Chuyen de

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Hương | Ngày 12/10/2018 | 57

Chia sẻ tài liệu: chuyen de thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ
ĐỔI MỚI PHƯƠNG
PHÁP DỰ GIỜ
Chương I: Dự giờ: Quan sát những gì ?
1. Giới thiệu
Chúng ta đã bàn về việc thay đổi cách nhìn của chúng ta đối với các giờ học. Theo đó chúng ta cần phải chấp nhận mọi đối tượng học sinh (HS) và quan tâm đến từng em như một cá nhân hoàn thiện. Từ đó cũng cần thiết phải nhấn mạnh việc lưu ý đến từng diễn biến nhỏ trong quá trình dạy và học.
1 Giới thiệu
Trên cơ sơ chú ý đến tất cả những điểm đó mục đích của chương này nhằm thảo luận và xác định xem cần phải dự giờ như thế nào? Cần phải thay đổi như thế? Trước hết cần xác định lại ý nghĩa của việc dự giờ. Sau đó, cần xác định ưu tiên hàn đầu của việc dự giờ là tập trung quan sát thực tế học tập của HS
1. Giới thiệu
Chương này được chia thành 5 phần nhằm tập trung thảo luận các điểm nêu trên.

2. Bạn đã thực sự dự giờ chưa?
Tại sao chúng ta phải dự giờ? Bạn nghĩ gì về điều này? Ở dây , người viết muốn nhấn mạnh rằng chúng ta dự giờ là để nâng cao năng lực chuyên môn của mình. Nói cụ thể hơn là chúng ta dự giờ để học hỏi lẫn nhau. Theo những nghiên cứu đã được tiến hành trên khắp thế giới, có thể nói sự pát triển chuyên môn của mỗi giáo viên bao gồm sự phát triển của giáo viên đó về mặt kiến thức, kĩ năng, năng lực đánh giá và đóng góp cho sự phát triển chuyên môn của những người khác.
Vậy câu hỏi được đặt ra ở đay là “học tập” thông qua dự giờ và thảo luận là gì. Mục tiêu của chúng ta là phải đổi mói từng giờ học. Ý nghĩa của điều này không chỉ dừng lại ở việc học cách viết các kế hoạch bài học mà ở đây hướng chú ý vào thực tế lớp học. Nhiều giáo viên thường cảm thấy thoải mái, vui vẻ khi họ học được nhiều cách viết kế hoạch bài học khách nhau.
2. Bạn đã thực sự dự giờ chưa?
Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là bao nhiêu giáo viên có thể thực sự thay đổi thực tế lớp học của mình bằng việc đó? Có lẽ rất ít giáo viên có thể làm được như vậy. Do đó, chúng ta cần phải tìm hiểu tình hình thực tế lớp học của chúng ta, cũng như các cách nhìn nhận nào của chúng ta về giáo dục được thể hiện trong bài học
2. Bạn đã thực sự dự giờ chưa?
Chúng ta đã có các buổi sinh hoạt chuyên môn (SHCM) là một dịp để cung cấp cho giáo viên cơ hội học tập lẫn nhau. Các hoạt động được tiến hành trong SHCM thường là dự giờ và thảo luận rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là liệu các buổi SHCM đã thực sự trở thành những buổi họp cởi mở trong trường bạn hay chưa? Phải chăng SHCM vẫn chỉ là dịp để chúng ta đánh giá lẫn nhau thay vì học hỏi lẫn nhau?
2. Bạn đã thực sự dự giờ chưa?
Như chúng ta thấy đó, đối với những người có quyền hành như Hiệu trưởng hoặc các cán bộ quản lí khác thì việc dự giờ và thao luận rút kinh nghiệm thường đồng nghĩa với việc” đánh giá” kĩ năng dạy học và năng lực chuyên môn của giáo viên dạy minh hoạ.SHCM là một phần trong các tiêu chí đánh giá giáo viên ,ở đó các giáo viên trong trường tập họp lại để xem xét,đánh giá kĩ năng dạy học và năng lực chuyên môn của nhau.Do đó có một số giáo viên chỉ cần nghĩ đến SHCM là đã thấy rất áp lực rồi.
2. Bạn đã thực sự dự giờ chưa?
Trong một số trường hợp khác,người viết đã được nghe ý kiến phản ánh rằng nhiều giáo viên có xu hướng cho rằng họ có thể học được rất ít từ đông nghiệp của mình thông qua dự giờ và họp rút kinh nghiệm.Điều này là do hầu hết giáo viên khi dạy đều bám sát sách giáo viên và các tài liệu hướng dẫn khác dành cho giáo viên, vì vậy các bài học do họ tiến hành ít nhiều đều giống nhau.Chính vì vậy mà giáo viên cảm thấy chán dự giờ và thảo luận rút kinh nghiệm ,từ đó không còn tích cực tham gia SHCM một cách có ý nghĩa nữa.
2. Bạn đã thực sự dự giờ chưa?
Chúng ta cần phải xem xét giải quyết hai cách nghĩ “SHCM là để đánh giá”và “không học được gì qua dự giờ và thảo luận” này. Ở phần dưới đây chúng ta sẽ thảo luận về tùng cách nghỉ đó. Trước hết hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao dự giờ và thảo luận rút kinh nghiệm chỉ để đánh giá là không phù hợp trong SHCM. Ở đây có 3 điểm cần tìm hiểu: Tập trung vào việc dạy của giáo viên; mối quan hệ không bình đẳng; và ám ảnh về hiệu quả dạy học.
