riêng để PHHS quan tâm đến việc học tập của con em mình.
Trước tiên chúng tôi tiến hành kiểm tra, phân loại đối tượng HS, qua đó chúng tôi có những biện pháp thích hợp cho từng đối tượng HS. Ngoài ra,chúng tôi còn tạo mối quan hệ giữa học sinh với HS như thiết lập đôi bạn cùng tiến, đôi bạn học tốt . tạo điều kiện cho các em quan tâm, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau tiến bộ trong học tập.
Trao đổi với PHHS để phụ huynh chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập, sách vở và quan tâm đến việc học tập ở nhà của con em.
b. Vận dụng phương pháp, hình thức dạy học phát huy tính tích cực của học sinh:
HS dân tộc thiểu số thường ít mạnh dạn, thiếu tự tin nên trong các tiết học các em chưa phát huy được tính tích cực, do vậy để phân môn tập đọc đạt kết quả như mong muốn thì bản thân tôi cần phải vận dụng phương pháp và hình thức dạy học phù hợp như sau:
* Về phương pháp:
Đàm thoại, gợi mở, thực hành, giảng giải
Trò chơi
*Về hình thức: khi soạn bài, GV cần hình dung nên sử dụng hình thức dạy học nào cho phù hợp.
* Cụ thể:
+ Hình thức học trong nhóm giúp HS trao đổi, thảo luận các câu hỏi khó:
Chẳng hạn: Khi dạy bài tập đọc "cây xoài của ông em" thì chúng tôi cho HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: "Tại sao bạn nhỏ cho rằng quả xoài cát nhà mình là thứ quà ngon nhất?" vì đây là câu hỏi có nội dung khó.
+ Hình thức trò chơi giúp HS củng cố bài, thi đọc nhanh, đọc tốt thu hút HS học tập.
Chẳng hạn: Khi dạy bài tập đọc "cây xoài của ông em" đến cuối tiết học, chúng tôi tổ chức trò chơi "thi đọc nhanh, đọc đúng" các từ khó trong bài (thường là HS yếu, HS đọc chậm, HS hay phát âm sai)
+ Hình thức học cá nhân: hình thức này giúp GV biết khả năng đọc và nắm bắt nội dung bài của tất cả HS trong lớp.
c.Tích cực việc rèn đọc to, rõ ràng, đọc đúng:
*Do HS bị ảnh hưởng phương ngữ nên việc kiểm tra, sửa sai trong phần đọc câu là biện pháp cần thiết:
- Việc rèn đọc câu cho từng em trong mỗi tiết dạy là rất quan trọng, các em đọc nối tiếp câu và nhất thiết trong tiết học nào thì tất cả học sinh trong lớp đều phải được đọc, GV không nên bỏ qua một em nào.
- Trong quá trình học sinh đọc câu, giáo viên theo dõi lắng nghe và phát hiện học sinh đọc sai tiếng, từ nào thì sau khi HS đọc vừa xong câu đó GV phải cho HS phát âm lại cho đúng.
- Nếu em nào đọc tốc độ quá nhanh thì GV cũng kịp thời nhắc nhở để các em nhanh chóng khắc phục.
- Sau khi cả lớp đọc nối tiếp câu, GV tổng hợp các tiếng, từ mà học sinh trong lớp thường hay phát âm sai, ghi lên bảng để hướng dẫn cho các em đọc lại(đây gọi là phần luyện đọc từ khó).
-Khi phân tích hướng dẫn HS đọc từ khó, GV phải cần hướng dẫn kỹ để học sinh nắm bắt và đọc tốt hơn.
Chẳng hạn: Hướng dẫn học sinh cách phát âm:
+ l /d / gi: Â�m l (tấm lòng, lau chùi, lanh lợi.): miệng mở to nhất, môi tròn.
A�m d( theo dõi, nội dung, dòng sông.): đầu lưỡi gần chạm lợi, hơi thoát ra xát, có tiếng thanh.
A�m gi (đôi giày, đám giỗ, giám hiệu.): lưỡi chạm vào răng, môi không tròn
+ l / n: âm n: đầu lưỡi chạm lợi, hơi thoát ra qua cả miệng và mũi.
+ x/ s:
Â�m x: đầu lưỡi tạo với môi răng một khe hẹp, hơi thoát ra xát nhẹ, không có tiếng thanh.
