Chuyên đề
Chia sẻ bởi Nguyễn Mỹ Phượng |
Ngày 12/10/2018 |
40
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Lê Thị Trúc Giang
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN
Năm học 2010-2011
Chào mừng Quý Thầy cô về dự
Chuyeân ñeà
Phöông phaùp giaûng daïy moân toaùn lôùp 5
Chuyên đề
Phương pháp giảng dạy môn toán lớp 5
I/ MỤC TIÊU DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5
Dạy học Toán 5 nhằm giúp HS:
1/ Về số và phép tính:
- Bổ sung những hiểu biết cần thiết về phân số thập phân, hỗn số để chuẩn bị học số thập phân.
Biết khái niệm ban đầu về số thập phân; đọc, viết, so sánh, sắp thứ tự các số thập phân.
Biết cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân (kết quả phép tính là số thập phân có không quá ba chữ số ở phần thập phân). Biết cộng, trừ các số đo thời gian có đến hai tên đơn vị đo; nhân (chia) các số đo thời gian có đến hai tên đơn vị đo với cho số tự nhiện (khác 0).
Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng về số thập phân để: Tính gái trị của biểu thức có đến ba dấu phép tính; tìm một thành phần chưa biết của phép tính; tính bằng cách thuận tiện nhất; nhân (chia) một số thập phân với (cho) 10, 100, 1000, . (bằng cách chuyển dấu phẩytrong số thập phân).
- Ôn tập, củng cố, hệ thống hóa những kiến thức và kĩ năng cơ bản về số và phép tính (với số tự nhiên, phân số đơn giản, số thập phân).
2/ Về đo lường:
- Biết tên gọi, kí hiệu, quan hệ giữa một số đơn vị đo diện tích, thể tích thông dụng (chẳng hạn, giữa km2 và m2, giữa m3 và dm3, giữa dm3 và cm3).
- Biết viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích, thời gian dưới dạng số thập phân.
3/ Về hình học
- Nhận biết được hình thang, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ, hình cầu và một số dạng của hình tam giác.
- Biết tính chu vi, diện tích hình tam giác, hình thang, hình tròn.
- Biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
4/ Về giải bài toán có lời văn
Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến bốn bước tính, trong đó có:
- Một số dạng bài toán về quan hệ tỉ lệ (Khi giải các bài toán thuộc quan hệ "tỉ lệ thuận", "tỉ lệ nghịch" không dùng các tên gọi này; có thể giải bài toán bằng cách "rút về đơn vị" hoặc bằng cách "tìm tỉ số").
- Các bài toán về tỉ số phần trăm: Tìm tỉ số phần trăm của hai số; tìm giá trị tỉ số phần trăm của một số cho trước; tìm một số biết giá trị tỉ số phần trăm của số đó".
- Các bài toán có nội dung hình học liên quan đến các hình đã học.
6/ Về phát triển ngôn ngữ, tư duy và góp phần hình thành nhân cách của HS:
- Biết diễn đạt một số nhận xét, quy tắc, tính chất,. bằng ngôn ngữ (nói, viết dưới dạng công thức,.) ở dạng khái quát.
- Tiếp tục phát triển (ở mức độ thích hợp) năng lực phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, cụ thể hóa; bước đầu hình thành và phát triển tư duy phê phán và sáng tạo; phát triển trí tưởng tượng không gian,.
- Tiếp tục rèn luyện các đức tính: Chăm học, cần thận, tự tin, trung thực, có tinh thần trách nhiệm,.
5/ Về một yếu tố thống kê:
- Biết đọc các số liệu trên biểu đồ hình quạt.
- Bước đầu biết nhận xét về một số thông tin đơn giản thu thập từ biểu đồ.
II/ SÁCH GIÁO KHOA TOÁN 5
1/ SGK Toán 5 là tài liệu học tập chủ yếu về môn Toán của HS lớp 5. SGK Toán 5 đã được biên soạn, thử nghiệm, điều chỉnh, hoàn thiện theo chương trình môn Toán ở Tiểu học (trong đó chuẩn kiến thức và kĩ năng của môn Toán ở lớp 5). Đây là cơ sở rất quan trọng để GV tiến hành dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học Toán của HS).