2. Bạn đã thực sự dự giờ chưa?
Nếu việc dự và thảo luận rút kinh nhiệm là nhằm đánh giá thì rõ ràng là trọng tâm của dự giờ và thảo luận rút kinh nghiệm sẽ chỉ là việc dạy của giáo viên. Nếu chúng ta chỉ tập chung chú ý vào việc dạy của giáo viên thì chúng ta sẽ không thể chú ý đến thực tế học tập của học sinh được nữa. Từ đó, chúng ta sẽ khó có thể hiểu sâu sắc về tình hình tổng thể của lớp học.
2. Bạn đã thực sự dự giờ chưa?
Bên cạnh đó, các quan điểm có tính đánh giá liên quan tới một giả định ngầm: Bạn, tức là người dự giờ giỏi hơn giáo viên dạy minh hoạ. Nói cách khác, bạn toả trong một tâm thế có thể nói bất cứ điều gì mình muốn nói mà chẳng màng đến việc mình có thể làm được những điều như mình nói không. Thế nhưng giáo viên dạy minh hoạ phải chấp nhận bất cứ điều gì bạn nói ra. Nếu bạn đánh giá đồng nghiệp của mình, học có thể bị những lời nói của chúng ta làm tổn thương. Ngược lại, bạn cũng có thể bị những lời nói của đồng nghiệp làm tổn thương
2. Bạn đã thực sự dự giờ chưa?
Bên cạnh đó,các quan điêm mang tính đánh giá thường dẫn đến việc thảo luận và kết qủa dạy học của giáo viên thay vì bối cảnh học tập cũng như tiến trình học tập của học sinh .Một lần nữa ,cần nhấn mạnh rằng chúng ta phải tập trung xem HS đã học như thế nào trong giờ học mà chúng ta vừa dự .
2. Bạn đã thực sự dự giờ chưa?
Nếu chúng ta đánh giá giờ học ,hay duy trì quan điểm đánh giá trong suy nghĩ của mình trong khi quan sát ,dự giờ có xu hướng đánh giá xem GV đã đạt được những mục tiêu đặt ra cho bài học từ trước hay chưa hoặc đã đảm bảo truyền tải được hết dung lượng kiến thức đến HS hay chưa .Những cách nhìn như vậy sẽ làm hạn chế khả năng quan sát và cảm nhận chi tiết của chúng ta về việc học tập của HS trong giờ học .
2. Bạn đã thực sự dự giờ chưa?
Từ tất cả những điều nêu trên chúng ta có thể thấy các quan điểm mang tính đánh giá không thể mang đến cho chúng ta những mối quan hệ tốt hơn ,than thiện hơn và trợ giúp nhau hơn được .Quan điểm đó cũng không thể tạo nên một bầu không khí trong đó chúng ta có thể thoải mái bày tỏ với đồng nghiệp của mình về những khó khăn chúng ta gặp phải trong giờ học
2. Bạn đã thực sự dự giờ chưa?
Điều này là cực kỳ nguy hiểm đối với việc phát triển chuyên môn của GV ,bởi vì việc phát triển chuyên môn của GV gắn liền với các mối quan hệ trong nhà trường ,giữa GV với hiệu trưởng ,cũng như giữa GV với nhau. Tiếp theo ,chúng ta hãy cùng xem xét những ý kiến cho rằng chúng ta chẳng thể học hỏi được điều gì từ các đồng nghiệp trong trường học bởi vì các GV trong đều dạy theo các tài liệu giống nhau và theo các cách giống nhau .
2. Bạn đã thực sự dự giờ chưa?
Ở đây chúng tôi muốn đặt câu hỏi có thực sự là như vậy không ?,có thể bạn sẽ nghĩ rằng :có gì đâu ,tôi biết rồi !.Nhưng hãy nhìn xem,tình hình các giờ học các giờ học cũng đều giống nhau cả thôi
2. Bạn đã thực sự dự giờ chưa?
Đúng vậy chúng ta hơi thiếu can đảm để có thể tạo ra và chấp nhận những ý kiến khác nhau trong lớp học .HS của chúng ta không phải là những con heo làm cảnh trong nhà .Các em bao giờ cũng có những ý kiến và ý tưởng khác nhau .Do đó chúng ta cần phải khuyến kích GV hướng tới những sự khác biệt trong ý của học sinh chứ không phải là thống nhất ý kiến của các em.
2. Bạn đã thực sự dự giờ chưa?
Tuy nhiên, dù có là như vậy thì các bạn, với tư cách là người dự giờ, cần phải trả lời những câu hỏi sau đây: Có phải học sinh ở bất cứ lớp nào, trường nào cũng giống nhau hay không? Có phải giáo viên ở bất cứ nơi đâu cũng giống nhau hay không? Có phải họ đều có những suy nghĩ giống nhau về giáo dục hay không? Không thể được; bởi vì họ đều là những con người chứ không phải là những c̉ỗ máy hay ro-bốt.
2. Bạn đã thực sự dự giờ chưa?
Những hòa cảnh, ý tưởng phản ứng của họ chắc chắn phải khác nhau. Chúng ta cần phải tinh ý, nhạy cảm hơn đối với những sự khác biệt dù là rất nhỏ. Mặc đù có những người cho rằng ý kiến của họ cũng trùng với ý kiến của người khác nhưng nếu họ nói hoặc viết ra những ý kiến đó thì thường bao giờ cũng có sự khác biệt. Chúng ta chỉ có thể học được từ những sự khác biệt chứ không phải là những sự trùng khớp.
