Chuyen de

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Quế | Ngày 12/10/2018 | 50

Chia sẻ tài liệu: chuyen de thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:











MỘT SỐ QUI ĐỊNH CƠ BẢN VỀ
CÁCH TRÌNH BÀY BẢNG
CỦA MỘT SỐ MÔN HỌC
Ở TIỂU HỌC
CHUYÊN ĐỀ
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
Từ xưa đến nay trong mỗi lớp học
( phòng học) đều được trang bị để phục vụ cho việc dạy và học như : Bảng đen ( bảng lớp), Bàn ghế giáo viên, bàn ghế học sinh. Trong đó bảng đen ( bảng lớp) đóng một vai trò hết sức quan trọng để giúp cho giáo viên truyền thụ hệ thống kiến thức của từng môn học cho học sinh.

Vì bảng đen ( bảng lớp) coi như là một đồ dùng dạy học trực quan , giúp cho giáo viên trình bày bài giảng và giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức của bài học.
Vậy làm thế nào để người giáo viên trình bày bảng một cách tinh tế và khoa học “ đó là lý do chọn đề tài này”.
II/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH :
1/ Thuận lợi :
Hiện nay , trường chúng ta đã được ngành cung cấp đầy đủ cho mỗi phòng học một bảng đen ( bảng lớp) có tính chống lóa, đảm bảo chất lượng, có kích thước về chiều dài, chiều rộng phục vụ tốt cho việc dạy và học ở lớp.
Nhiều thầy(cô) giáo của trường đã biết cách sử dụng trình bày bảng đen ( bảng lớp) theo một trình tự và khoa học trong khi truyền thụ hệ thống kiến thức cho học sinh.
2/ Hạn chế :
Tuy nhiên , trong đó vẫn còn một số Thầy (cô) giáo trong lúc truyền thụ kiến thức cho học sinh, thì việc trình bày bảng còn luộm thuộm , không theo trình tự trên bảng đen ( bảng lớp), cho nên nhìn vào chưa được tinh tế và chưa khoa học.
dẫn đến việc trình bày bảng chưa khoa học chắc chắn rằng việc tiếp thu bài của học sinh cũng không vững chắc.
Vì thế bộ phận chuyên môn đưa ra một số qui định cơ bản về cách trình bày bảng đen ( bảng lớp) của một số môn học ở tiểu học .
III/ MỘT SỐ QUI ĐỊNH CƠ BẢN VỀ CÁCH TRÌNH BÀY BẢNG ĐEN CỦA MỘT SỐ MÔN HỌC Ở TIỂU HỌC :
Từ dưới bàn học sinh nhìn lên , ta trình bày bảng như sau :
Thứ nhất : ở góc bảng phía trên bên phải ( tức là hướng từ cửa vào) : Kẻ 1 khung hình chữ nhật có kích thước (20 x 40 cm) dùng để ghi sĩ số học sinh hàng ngày.
Thứ hai : Ở góc bảng phía trên bên trái ( tức là phía bàn của giáo viên) : kẻ 1 khung hình vuông có kích thước (20 x 20 cm), dùng để ghi ký hiệu lệnh của giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện.
Thứ ba : Tính từ mép bảng phía trên trở xuống :
- Dòng kẻ thứ nhất ( Cách mép bảng phía bên trái) khoảng 70cm ghi thứ…..ngày….tháng….năm……
- Dòng kẻ thứ hai : ghi chủ điểm giáo dục ( bằng phấn màu). Thẳng hàng với thứ..ngày …tháng….năm….
- Dòng kẻ thứ ba : (Căn đúng giữa bảng) : ghi tên của Môn học .(VD: Toán)
- Dòng kẻ thứ tư : (Căn đúng giữa bảng) : ghi tên của bài học . (bằng phấn màu),Tùy theo tựa đề của bài dài ( ngắn) để viết lùi sang trái hay viết lùi sang phải sao cho phù hợp.
- Từ dòng kẻ thứ năm trở xuống : Tùy theo nội dung của từng môn học , bài học, ta có thể chia bảng thành 2 ; 3; 4 phần để trình bày nội dung cung cấp kiến thức mới, cũng như hướng dẫn học sinh luyện tập , thực hành, củng cố kiến thức đã học.( trình bày viết bảng từ trái sang phải).
Cụ thể cách trình bày bảng thể hiện như sau:
1/ Đối với phân môn Tập đọc:
a/ Ở khối 1; 2; 3 : ( trình bày bảng như đã nêu ở trên) tức là :
Từ tựa đề của bài học , để cách 3 dòng trở xuống , rồi chia bảng thành 2 phần bằng nhau .
Phần bên trái : ghi ( Từ khó) , bằng phấn màu.
Phần bên phải : ghi ( Từ ngữ), bằng phấn màu.
b/ Ở khối 4 ; 5 :
Từ tựa đề bài học , để cách 1 dòng trở xuống , Cách mép bảng bên trái khoảng ( 40cm) , ghi “Nội dung chính của bài học ”:…( 3 dòng).
Chia bảng làm 2 phần ghi như trên.
Đến phần hướng dẫn luyện đọc diễn cảm, thì xóa hết phần ghi (từ khó, từ ngữ), để gắn bảng phụ ( có ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn đọc) ở ngay chính giữa bảng, mục đích để h/s dễ theo dõi giáo viên h/dẫn và đọc mẫu.
70cmThứ…ngày…Tháng… năm….
Chủ điểm:
Tập đọc
Cây tre Việt Nam
40cm NỘI DUNG : …………………………
……………………………………..
TỪ KHÓ TỪ NGỮ