A�m s: uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra xát mạnh, không có tiếng thanh.
+ tr / ch: A�m ch: lưỡi trước chạm lợi rồi bật nhẹ, không có tiếng thanh.
A�m tr: đầu lưỡi uốn chạm vào vòm cứng, bật ra, không có tiếng thanh.
....
Sau khi phân tích xong, tôi gọi HS đọc lại và thường gọi đọc nhiều hơn đối với những em đọc yếu, đọc chậm, những em hay phát âm sai từ nào thì cho các em đọc từ đó.
* Nhằm giúp HS hiểu nghĩa từ để đọc lưu loát thì phần đọc đoạn trong mỗi tiết cũng rất quan trọng:
Các em lần lượt đọc nối tiếp đoạn và đối với HS yếu thì nên cho các em đọc những đoạn văn ngắn hơn. Sau mỗi đoạn GV giảng nghĩa một số từ mới hoặc từ mà HS khó hiểu. Có 3 cách giảng nghĩa:
*Cách 1: GV có thể giảng nghĩa trực tiếp một từ nào đó trong bài.
Ví dụ: dạy bài tập đọc "Cây xoài của ông em"-STV 2 tập 1, GV giảng từ ngữ "đậm đà" trong câu "Mùi xoài thơm, vị ngọt đậm đà" thì từ đậm đà nghĩa là có vị ngọt đậm.
*Cách 2: GV có thể sử dụng câu hỏi gợi mở để giảng từ.
Ví dụ: dạy bài tập đọc "Cây xoài của ông em"-STV2 tập 1, để giảng từ "lẫm chẫm" GV hỏi:
Các em thấy em bé thường đi như thế nào? (đi hay ngã, đi chưa vững.)
=> Vậy dáng trẻ đi chưa vững vàng thì gọi là đi lẫm chẫm.
*Cách 3: GV có thể sử dụng đồ dùng trực quan để giảng từ.
Ví dụ: dạy bài "Ngôi trường mới"-Sách Tiếng Việt 2 tập 1; khi giảng từ : "vân" trong cụm từ "nổi vân như lụa" thì GV nên cho HS quan sát những đường cong trên mặt gỗ mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn để giúp các em dễ hiểu hơn về nghĩa của từ "vân".
Vậy GV chúng ta có thể có nhiều cách để giảng từ cho HS nhưng tùy thuộc vào đặc điểm của lớp, tùy thuộc vào nghĩa của mỗi từ mà GV chọn cách giải nghĩa sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất.
* Cách 4: Đặt từ trong cụm từ, trong câu để giải nghĩa.

*Luyện đọc câu văn dài:
Để hướng dẫn cho các em luyện đọc câu một cách tốt nhất, chúng tôi thường làm như sau:
* Trong khi dạy, cho các em phát hiện những câu mà các em cho là khó đọc để GV hướng dẫn cách đọc.
* Trong quá trình chuẩn bị bài, GV chủ� động phát hiện những câu văn dài mang tính chất khó đọc, viết ra bảng phụ để hướng dẫn cho các em đọc ngắt nghỉ sao cho phù hợp.
Ví dụ: Dạy bài tập đọc "Cây xoài của ông em"- Sách Tiếng Việt 2 tập 1, hướng dẫn HS đọc các câu văn sau:
Mùa xoài nào,/ mẹ em cũng chọn những quả chín vàng / và to nhất/ bày lên bàn thờ ông.//
A�n quả xoài cát chín trảy từ cây của ông em trồng,/ kèm với xôi nếp hương,/ thì đối với em/ không thứ quà gì ngon bằng.//
* Ở chỗ có 1 dấu gạch chéo thì ngắt hơi.
* Ở chỗ có 2 dấu gạch chéo thì nghỉ hơi.
Đồng thời, khi đọc đến dấu phẩy phải nhắc các em nghỉ hơi cho phù hợp.
* Luyện đọc trong nhóm(nhóm cặp,hoặc nhóm từ 3-5 em)
Tùy theo từng nội dung văn bản mà tôi linh hoạt cho các em đọc nhóm một cách phù hợp. Để bước này có hiệu quả thì trước khi cho các em đọc trong nhóm, chúng tôi thường giao nhiệm vụ cho các em một cách rõ ràng:
- Theo dõi, giúp đỡ các bạn đọc còn yếu, đọc chậm bằng cách các em đọc khá, giỏi phải lắng nghe các bạn đọc chậm, đọc còn yếu để nhắc nhở bạn kịp thời.