2/ Theo chương trình môn Toán ở lớp 5, nội dung Toán 5 chia tah2nh 175 bài học, hoặc bài thực hành, luyện tập, ôn tập, kiểm tra. Mỗi bài thường được thực hiện trong một tiết học, trung bình mỗi tiết học kéo dài 40 phút. Để tăng cường luyện tập, thực hành, vận dụng các kiến thức và kĩ năng cơ bản, nội dung dạy học về lý thuyết đã được tin giản trong quá trình thử nghiệm và hoàn thiện SGK Toán 5, chỉ lựa chọn các nội dung cơ bản và thiết thực.
Đặc biệt, SGK Toán 5 rất quan tâm đến ôn tập, củng cố, hệ thống hóa các kiến thức và kĩ năng cơ bản của chương trình môn Toán ở Tiểu học; hình thức ôn tập chủ yếu thông qua luyện tập, thực hành (xem bảng dưới đây).
TỈ SỐ, PHẦN TRĂM GIỮA THỜI LƯỢNG DẠY HỌC LÝ THUYẾT; THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP, ÔN TẬP, KIỂM TRA SO VỚI TỔNG SỐ TIẾT.
III/ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN 5
1/ Phương pháp dạy học bài mới:
a) Giúp HS tự phát hiện và giải quyết vấn đề của bài học
GV hướng dẫn HS tự phát hiện vấn đề của bài học rồi giúp HS huy động những kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy để tự mình (hoặc cùng các bạn trong từng nhóm nhỏ) tìm mối quan hệ của vấn đề đó với các kiến thức đã biết (đã được học ở các lớp trước hoặc đã có trong vốn sống của bản thân,.) rồi tự tìm cách giải quyết vấn đề.
Ví dụ: Khi dạy bài "So sánh số thập phân" GV có thể hướng dẫn HS tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học. Chẳng hạn, GV nêu ví dụ trong SGK: "So sánh 8,1m và 7.9m" hoặc nêu: "Khi so sánh hai số đo độ dài 8,1 và 7,9 về thực chất ta phải so sánh hai số nào?".
Cho HS nhận xét để nhận ra rằng hai số đo độ dài 8,1 và 7,9 đã có cùng đơn vị đo là mét, nên so sánh hai số đo độ dài này, về thực chất là phải so sánh hai số thập phân 8,1 và 7,9. Đây chính là vấn đề cần giải quyết. Để giải quyết vấn đề của bài học, GV có thể cho HS tự nêu cách giải quyết hoặc trao đổi ý kiến trong nhóm để tìm phương án giải quyết.
Theo cách giải quyết của SGK thi HS phải tự huy động các kiến thức đã học theo trình tự như sau :
* Để so sánh 8,1m và 7,9m
* Để so sánh 8,1m và 7,9m ta so sánh 81dm và 79dm (vì 8,1m = 81dm và 7,9m = 79dm)
* Để so sánh 8,1m và 7,9m ta so sánh 81 và 79 (vì 81dm và 79dm đều có đơn vị đo là dm)
* Mà 81 > 79 (vì ở hàng chục tức hàng cao nhất của hai số tự nhiên này có 8>7).
Như vậy : Từ 81 > 79 ta có 81dm > 79dm tức 8,1m > 7,9m. Do đó 8,1 > 7,9.
*Kết luận : Trong hai số thập phân có phần nguyên khác nhau, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
b) Tạo điều kiện cho HS củng cố và vận dụng kiến thức mới học ngay trong tiết học bài học mới đề HS bước đầu tự chiếm lĩnh kiến thức mới.