2. Bạn đã thực sự dự giờ chưa?
Sẽ là không đúng nếu cho rằng chúng ta không thể học được gì từ người khác: chúng ta vẫn còn thiếu thực hành, cũng như lý thuyết để có thể tìm ra được những sự khác biệt nhỏ. Ở những phần tiếp theo chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn về vấn đề này.
2. Bạn đã thực sự dự giờ chưa?
3. Chỉ quan sát việc dạy học của giáo viên.
Thường thì chúng ta ngồi ở đâu khi dự giờ các tiết học của đồng nghiệp? Không chỉ riêng ở Việt Nam mà ở khắp các nước trên thế giới, trong rất
nhiều trường hợp, người dự giờ thường được sắp xếp chỗ ngồi sao cho họ có thể theo dõi tiến trình giờ học. Vị trí ngồi dự giờ như vậy sẽ khiến cho người dự giờ chỉ quan sát việc dạy học của giáo viên và khiến cho họ quan tâm nhiều hơn đến việc giáo viên tiến hành giờ học như thế nào. Trong khi đó, sẽ rất khó cho chúng ta quan sát việc học của học sinh.
3. Chỉ quan sát việc dạy học của giáo viên.
Tuy nhiên, ở đây một lần nữa chúng ta lại cần phải xem xét giờ học là nhằm làm gì và dành cho ai. Giờ học để đảm bảo cho mọi HS đều có cơ hội học tập. Tuy nhiên chỉ tham gia thôi thì chưa đủ mà HS cần phải có cơ hội để được học tập thật sự. Để đạt được mục đích này, chúng ta cần biết them về những khó khăn, chiều sâu và niềm vui học tập của HS trong các giờ học.
Các cách nhìn nhận về việc dự giờ cũng cần dựa trên những khía cạnh này. Như đã đề cập ở trên, năng lực chuyên môn của GV được phát triển thông qua hoạt động dự giờ và thảo luận, phản hồi về những tác động khác nhau của các hành vi dạy học và tài liệu dạy học đối với HS. Nói cách khác, các trải nghiệm học tập của học sinh không nhất thiết trùng khớp với ý đinh hay nỗ lực của GV.
3. Chỉ quan sát việc dạy học của giáo viên.
Mặc dù GV có nhứng mục đích nhất định khi tiến hành bài học nhưng HS sẽ trải nghiệm bài học theo nhũng cách khác nhau với mục đích đó, và điều này rất thường xuyên xảy ra. Sự không nhất quán như vậy trong giao tiếp giữa người với người là điều dễ thấy, ngayy cả trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
3. Chỉ quan sát việc dạy học của giáo viên.
Vì thế chúng ta cần phải luôn luôn đặt các giả định về việc HS sẽ nhận thức và lĩnh hội bài học như thế nào. Dự giờ và thảo luận rút kinh nghiệm về việc học của HS sẽ giúp chúng ta rèn luyện năng lực đó. Chúng ta hảy cùng tìm hiểu sâu hơn một chút về khả năng thiết kế và khả năng phản ứng nhanh. Nhìn chung quá trình bài học luôn thay đổi cho dù bạn có để ý hay không. Ý kiến và suy nghĩ của HS thay đổi từng phút nột.
3. Chỉ quan sát việc dạy học của giáo viên.
Trong nhiều trường hợp, sẽ có những khác biệt so với những gì bạn đã dựu đoán trước khi tiến hành bài học. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào để phản ứng lại với nhứng khác biệt đó. Chúng ta không nên nói: HS phải chịu trách nhiệm, nếu chúng ta quy các vấn đề cho HS thì nguyên nhân gốc của vấn đề cuối cùng cùng cũng sẽ quay trở lại phía chúng ta.
3. Chỉ quan sát việc dạy học của giáo viên.
Bạn cần phải tự đặt cho mình những câu hỏi sau: cứ coi như vấn đề là từ phía HS, vậy bạn đã làm được gì cho các em? Bạn có xử lý tình huống như một giáo viên chuyên nghiệp hay không? Là GV chuyên nghiệp,, chúng ta cần tận dụng cả những khác biệt và khó khắn để đó để làm điểm tựa khiến cho bài học trở nên sâu hơn. Chúng ta hãy quay trở lại việc dự giờ trong lớp học.
3. Chỉ quan sát việc dạy học của giáo viên.
Ở phần trước chúng ta đã nhấn mạnh rằng dự giờ và thảo luận về thực tế học tập của HS là gì? Làm thế nào chúng ta có thể năm bắt được điều đó? Ở đây chúng tôi muốn đưa ra ba điểm cần lưu ý trong dự giờ, đó là:
-Trong tình huống nào thì HS bắt đầu miệt mài học tập?
- Trong tình huống nào HS ngừng tập trung vào việc học?
- Bạn đã học được gì qua dự giờ?
3. Chỉ quan sát việc dạy học của giáo viên.
Tập trung vào việc học của HS, đặc biệt nhấn mạnh vào lúc HS bắt đầu và dừng việc học là nhằm biết về bối cảnh học tập của các em. Người dự giờ trước tiê phải trách nhiệm hiểu bối cảnh học tập củ aHS trong lớp học, sau đó sắp xếp, tổ chức lại các yếu tố, sự việc đẻ tìm ra lý do tại sao lại có những bối cảnh như thế.
3. Chỉ quan sát việc dạy học của giáo viên.
4. Bạn có nghĩ “ Nếu tôi dạy giờ này…”