- Tìm ra cách đọc hay phù hợp với nội dung văn bản.
- Cho các bạn trong nhóm lần lượt được đọc hết, tránh tình trạng bạn này được đọc nhiều còn bạn kia thì đọc ít.Bạn đọc yếu thì đọc đoạn ngắn hơn.
*Nếu chúng ta biết phát huy tốt thì việc đọc trong nhóm có rất nhiều ưu điểm:
- Cùng một lúc trong lớp có nhiều em được đọc.
- Các em được chủ động trình bày ý kiến của mình.
- Các em đọc yếu sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc rèn đọc.
* Thi đọc trước lớp:
Trong mỗi bài tập đọc thường có nhiều đoạn, thông thường chúng tôi chọn các đoạn văn có nội dung tương đối trọng tâm và có nhiều từ khó, câu văn dài, nội dung đoạn văn có nhiều hình ảnh để cho các em thi đọc trước lớp.
Tôi gợi ý cho các em nhận xét bạn đọc để các em cùng nhau rút kinh nghiệm và đọc tốt hơn. Hình thức này làm tăng mối quan hệ tương tác giữa kĩ năng đọc và kĩ năng nghe của học sinh, kĩ năng nhận xét bạn đọc.
* Luyện đọc toàn bài:
Tùy vào nội dung bài mà cho các em đọc đồng thanh nhưng với các bài có nội dung buồn thì tôi không tổ chức cho các em đọc đồng thanh vì không phù hợp với nội dung văn bản. Phần luyện đọc toàn bài có 2 trường hợp:
* Với các bài tập đọc không có lời nhân vật: chúng tôi chú trọng hướng cho các em đọc chính xác các từ khó, các câu văn dài, đọc phù hợp với nội dung văn bản đồng thời giúp học sinh nhận xét được bạn đọc và giáo viên biết được học sinh nắm nội dung bài như thế nào để kịp thời bổ sung cho các em.
* Với các bài tập đọc có lời nhân vật thì chúng tôi thường tổ chức cho các em đọc phân vai. Để tránh tình trạng gò bó học sinh, trong quá trình đọc phân vai chúng tôi thường cho các em tự chọn vai của mình theo ý thích và sở trường để khi đọc thì các em mới phát huy hết tác dụng của việc rèn đọc.
Ví dụ: khi dạy bài tập đọc "Câu chuyện bó đũa"-STV 2 tập 1, chúng tôi tổ chức cho các em đọc phân vai như sau:
Học sinh 1: Người dẫn chuyện
Học sinh 2: Vai người cha
Học sinh 3,4,5,6: Vai con trai, con gái, dâu, rễ.
Hình thức này còn vận dụng liên tục trong các tiết kể chuyện với nội dung bài kể có lời các nhân vật.
Qua việc rèn đọc phân vai sẽ giúp các em dần hình thành khả năng diễn đạt, giao tiếp trong cuộc sống.
d. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài tập đọc:
Việc tìm hiểu nội dung bài có thể tiến hành theo thông tin hai chiều:
Giáo viên hỏi, học sinh trả lời.
Học sinh nêu thắc mắc và giáo viên trả lời
Tránh tình trạng chúng ta gò bó học sinh phải trả lời theo, với những câu hỏi khó GV thường tổ chức cho học sinh trả lời bằng hình thức trắc nghiệm.
* Dùng phương pháp hỏi đáp:
+ GV hỏi, học sinh trả lời
Với phương pháp này chúng tôi thường tổ chức các hình thức sau:
- Trả lời miệng:
Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, chúng ta không nhất nhất phải bám theo các câu hỏi ở SGK mà tùy vào đối tượng HS của lớp để chúng ta chẻ nhỏ câu hỏi, để dẫn dắt học sinh trả lời giúp các em nắm bắt nội dung bài một cách tốt nhất, hơn nữa chúng tôi cũng sẽ phân hóa được đối tượng học sinh.