Trong SGK Toán 5, sau phần học bài mới thường cỏ bài tập để tạo điều kiện cho HS củng cố kiến thức mới học để giải quyết vấn đề liên quan trong học tập và trong đời sống. GV nên chọn trong số các bài tập này một số bài tập sẽ cho HS làm và chữa ngay tại lớp (nếu còn thời gian) hoặc có thể làm bài khi tự học.
Chẳng hạn, với bài học "So sánh hai số thập phân", sau phần học bài mới nên cho HS làm bài tập 1 và bài tập 2 rồi tự chữa bài tại lớp. Ở bài tập 1, HS được thực hành trực tiếp quy tắc vừa học để so sánh hai số thập phân; ở bài tập 2, HS vận dụng quy tắc so sánh hai số thập phân để so sánh năm số thập phân rồi sắp sếp chúng theo thứ tự từ bé đến lớn. Sau khi HS tự học, GV có thể hướng dẫn HS làm tiếp bài tập 3 để chữa vài đầu tiết học sau.
Quá trình tự phát hiện, tự giải quyết vấn để của bài học, bước đầu vận dụng kiến thức mới học sẽ góp phần giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức mới, thực hiện "học qua hoạt động".
2/ Phương pháp dạy học các bài luyện tập, luyện tập chung, ôn tập, thực hành.
a) Hướng dẫn HS nhận ra các kiến thức đã học, trong đó có dạng bài tương tự đã làm trong các bài tập đa dạng và phong phú của Toán 5.
Nếu HS tự đọc (đọc thành tiếng hoặc đọc thầm) đề bài và tự nhận ra được dạng bài tương tự hoặc các kiến thức đã học trong mối quan hệ cụ thể của nội dung bài tập thì nói chung, tự HS sẽ biết cách làm bài và trình bày bài làm. Nếu HS nào chưa nhận ra được dạng bài tương tự hoặc các kiến thực đã học trong bài tập thì GV nên giúp HS bằng cách hướng dẫn, gợi ý (hoặc tổ chức cho HS khác giúp bạn) để tự HS nhớ lại kiến thức, cách làm,. GV không nên làm thay những gì HS có thể tự làm được.
Ví dụ : Nội dung trọng tâm của dạy học toán ở học kì I của lớp 5 là dạy số thập phân và các phép tính với số thập phân. Về thực chất, nội dung này là sự mở rộng những hiểu biết về số tự nhiên và các phép tính với số tự nhiên. Vì vậy, hầu hết các bài tập về số thập phân đều có dạng tương tự như các bài tập về số tự nhiên.
Khi HS làm các bài tập về số thập phân, GV nên giúp HS tự nhớ lại :
* Cách làm dạng bài tương tự đã có khi học số tự nhiên.
* Kiến thức mới học về số thập phân có liên quan đến việc làm bài tập đó.
Đây là cơ hội để HS củng cố kiến thức và kĩ năng cơ bản về đọc, viết, so sánh, cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên và số thập phân. Đồng thời cũng giúp HS khắc sâu một số đặc điểm riêng của việc làm các bài tập với số thập phân.
Chẳng hạn, khi làm các bài tập dạng "sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn", GV nên hướng dẫn HS tự nhớ lại để nhận ra rằng :
* Cách làm bài tập dạng này tương tự cách làm bài tập dạng sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn. (Tức là phải : a) Xác định số bé nhất trong các số đã cho; b) Xác định số bé nhất trong các số còn lại; c) Cứ làm như bước b) cho đến hai số còn lại sau cùng. Lần lượt viết số bé nhất tìm được ở mỗi bước trên thành một dãy, kể từ trái sang phải).
* Cần phải sử dụng phương pháp so sánh hai số thập phân trong từng bước a); b); c) nêu trên. Quy tắc so sánh hai số tự nhiên là : so sánh phần nguyên trước, nếu phần nguyên bằng nhau thì so sánh tiếp phần thập phân. Khi so sánh phần nguyên hoặc phần thập phân lại làm tương tự như hai số tự nhiên.
b) Giúp HS tự làm bài theo khả năng của từng HS.