KÍ HIỆU
LỆNH
GV
LỚP:
SS:
HD:
VM:
2/ ĐỐI VỚI MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
a/ Cách trình bày bảng ( như đã nêu ở trên).
- Từ dòng ghi tựa đề bài học , cách 1 dòng , chia bảng làm 3 phần.
- Dùng 1/3 bảng ( phần bên trái) để ghi nội dung cung cấp kiến thức mới, hai phần bảng còn lại dùng để luyện tập thực hành các bài tập.
b/ Lưu ý: Mỗi bài tập sau khi làm xong , có thể xóa nội dung bài tập không trọng tâm. Và chỉ để lại nội dung của những bài tập kiến thức trọng tâm , để củng cố kiến thức.
(buộc để lại trên bảng). Cho nên đòi hỏi giáo viên phải xác định những kiến thức nào cần ghi lên bảng.
c/Minh họa
70cm Thứ…ngày…Tháng… năm….
Chủ điểm:
Luyện từ và câu
Câu ghép




Lớp:
SS:
HD:
VM:
3/ ĐỐI VỚI PHÂN MÔN CHÍNH TẢ:
a/ Cách trình bày từ dòng ghi tựa đề bài học ( như đã nêu ở môn tập đọc).
- Số phần bảng còn lại : giáo viên trình bày phần luyện viết từ khó ( xong là xóa hết).
- Tiếp tục dùng bảng để hướng dẫn bài luyện tập.
b/ Minh họa:
70cmThứ…ngày…Tháng… năm….
Chủ điểm:
Chính tả
nghe- viết: Một chuyên gia máy xúc
40cm Từ khó :……………………….
…………………………………
…………………………………….

LỚP:
SS:
HD:
VM:
4/ ĐỐI VỚI MÔN ĐẠO ĐỨC, KHOA HỌC, LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ:
a/ Cách Trình Bày , từ dòng ghi tựa đề bài học ( như môn tập đọc).
Dòng kế tiếp ghi( Bài học):( SGK)
( cách mép bảng bên trái khoảng 40cm)
Tiếp theo ta chia bảng làm 3 phần để trình bày nội dung kiến thức của hoạt động (ngắn gọn, cơ bản) .
b/ Minh họa:
70cmThứ…ngày…Tháng… năm….
Chủ điểm:
Khoa học
Dùng thuốc an toàn
40cm Bài học : …………………………
……………………………………..



LỚP:
SS:
HD:
VM:
5/ ĐỐI VỚI MÔN TOÁN :
A / Đối với bài lý thuyết : ( cung cấp kiến thức mới)
*/ Cách trình bày bảng ( Từ thứ..ngày..tháng……đến dòng tựa đề bài học ) như môn tập đọc.
- Chia bảng làm 3 phần :
Phần bên trái : ghi ví dụ và nhận xét
( cần để lại trên bảng) .
- Phần ở giữa và phần bên phải : ghi bài tập thực hành từ bài 1 đến hết .
*/ Lưu ý : - Mỗi bài tập sau khi làm xong , để lại nội dung kiến thức trọng tâm để củng cố kiến thức , còn lại xóa hết những nội dung kiến thức không trọng tâm .
* /Minh họa :
70cm Thứ….ngày….tháng…. năm
Chủ điểm:
Toán
Phép chia





LỚP:
SS:
HD:
VM:
B/ Đối với bài luyện tập :
*/ Cách trình bày : ( như trên ) . Từ dòng ghi tựa đề bài học trở xuống
- Chia bảng làm 3(4) phần ( Tùy theo vào số lượn bài tập của tiết học đó.
*/ Lưu ý:
- Cứ làm xong mỗi bài tập thì xóa hết nội dung chỉ để lại tên bài, yêu cầu của bài tập đó và bài làm mẫu.
- Tùy dạng bài tập ,ta để lại trên bảng để học sinh chép bài vào vở.
*/ Cách minh họa :
70cm Thứ….ngày….tháng…. năm
Chủ điểm:
Toán
Luyện tập





Lớp:
SS:
HD:
VM:
IV/ TÓM LẠI :
Tùy theo từng môn học , bài học, ta trình bày bảng sao cho phù hợp và khoa học, tránh trình bày bảng rườm rà, tran lan, làm mất đi sự thẩm mĩ của bảng.
Dùng phấn màu để ghi các tiêu đề cho phù hợp .
Trên đây là cách trình bày cơ bản trên bảng đen ( bảng lớp) của một số môn học ở tiểu học.
V/ LƯU Ý CHUNG :
Trong tất cả các môn học nếu có sử dụng bảng nhóm ( từ 2,3,4,5,6 bảng) , thì ta sắp xếp gắn số bảng nhóm đó thành một hàng thẳng kể từ trái sang phải, theo mép bảng ở phía dưới.
Tất cả các bảng nhóm đều được trình bày trên bảng, sau đó chọn một bảng đẹp nhất và có kết quả đúng , để nhận xét cả về hình thức trình bày cũng như kết quả của bài tập .
Từ đó đối chiếu nhận xét các bảng nhóm khác. ( yêu cầu giáo viên phải chuẩn bị bảng nhóm và nam châm đầy đủ).
*/ Cách minh họa :
70cm Thứ…ngày….tháng…. năm
Chủ điểm:
Toán
Luyện tập





LỚP:
SS:
HD:
VM:
Cuối cùng xin chân thành cám ơn quý Thầy cô đã theo dõi lắng nghe và đóng góp ý kiến xây dựng cho chuyên đề được hoàn thiện.



Pró , ngày 6 tháng 10 năm 2009
BỘ PHẬN CHUYÊN MÔN
Chúc quý Thầy cô mạnh khỏe.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Quế
Dung lượng: 94,17KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)