Trong khi dự giờ, có bao giờ bạn nghĩ “ Nếu tôi dạy giờ này”? cụ thể hơn là nếu tôi dạy giờ này, tôi sẽ làm đều này, tôi sẽ làm điêu kia… trong trường hợp đó, có lẽ bạn cho rằng giờ học bạn vừa dự giờ là kém. Đúng, có thể bạn có kỹ năng tốt hơn giáo viên được dự giờ.
Tuy nhiên, đối với mỗi bài học, có thể có hàng trăm, hàng nghìn cách dạy khác nhau. Cách của bạn có thể là thích hợp, nhưng còn có nhiều những lựa chọn khác nữa. Ý nghĩ đã bộc lộ một số vấn đề, không chỉ là vấn đề lựa chọn phương án dạy học. Điều này trước hết cho thấy người dự giờ của các bạn trong việc đánh giá phẩm cách cảu đồng nghiệp. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tự nhắc nhở phải tôn trọng đồng nghiệp.
4. Bạn có nghĩ “ Nếu tôi dạy giờ này…”

Chúng ta nên nhơ rằng bản than chúng ta cúng không hoàn hảo. Chúng ta hảy coi việc không ai trong số chúng ta hoàn hảo là một điều hiễn nhiên, và đó cũng chính là lý do tại sao tất cả chúng ta cần phát triễn năng lực của mình. Điề quan trọng ở đây là chúng ta đang đối diện với chính mình thong qua việc dự giờ các GV khác.
4. Bạn có nghĩ “ Nếu tôi dạy giờ này…”