- GV nên yêu cầu HS làm lần lượt các bài tập theo thứ tự đã có trong SGK (hoặc do GV lựa chọn rồi sắp xếp lại), không tự ý bỏ qua bài tập nào kể cả bài tập HS cho là dễ. Cần lưu ý HS, các bài tập củng cố trực tiếp kiến thức mới học cũng quan trọng cho mọi đối tượng HS.
- Không nên bắt HS phải chờ đợi nhau trong quá trình làm bài. HS đã làm xong bài tập nào nên tự kiểm tra (hoặc nhờ bạn trong nhóm hoặc nhờ GV kiểm tra) rồi chuyển sang làm bài tập tiếp theo.
- GV nên chấp nhận tình trạnh : trong cùng một khoảng thời gian, có HS làm được nhiều bài tập hơn HS khác. GV nên trực tiếp hỗ trợ hoặc tổ chức cho HS khá, giỏi hỗ trợ HS làm yếu cách làm bài, không làm thay HS. GV nên khuyến khích HS khá, giỏi hoàn thành các bài tập trong SGK ngay trong tiết học và giúp các bạn làm bài chậm hơn khi chữa bài trong nhóm, trong lớp.
Nói chung, ở trên lớp GV nên có kế hoạch tổ chức cho HS làm hết các bài tập do GV đã lựa chọn trong SGK; khuyến khích HS làm bài đúng, trình bày gọn, rõ ràng và tìm được cách giải quyết hợp lí.
c) Tạo ra sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng HS:
- Nên cho HS trao đổi ý kiến (trong nhóm nhỏ, trong cả lớp) về cách giải hoặc các cách giải (nếu có) một bài tập. Nên khuyến khích HS nêu nhận xét về cách giải của bạn, tự rút kinh nghiệm để hoàn thành cách giải quyết của mình.
- Sự hỗ trợ giữa các HS trong nhóm, trong lớp phải giúp HS tự tin vào khả năng của bản thân; tự rút kinh nghiệm về cách học, cách làm bài của mình và tự điều chỉnh, sữa chữa những thiếu sót (nếu có) của bản thân.
Cần giúp HS nhận ra rằng: hỗ trợ, giúp đỡ bạn cũng có ích cho bản thân, thông qua việc giúp bạn, HS càng có điều kiện nắm chắc, hiểu sâu kiến thức bài học, càng có điều kiện hoàn thiện các năng lực của bản thân.
d) Tập cho HS có thói quen tự kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập, thực hành.
- GV khuyến khích HS tự kiểm tra bài đã làm để phát hiện, điều chỉnh, sửa chữa những sai sót (nếu có).
- Khi có điều kiện nên hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình, của bạn bằng điểm rồi báo cáo với GV.
- Động viên HS tự nêu những hạn chế (nếu có) trong bài làm của mình hoặc của bạn và tự đề xuất phương án điều chỉnh.
e) Tập cho HS có thói quen tìm nhiều phương án và lựa chọn phương án hợp lý nhất để giải quyết vấn đề của bài tập, không nên thỏa mãn với các kết quả đã đạt được.
- Khi HS chữa xong bài hoặc khi GV nhận xét bài làm của HS, GV nên động viên, nêu gương những HS đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc đã có cố gắng trong luyện tập, thực hành, tạo cho HS niềm tin vào sự tiến bộ của bản thân, tạo cho các em niềm vui vì những kết quả đã đạt được của mình, của bạn.
- Khuyến khích HS không chỉ hoàn thành nhiệm vụ khi luyện tập, thực hành mà còn tìm cách giải khác nhau, lựa chọn phương án hợp lý nhất để giải bài toán hoặc để giải một vấn đề trong học tập; khuyến khích HS giải thích, trình bày bằng lời nói phương pháp giải bài tập,. dần dần, HS sẽ có thói quen không bằng lòng với kết quả đã đạt được và có mong muốn tìm giải pháp tốt nhất cho bài làm của mình. Tìm được cách diễn đạt hợp lí nhất cho bài làm của mình, tìm được cách diễn đạt hợp lý nhất cho phương pháp làm bài của mình.