Ví dụ: khi dạy bài "Bàn tay dịu dàng"-STV2 tập 1. Để giúp học sinh trả lời được câu hỏi lớn ở SGK: "Vì sao thầy giáo không trách An khi biết bạn ấy chưa làm bài tập?" thì GV chẻ nhỏ các câu hỏi dễ giúp các em dễ hiểu hơn:
- Sau khi bà mất, An trở lại lớp thì bạn đã làm bài tập chưa? (HS yếu, TB trả lời)
- Khi biết An chưa làm bài tập, thầy giáo có trách bạn không? (HS yếu, TB trả lời)
- Thầy không trách An mà còn có thái độ như thế nào đối với An?(HS trung bình, khá trả lời)
Sau đó GV mới hỏi: "Vì sao thầy giáo không trách An khi biết bạn ấy chưa làm bài tập?" và với câu này tôi có thể gọi HS khá, giỏi trả lời.
- Chọn ý đúng:
Phương pháp này thường là nhằm củng cố kiến thức cho các em trong bài tập đọc hoặc cũng có thể thực hiện trong quá trình tìm hiểu bài và khi sử dụng phương pháp này thì đòi hỏi nội dung phải thật chính xác và các lệnh phải rõ ràng.
Ví dụ: Khi dạy bài "Bàn tay dịu dàng"-STV2 tập 1, GVyêu cầu HS thực hiện nội dung sau:
* Em hãy chọn ý trả lời đúng nhất cho câu hỏi sau:
Vì sao thầy giáo không trách An?
a. Vì bà của An mới mất.
b. Vì không phải An lười biếng.
c. Vì thầy hiểu: An buồn, nhớ bà nên không làm bài tập chứ không phải An lười biếng.
(HS thực hiện vào phiếu bài tập hoặc đưa thẻ a, b, c)
+ Hoïc sinh neâu thaéc maéc vaø giaùo vieân traû lôøi
Tröôøng hôïp naøy thöôøng laø ít khi xaûy ra nhöng khi coù xaûy ra thì GV phaûi giaûng giaûi cho HS hieåu moät caùch cuï theå, roõ raøng vaø gioáng nhö xöû lí tình huoáng sö phaïm trong giaûng daïy.
Sau khi höôùng daãn hoïc sinh tìm hieåu naém baét noäi dung baøi thì GV luoân khoâng queân giaùo duïc hoïcsinh qua noäi dung moãi baøi taäp ñoïc. Vieäc laøm naøy seõ giuùp cho caùc em luoân höôùng veà caùi ñeïp, caùi thieän vaø boài döôõng cho caùc em tình yeâu queâ höông ñaát nöôùc, yeâu veû ñeïp cuûa thieân nhieân…
e.Tích cöïc söû duïng ñoà duøng daïy hoïc trong tieát daïy:
* Caùc ñoà duøng daïy hoïc GV thöôøng hay söû duïng trong tieát daïy taäp ñoïc nhö: tranh aûnh, vaät thaät, baûng phuï ghi saün caâu vaên daøi, theû töø… laø moät trong nhöõng ñieàu kieän quan troïng goùp phaàn xaây döïng thaønh coâng cuûa tieát daïy.
* Do ñoù trong quaù trình söû duïng ñoà duøng daïy hoïc, chuùng toâi ruùt ra nhöõng kinh nghieäm sau:
+ Phaûi thöôøng xuyeân söû duïng ñoà duøng daïy hoïc trong caùc tieát daïy ñeå coù thao taùc söû duïng ñoà duøng moät caùch nhuaàn nhuyeãn, ñôõ maát thôøi gian.
Ví dụ: Thời điểm sử dụng đồ dùng dạy-học:
Sử dụng tranh ảnh minh họa để giới thiệu, giải nghĩa từ hoặc trong quá trình tìm hiểu nội dung bài.
GV sử dụng bảng phụ khi hướng dẫn học sinh đọc câu văn dài.
Sử dụng SGK liên tục trong cả một tiết học.
+ Muốn sử dụng tốt đồ dùng dạy học thì GV phải chuẩn bị đồ dùng thật chu đáo.
Chẳng hạn: Tranh, ảnh hay vật thật phải chuẩn, có màu sắc đẹp phù hợp với nội dung bài.