Đây chính là nguồn gốc của sự phát triển chyên môn của chúng ta: cân nhắc kỹ lưỡng về các tình huống chúng ta đã gặp, xem xét liệu có phương án nào khác trong những tình huống như vậy hay không. Sau đó chúng ta cần suy nghĩ xem chúng ta có thể gọt giũa bài học đó một chút như thế nào. Những ý kiến này của chúng ta cũng phải dựa trên thực tế mà chúng ta quan sát được trong lớp học.
4. Bạn có nghĩ “ Nếu tôi dạy giờ này…”

5. Kết luận:
Trên đây chúng ta đã thảo luận về cách thức dự giờ. Những điểm chính mà chúng ta đã thảo luận ó thể chia thành ba phần: thứ nhất, chúng ta cần phải xác định lại ý nghĩa của việc dự giờ. Măc dù chúng ta có xu hướng dự giờ để đánh giá, chúng ta nên đổi thành dự giờ để học tập. Thứ hai, trong khi thảo luận chúng ta nên tập trung vào thực tế học tập cua HS.
Chúng ta thường có xu hướng thảo luận về việc dạy của GV, nhưng hiểu được thực tế học tập củ aHS mới là nền tảng cho sự phát triễn chuyên môn của GV. Nói cách khác , những gì HS trãi qua có thể khác so với những gì chúng ta phán đoán hay mong đợi. Chúng ta cần phải hòa nhập với các em và tạo cho các em cơ hội học tập thật sự. Để đạt được mục đích đó, chúng ta pahir luôn luôn biết được HS đang trãi nghiệm những gì trong giờ học.
5. Kết luận:
Thứ ba, chúng ta cần thay đổi suy nghĩ của mình từ chỗ cho rằng sinh hoạt chuyên môn để buộc tội lẫn nhau thành sinh hoạt chuyên môn để suy ngẫm, phản hồi. Thong qua việc dự giờ các GV khác, chúng ta cần phải nhình lại chính mình. Chúng ta cần nhớ lại mình đã phản ứng như thế nào trong những tình huống như vậy và bây giờ, một lần nữa, chúng ta nên làm như thế nào đối với những tình huống tương tự trong tương lai.
5. Kết luận:
CHƯƠNG II
HỌC TẬP TỪ VIỆC DỰ GIỜ :
VIỆC HỌC CỦA HỌC SINH VÀ KẾ HOẠCH BÀI HỌC SAU LÊN LỚP

