Chuyên đề

Chia sẻ bởi Ngô Thị Hồng Anh | Ngày 12/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: chuyên đề thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Cần Đước , ngày 16/2/2012
MỤC TIÊU
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
NỘI DUNG TẬP HUẤN
1. Về kiến thức
- Giúp người học hiểu được tầm quan trọng của giáo dục chính trị, pháp luật đối với cuộc sống con người và đối với sự phát triển bền vững của quốc gia, cộng đồng.
- Cung cấp cho người học một số kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết thực về các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp và các quy định của pháp luật trong một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội.
- Giúp người học điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hiểu biết trước đây của mình về chính trị, pháp luật.
MỤC TIÊU
MỤC TIÊU
2. Về kĩ năng
- Trang bị cho người học những kĩ năng cần thiết để thực hiện, bảo vệ các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật và vận dụng các quy định pháp luật vào đời sống hàng ngày để giải quyết có hiệu quả các vấn đề thực tế.
- Góp phần hình thành thói quen và kĩ năng tự học, học thường xuyên, học suốt đời.
MỤC TIÊU
3. Về thái độ
- Góp phần hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, tin tưởng vào pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
- Giúp người học có thái độ phê phán đối với những hiện tượng, hành vi vi phạm pháp luật.
- Khuyến khích người học tham gia tuyên truyền vận động mọi người trong gia đình và cộng đồng cùng chấp hành pháp luật .
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình giáo dục pháp luật bao gồm 3 phần :
Phần 1 : Một số vấn đề chung
Phần 2 : Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Phần 3 : Pháp luật trong một số lãnh vực của đời sống xã hội
Mỗi phần có những nội dung và mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức , kĩ năng và thái độ .
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Phần 1 : Một số vấn đề chung
1. Pháp luật và đời sống
2. Bộ máy chính quyền cơ sở
3. Hệ thống chính trị cơ sở
5. Chính sách đối với người nghèo
4. Chính sách đối với người có công , người cao tuổi , người tàn tật , khuyết tật
6. Hệ thống tư vấn pháp luật và trợ giúp quản lý
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Phần 2 : Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
7. Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
8. Quyền bình đẳng trước pháp luật
9. Quyền tham gia quản lý nhà nước , quản lý xã hội
11. Quyền khiếu nại , tố cáo
10. Quyền bầu cử , ứng cử
12. Quyền tự do tín ngưỡng , tôn giáo
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Phần 2 : Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
13. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể ; bất khả xâm phạm về chỗ ở; được đảm bảo an toàn , bí mật về thư tín , điện thoại , điện tín của công dân
14. Quyền được khai sinh , xác định dân tộc , quốc tịch
15. Quyền sở hữu tài sản
17. Quyền và nghĩa vụ lao động
16. Quyền thừa kế
18. Quyền tự do kinh doanh
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Phần 2 : Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
19. Quyền học tập ; quyền nghiên cứu khoa học , kỹ thuật , phát minh , sáng tạo , sáng tạo nghệ thuật
20. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc , bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân
22. Nghĩa vụ đóng thuế
21. Nghĩa vụ tuân theo hiến pháp, pháp luật, chấp hành những quy tắc sinh hoạt cộng đồng
23. Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Phần 3 : Pháp luật trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội
24. Pháp luật thực hiện dân chủ ở xã , phường , thị trấn
25. Pháp luật về đất đai
26. Pháp luật về lao động và việc làm
27. Pháp luật về an toàn giao thông
28. Pháp luật về phòng chống ma túy , mại dâm
29. Pháp luật về phòng chốn HIV/AIDS
30. Pháp luật về bảo vệ môi trường
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Phần 3 : Pháp luật trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội
31. Pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa.
32. Pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm .
33. Pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em .
34. Pháp luật về hôn nhân và gia đình .
35. Pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình .
37. Pháp luật về phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em .
36. Pháp luật về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình .
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình giáo dục pháp luật là chương trình chung cho toàn quốc. Vì vậy Chương trình này chỉ đề cập tới những nội dung chung nhất, những nội dung tương đối ổn định mà mọi người dân trong cả nước cần phải biết. Dựa vào Chương trình này, địa phương tự xây dựng nội dung riêng cho phù hợp với yêu cầu chung của quốc gia và phù hợp với nhu cầu của người học và vấn đề cụ thể của từng địa phương.