Ví dụ 1: Với bài tập "Tính bằng cách thuận tiện nhất:
4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8"
HS có thể tính bắng một số cách khác nhau, nhưng cách nào cũng phải thể hiện được sự "thuận tiện". (Trong bài tập này, sự thuận tiện thể hiện ở chỗ: HS sử dụng tính chất của phép cộng các số thập phân để tính cho hợp lí). Chẳng hạn, khi chữa bài, HS có thể nêu hai cách tính như sau:
Cách 1:
4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8 = 4,2 + (3,5 + 4,5) + 6,8
= 4,2 + 8 + 6,8
= (4,2 + 6,8) + 8
= 11 + 8 = 19
Cách 2:
4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8 = (4,2 + 6,8) + (3,5 + 4,5)
= 11 + 8 = 19
Sau khi HS nêu hai cách tính như trên, GV nên tổ chức cho HS trao đổi ý kiến để thấy:
- Cả hai cách tính đều thể hiện tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng để dẫn tới tính hai tổng (4,2 + 6,8) và (3,5 + 4,5) rồi cộng các kết quả tính (11 + 8).
- Ở cách 1, HS sử dụng lần lượt từng tính chất của phép cộng; ở cách 2, HS đồng thời sử dụng cả hai tính chất của phép cộng. cả hai cáh đều "thuận tiện" và đều dẫn tới kết quả đúng.
- Mỗi cách tính có thể là "thuận tiện nhất" theo quan niệm của từng đối tượng HS. GV không nhất thiết phải yêu cầu HS khẳng định cách nào là "thuận tiện nhất". Điều quan trọng là HS nhận được sự động viên, khuyến khích của GV, của các bạn và tự HS rút ra được những kinh nghiệm khi làm bài.
Chú ý: SGK chưa yêu cầu giải thích cách làm nên không yêu cầu HS trình bày phần giải thích cách làm vào bài làm.
Ví dụ 2: Với bài tập: "Tìm một số thập phân thích hợp để viết vào chỗ chấm, sao cho: 0,1<.< 0,2" HS chỉ cần viết bài làm, chẳng hạn: 0,1 < 0,11< 0,2 là đủ và đúng.
Khi HS chữa bài, GV nên xác nhận kết quả làm bài của HS, sau đó nên yêu cầu HS giải thích lý do chọn 0,11 để viết vào chỗ chấm.
Khi HS giải thích, chẳng hạn vì 0,1 = 0,10 và 0,2 = 0,20; từ 0,10 đến 0,20 có thể có các số thập phân thích hợp để viết vào chỗ chấm là 0,11; 0,12;.; 0,19;. nên 0,10 < 0,11 < 0,20 tức là 0,1 < 0,11< 0,2; GV nên cho HS nêu các số "thích hợp" khác, chẳng hạn 0,1 < 0,15< 0,2. Như vậy, không chỉ có một số "thích hợp" mà có thể có nhiều số "thích hợp" mà có thể có nhiều số "thích hợp" để viết vào chỗ chấm.
GV nên cho cả lớp tìm tiếp, chẳng hạn GV có thể nêu: "Ngoài các số "thích hợp" đã tìm được như 0,11; 0,12;. 0,19 còn có thể tìm được các số "thích hợp" nữa không?". Cứ như vậy, HS sẽ "khám phá" được rất nhiều số "thích hợp" khác (chẳng hạn 0,101; 0,102;.; 0,199;.) để viết vào chỗ chấm và sâu xa hơn nữa HS dần dần sẽ "khám phá" được, chẳng hạn, giữa hai số thập phân xác định có thể có rất nhiều số thập phân,.
Với cách dạy học như thế, GV không nhất thiết phải lo lựa chọn thêm.