1.Giới thiệu
Ở chương trước chúng ta đã thảo luận về cách thức dự giờ ,trong đó có 3 điểm được nhấn mạnh cần thay đổi nếp nghĩ của chúng ta từ chỗ sinh hoạt chuyên môn là để suy ngẫm ,phản hồi .
1.Giới thiệu
Tiếp theo ,chúng ta cần thảo luận xem suy ngẫm ,phản hồi về bài học vừa dự giờ theo cách nhìn mới đó như thế nào .Ở chương này chúng ta sẽ đề cập ở vấn đề đó .
Vì cần có sự thay đổi quan niệm đối với việc dự giờ cho nên chúng ta cần phải cải tiến cách nhìn ,cách đưa ý kiến ,chuyển từ phê bình ,chì trích về những thất bại trong quá trình dạy và học sang chia sẻ những khó khăn gặp phải .Hơn nữa để thiết kế lại các bài học trên cơ sở những thực tế đã học trong giờ học .
1.Giới thiệu
Chương này được chia làm 4 phần:
Giới thiệu
Tác phong dự giờ
Những vị trí tiến hành dự giờ
Ý kiến đóng góp của những người dự giờ
2.Tác phong dự giờ

HS không phải là công cụ phục vụ cho việc nghiên cứu của GV ,là GV chúng ta phải luôn luôn cung cấp cho học sinh những bài học tốt nhất .tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng cung cấp được những bài học hay cho các em,do đó GV phải tiến hành nghiên cứu bài dạy và sự hợp tác của HS .Nhờ các em mà chúng ta mới có được cơ hội học tập để cải tiến các bài học của mình.
2.Tác phong dự giờ

Vì thế chúng ta không nên quấy rầy HS trong khi dự lớp ,không nên gây áp lực đối với các em ,không được nói chuyện với các em ,không được mượn sách vở của các em ,mượn bàn ghế,không được nói chuyện với người dự giờ khác tại lớp…..ta cũng tránh giới thiệu với các em như: Hôm nay chúng ta có các cán bộ ,các thầy ,cô đến dự lớp chúng ta ,vậy chúng ta vỗ tay thật to chào mừng ,bởi vì các em HS ,chứ không phải các vị khách kia ,mới là những nhân vật chính trong buổi dạy hôm đó.
A .LÝ THUYẾT
Chuyên đề : Đổi mới phương pháp dự giờ
I.MỤC TIÊU: GIÚP GV

- Phát huy tính sáng tạo,chủ động và tích cực.
- đảm bảo tính trực quan và khơi dạy hứng thú trong giảng dạy
- phát triển khả năng tự học hỏi ở đồng nghiệp để nâng cao tay nghề
- đổi mới phương pháp luôn gắn liền với đổi mới cách tổ chức
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ

1.Thuận lợi
-BGH luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện để hoàn thành
-Nguồn công nghệ thong tin đa dạng phong phú
- tinh thần đoàn kết đóng góp ,xây dựng của cả tập thể hội đồng sư phạm
2.Khó khăn
- Trang thiết bị còn hạn chế ,phòng học chưa phù hợp cho việc sử dụng trình chiếu.
- Việc sử dụng máy móc chưa được thành thạo
- Tìm hiểu ,tham khảo ở một số sách báo còn hạn chế
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa được đào tạo chuyên sâu
III. NỘI DUNG