Bảng phụ phải rõ ràng, khoa học
Cách sắp xếp đồ dùng dạy học trên bàn của GV cũng phải khoa học: đồ dùng nào sử dụng trước thì để lên trên, đồ dùng nào sử dụng sau thì để ở dưới theo thứ tự.
GV phải tập sử dụng đồ dùng trước ở nhà như: gắn tranh, cất tranh, khai thác tranh.
+ Phải khai thác triệt để tranh ảnh đã chuẩn bị, phát huy hết tác dụng của mỗi đồ dùng.
f. Một số biện pháp khác:
+ Để phân môn tập đọc đạt hiệu quả cao hơn thì GV không ngừng dự giờ đồng nghiệp, tham khảo sách báo, báo giáo dục thời đại. để học hỏi kinh nghiệm và nâng cao tay nghề.
+ Trong giờ học,GV luôn bao quát lớp, luôn quan tâm và giúp đỡ các đối tượng HS nhất là HS yếu, HS đọc bài còn chậm.
Cụ thể:
Thường xuyên quan tâm HS đọc yếu, HS đọc chậm hoặc những em hay phát âm sai luyện đọc từ khó nhiều và đọc nhiều trong tất cả các môn học để rèn kĩ năng đọc cho các em, hạn chế dần tình trạng đọc ê a.
+ Vào đầu giờ, cuối buổi hoặc trong các buổi dạy phụ đạo GV ghi ra bảng một số từ khó hoặc các từ mà các em phát âm sai do ảnh hưởng tiếng địa phương.để rèn đọc cho HS.
+ Xây dựng nề nếp học tập tốt, xây dựng cho HS có kỹ năng giờ nào việc đó để GV tránh làm việc nhiều.
+ Ở trường giáo viên động viên các em là học sinh dân tộc thiểu số không nên nói tiếng mẹ đẻ mà phải giao tiếp bằng tiếng Việt.
+ Vận dụng các hình thức dạy học linh hoạt phù hợp với đối tượng HS để lôi cuốn hs tích cực học tập như : phương pháp trò chơi, tổ chức cho hs học nhóm, thảo luận nhóm.
+ Thường xuyên nhắc nhở học sinh tự luyện đọc thêm ở nhà, vào 15 phút đầu giờ tôi kiểm tra lại việc tự học ở nhà của HS.
+ Luôn tuyên dương và khuyến khích HS kịp thời để các em phấn khởi trong học tập.
+ Phối hợp với phụ huynh học sinh trao đổi việc học tập của con em và tăng cường nhắc nhở con em mình luyện đọc bài ở nhà.
IV. QUY TRÌNH GIẢNG DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên gọi 2 -3 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi bài học trước đó
- Động viên, khuyến khích học sinh đọc tốt, giúp đỡ học sinh đọc yếu ( không cho điểm kém)
2. Bài mới:
* HĐ1: Giới thiệu bài:
- Có thể bằng tranh, ảnh, đồ dùng, vật thật hoặc bằng lời.
- Cần giới thiệu ngắn gọn nhưng lôi cuốn học sinh tập trung chú ý
* HĐ2: Hướng dẫn học sinh đọc:
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lần.
- Gọi học sinh đọc nối tiếp câu, giáo viên rút từ khó
- Phân tích, hướng dẫn học sinh đọc từ khó
- Gọi học sinh đọc từ khó: cá nhân - đồng thanh
- Gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn, giáo viên rút từ giảng nghĩa
- Hướng dẫn học sinh đọc ngắt nghỉ câu văn dài hay nhịp thơ
- Cho học sinh đọc đoạn trong nhóm
- Cho học sinh thi đọc.
- Đọc đồng thanh ( nếu cần)
* HĐ3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
- Cho học sinh lần lượt đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi theo SGK
- Nhận xét, bổ sung
- Liên hệ, GDHS theo nội dung bài
* HĐ4: Luyện đọc lại:
- Cho học sinh đọc cá nhân và trả lời câu hỏi hoặc luyện đọc theo vai.
- Tổ chức trò chơi luyện đọc, hướng dẫn đọc thuộc lòng theo yêu cầu bài dạy
Nhận xét, tuyên dương ( ghi điểm)
3, Củng cố - dặn dò và nhận xét tiết học.
Chúc quý thầy cô sức khỏe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Quế
Dung lượng: 366,37KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)