3/ Về việc soạn bài của giáo viên:
Để dạy học Toán 5, GV cần phải soạn bài. Khi soạn bài, GV nên sử dụng, tham khảo các tài liệu như: SGK Toán 5, Toán 5 - SGK, tài liệu tập huấn dạy học Toán 5 theo CTTH mới và số tài liệu khác. GV không nhất thiết phải soạn bài một cách chi tiết mà nên lập kế hoạch dạy học từng bài bài học (gọi tắt là "kế hoạch bài học".
bài tập cho đối tượng HS có nhu cầu làm thêm bài tập mà có thể giúp HS khai thác sâu trong quá trình thực hiện một số bài thực hành có sẵn trong SGK. Đồng thời, cách dạy học như vậy sẽ tạo cho HS có thói quen không thỏa mãn với kết quả đã đạt được, tạo cho HS có hứng thú tìm tòi, sáng tạo trong học tập toán.
Kế hoạch bài học là kế hoạch tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo nhằm đạt được mục tiêu dạy học một bài học cụ thể của môn học với sự trợ giúp của SGK và đồ dùng dạy học (nếu cần thiết). Trong quá trình thử nghiệm và triển khai dạy học Toán theo CTTH mới, nhiều GV đã lập kế hoạch bài học thay cho soạn giáo án như trước đây. Theo nhận xét của những GV đã thực hiện soạn bài kiểu mới này thì kế hoạch bài học thực chất là một kế hoạch dạy học gọn, dễ sử dụng, dễ bổ sung và điều chỉnh, tiết kiệm được thời gian soạn bài.
Sử dụng kế hoạch bài học, GV có điều kiện chủ động, linh hoạt trong tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động học tập.
Mỗi kế hoạch bài học thường có:
- Mục tiêu: Nêu những gì GV cần giúp HS đạt được trong mỗi tiết dạy học cụ thể.
- Đồ dùng dạy học: Nêu các đồ dùng dạy học của GV và đồ dùng học tập cần thiết cho HS.
- Các hoạt động dạy học chủ yếu: Nêu kế hoạch tổ chức và hoạt động học tập của HS để đạt được mục tiêu đã xác định. Đối với mỗi hoạt động nên nêu rõ tên của hoạt động, dự kiến cách tiến hành hoạt động đó theo một quy trình hợp lí. Các hoạt động dạy học trong mỗi tiết học thường bao gồm: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS dạy học bài mới (nếu có); thực hành, luyện tập, củng cố kiến thức và kĩ năng của bài học, đánh giá kết quả học tập của HS; một số hoạt động nối tiếp.
(chẳng hạn, GV hướng dẫn HS học và làm bài khi tự học, chuẩn bị cho bài học sau.).
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS dạy học bài mới (nếu có); thực hành, luyện tập, củng cố kiến thức và kĩ năng của bài học, đánh giá kết quả học tập của HS; một số hoạt động nối tiếp (chẳng hạn, GV hướng dẫn HS học và làm bài khi tự học, chuẩn bị cho bài học sau.). GV nên dự kiến phân chia thời lượng cho từng hoạt động. khi dạy học, GV có thể linh hoạt triển khai các hoạt động này theo mức độ, quy trình, thời lượng,. phù hợp với điều kiện cụ thể của lớp học. Cuối mỗi tiết học GV nên ghi chép những vấn đề nảy sinh khi thực hiện kế hoạch bài học để có tư liệu hoàn thiện kế hoạch bài học hoặc điều chỉnh, bổ sung trong tiết học tiếp sau.
CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ
KÍNH CHÚC SỨC KHỎE
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN
Năm học 2010-2011
Chào mừng Quý Thầy cô về dự
Chuyeân ñeà
Phöông phaùp giaûng daïy moân toaùn lôùp 5
Chuyên đề
Phương pháp giảng dạy môn toán lớp 5
I/ MỤC TIÊU DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5
Dạy học Toán 5 nhằm giúp HS:
1/ Về số và phép tính:
- Bổ sung những hiểu biết cần thiết về phân số thập phân, hỗn số để chuẩn bị học số thập phân.
Biết khái niệm ban đầu về số thập phân; đọc, viết, so sánh, sắp thứ tự các số thập phân.