1.Cơ sở lý luận
Trong sự nghiệp giáo dục hiện nay ,theotinh thần đổi mới phương pháp dạy ,trong đó người giáo viên luôn giữ vai trò tổ chức chỉ đạo HS tích cực chủ động nắm tri thức ,tạo cho HS sự tham gia hứng thú và trách nhiệm của người tổ chức các hoạt động. Người GV đảm nhận vai trò xây dựng kế hoạch hoạt động và tác hợp
Cơ sở lý luận
Người học được người dạy theo sát giúp đỡ trong quá trình học nên tích cực ,tự giác và thể hiện năng động trong hoạt động học ,kết quả cuối cùng là HS đã tiếp thu được những nguồn tri thức mới .Bằng sự khám phá của bản thân với sự định hướng ,giúp đỡcủa GV. tự mình khám phá ra tri thức HS sẽ cảm nhận được sự hứng thú say mê và yêu mến môn học hơn so với cách HS tiếp nhận một cách thụ động từ GV.
2.Đặc điểm của chuyên đề

- GV đi dự giờ học tập rút kinh nghiệm ,khắc phục những thiết sót mà mình còn mắc phải
- Người dạy cảm thấy thoải mái ,không bị gò ép hay rập khuôn
- Tổ chuyên môn không cần lên lịch dự giờ mà GV tự giác đi dự giờ vào các tiết trống của mình theo thời khóa biểu
-Người dự không phải đánh giá,nhận xét tiết dạy mà chủ yếu là quan sát những hoạt động của HS
3.Những vị trí tiến hành dự giờ
Những vị trí tiến hành dự giờ
Ta nên đứng ở vị trí nào để quan sát khi dự giờ? Chúng ta nên quan sát giờ dạy ở những vị trí từ đó ta có thể nhìn thấy nét mặt HS một cách rõ ràng .Ta muốn biết HS học tập như thế nào ,chứ không phải xem GV dạy hoặc đảm bảo việc việc học tập của HS như thế nào ,do đó ta nên đứng ở vị trí nơi ta có thể quan sát tất cả các em một cách rõ ràng .Ví dụ như ở phía.
Vị trí tiến hành dự giờ
Trước lớp học như trong hình





Vì diện tích lớp có hạn nên GV dự giờ chỉ nên dùng ghế ngồi không nên dùng bàn để ta có thể quan sát các em hoạt động và nét mặt của các em .
Những lý do mà chúng tôi đưa ra ở đây là bởi :

-Trước đây GV ngồi ở cuối lớp sau lưng HS ,cúi xuống bận rộn ghi chép mà không quan sát nét mặt của các em,đồng thời cũng ghi vào sổ tay những gì của GV trong tiết dạy mà thôi. Ta cần tránh kiểu dự giờ này vì 2 lý do:
- Chúng ta sẽ không quan sát được HS là những nhân vật trung tâm.

Những lý do mà chúng tôi đưa ra ở đây là bởi :

Chúng ta không quan sát được nét mặt một cách cẩn thận vì chúng bận ghi chép Chúng ta cần chuyển đối tượng từ GV sang HS ,và quan sát kỹ xem các em cảm nghĩ thế nào trong giờ học bằng cách chỉ ghi chép khi nào thật sự cần thiết.
4.Ý kiến đóng góp của người dự giờ
Trong phần phát biểu của mình sau khi dạy ,người dạy có thể báo cáo lại tình huống nào diễn ra tốt đẹp ,phần nào chưa đạt kết quả hoặc người đó gặp kos khăn trong viieecj đáp lại HS như thế nào,hoặc các GV dự giờ có thể nhìn thấy những thay đổi của HS thông qua lời nói hoặc nét mặt ,và những tình huống đó có thể là những điểm nổi trội quan trọng của bài.
4.Ý kiến đóng góp của người dự giờ
Thông qua quá trình khám phá và học hỏi lẫn nhau của GV ,điểm lợi là tất cả các GV có thể cùng nhau hợp tác nhằm làm sáng tỏ những gì mà người dự không nhận rõ ràng hoặc những gì họ chưa thực sự quan tâm chú ý.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Hương
Dung lượng: 440,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)