1. Phạm vi
Chương trình này được thiết kế linh hoạt, mềm dẻo, không có cấu trúc chặt chẽ theo thời gian, theo thứ tự và theo cấp lớp. Địa phương có thể lựa chọn bất kỳ chuyên đề nào trong chương trình tuỳ theo nhu cầu của người học và yêu cầu của từng địa phương, từng cộng đồng trong từng thời điểm cụ thể, không cần theo thứ tự.
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi
Chương trình này không quy định thời lượng cụ thể cho toàn bộ chương trình, cho từng chuyên đề và cũng không qui định thời gian phải hoàn thành chương trình. Tuỳ theo nhu cầu, điều kiện và khả năng của địa phương, tuỳ theo vốn kinh nghiệm và hiểu biết đã có của người học, thời lượng của Chương trình này có thể nhiều hoặc ít hơn và thời gian thực hiện Chương trình này có thể ngắn hoặc dài hơn .
2. Phương pháp và hình thức dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức học các chuyên đề trong Chương trình giáo dục pháp luật cần chú ý tới sự khác biệt của người lớn so với trẻ em và đặc điểm học tập của người lớn; phải quan tâm tới những khó khăn của người lớn khi tham gia học tập
Người lớn có lòng tự trọng và tính độc lập cao, dễ tự ái khi bị xúc phạm. Vì vậy, khi hướng dẫn người lớn học cần phải : Tôn trọng họ với tư cách là người lớn, tôn trọng những kinh nghiệm, hiểu biết đã có của họ.
Người lớn đi học có mục đích rõ ràng, nhằm giải quyết những vấn đề trong đời sống, trong lao động sản xuất của bản thân và của cộng đồng để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho bản thân, gia đình. Cho nên, nội dung học phải thiết thực, không thể áp đặt. Do vậy, khi hướng dẫn người lớn học phải chú ý :
+ Vốn kinh nghiệm, hiểu biết đã có của họ, phải tạo điều kiện cho họ được tham gia, được phát biểu, được chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết đã có của mình.
+ Liên hệ thực tế, người thực, việc thực ở địa phương, cần tạo điều kiện cho họ được thực hành càng nhiều càng tốt.

Khi hướng dẫn người lớn học các chuyên đề giáo dục pháp luật, cần phải quán triệt một số nguyên tắc sau:
+ Nguyên tắc tôn trọng người học với tư cách là người lớn, người có nhiều kinh nghiệm;
+ Nguyên tắc không áp đặt;
+ Nguyên tắc tham gia: người học được hoạt động, được tham gia, được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, được học tập lẫn nhau, được tự phát hiện vấn đề, tự giải quyết vấn đề, tự rút ra kết luận;
+ Nguyên tắc học gắn liền với hành, với thực tiễn, trực quan sinh động;
+ Nguyên tắc thiết thực, vận dụng ngay; nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ.

Tóm lại
Tóm lại
Vai trò của GV ( Hướng dẫn viên ) :
Khi hướng dẫn các chuyên đề trong Chương trình giáo dục pháp luật không phải chỉ là người cung cấp thông tin, mà chủ yếu là người tổ chức, người hướng dẫn, gợi ý, động viên; đồng thời khuyến khích sử dụng các hình thức và phương pháp dạy học : vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm, sắm vai, đóng kịch, nghiên cứu tình huống, trò chơi học tập, cá nhân tự nghiên cứu và trình bày trước tập thể, tổ chức cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, hái hoa dân chủ, thi tiểu phẩm với các chủ đề pháp luật,...
3. Phuong ti?n d?y h?c

Một số phương tiện thường được sử dụng khi thực hiện Chương trình giáo dục pháp luật bao gồm:
- Phương tiện in ấn: Tranh, ảnh tư liệu, áp phích; tờ rơi, sách mỏng, bài báo, bản tin, tạp chí,...
- Phương tiện nghe, nhìn: băng hình, đĩa hình, băng cat set, các chương trình truyền thanh, truyền hình,..

4. Đánh giá kết quả học tập của học viên

Việc đánh giá kết quả học tập của học viên về các chuyên đề trong Chương trình giáo dục pháp luật nhằm động viên khuyến khích người học, giúp người học điều chỉnh cách học, bổ sung kiến thức nếu thấy cần thiết, nhằm giúp giáo viên/hướng dẫn viên thay đổi cách hướng dẫn hoặc bổ sung, hướng dẫn thêm nếu thấy cần thiết.
Đánh giá kết quả học tập của học viên có thể được thực hiện qua phiếu trắc nghiệm, qua bài thu hoạch hoặc qua kế hoạch hành động, qua kết quả thực tế vận dụng kiến thức đã học vào thực tế,...

Trong quá trình thực hiện chương trình , giáo viên/hướng dẫn viên có thể thay đổi trật tự các chuyên đề hoặc không học các chuyên đề không thích hợp, tập trung thời gian vào các chuyên đề phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tuỳ thuộc vào nhu cầu, điều kiện và kinh nghiệm, hiểu biết đã có của từng nhóm đối tượng mà giáo viên/hướng dẫn viên lựa chọn nội dung , các vấn đề cụ thể và bố trí thời lượng phù hợp nhằm đạt được mục tiêu của chương trình.
5. Vận dụng chương trình
TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Hồng Anh
Dung lượng: 1,09MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)