Biết cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân (kết quả phép tính là số thập phân có không quá ba chữ số ở phần thập phân). Biết cộng, trừ các số đo thời gian có đến hai tên đơn vị đo; nhân (chia) các số đo thời gian có đến hai tên đơn vị đo với cho số tự nhiện (khác 0).
Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng về số thập phân để: Tính gái trị của biểu thức có đến ba dấu phép tính; tìm một thành phần chưa biết của phép tính; tính bằng cách thuận tiện nhất; nhân (chia) một số thập phân với (cho) 10, 100, 1000, . (bằng cách chuyển dấu phẩytrong số thập phân).
- Ôn tập, củng cố, hệ thống hóa những kiến thức và kĩ năng cơ bản về số và phép tính (với số tự nhiên, phân số đơn giản, số thập phân).
2/ Về đo lường:
- Biết tên gọi, kí hiệu, quan hệ giữa một số đơn vị đo diện tích, thể tích thông dụng (chẳng hạn, giữa km2 và m2, giữa m3 và dm3, giữa dm3 và cm3).
- Biết viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích, thời gian dưới dạng số thập phân.
3/ Về hình học
- Nhận biết được hình thang, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ, hình cầu và một số dạng của hình tam giác.
- Biết tính chu vi, diện tích hình tam giác, hình thang, hình tròn.
- Biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
4/ Về giải bài toán có lời văn
Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến bốn bước tính, trong đó có:
- Một số dạng bài toán về quan hệ tỉ lệ (Khi giải các bài toán thuộc quan hệ "tỉ lệ thuận", "tỉ lệ nghịch" không dùng các tên gọi này; có thể giải bài toán bằng cách "rút về đơn vị" hoặc bằng cách "tìm tỉ số").
- Các bài toán về tỉ số phần trăm: Tìm tỉ số phần trăm của hai số; tìm giá trị tỉ số phần trăm của một số cho trước; tìm một số biết giá trị tỉ số phần trăm của số đó".
- Các bài toán có nội dung hình học liên quan đến các hình đã học.
6/ Về phát triển ngôn ngữ, tư duy và góp phần hình thành nhân cách của HS:
- Biết diễn đạt một số nhận xét, quy tắc, tính chất,. bằng ngôn ngữ (nói, viết dưới dạng công thức,.) ở dạng khái quát.
- Tiếp tục phát triển (ở mức độ thích hợp) năng lực phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, cụ thể hóa; bước đầu hình thành và phát triển tư duy phê phán và sáng tạo; phát triển trí tưởng tượng không gian,.
- Tiếp tục rèn luyện các đức tính: Chăm học, cần thận, tự tin, trung thực, có tinh thần trách nhiệm,.
5/ Về một yếu tố thống kê:
- Biết đọc các số liệu trên biểu đồ hình quạt.
- Bước đầu biết nhận xét về một số thông tin đơn giản thu thập từ biểu đồ.
II/ SÁCH GIÁO KHOA TOÁN 5
1/ SGK Toán 5 là tài liệu học tập chủ yếu về môn Toán của HS lớp 5. SGK Toán 5 đã được biên soạn, thử nghiệm, điều chỉnh, hoàn thiện theo chương trình môn Toán ở Tiểu học (trong đó chuẩn kiến thức và kĩ năng của môn Toán ở lớp 5). Đây là cơ sở rất quan trọng để GV tiến hành dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học Toán của HS).
2/ Theo chương trình môn Toán ở lớp 5, nội dung Toán 5 chia tah2nh 175 bài học, hoặc bài thực hành, luyện tập, ôn tập, kiểm tra. Mỗi bài thường được thực hiện trong một tiết học, trung bình mỗi tiết học kéo dài 40 phút. Để tăng cường luyện tập, thực hành, vận dụng các kiến thức và kĩ năng cơ bản, nội dung dạy học về lý thuyết đã được tin giản trong quá trình thử nghiệm và hoàn thiện SGK Toán 5, chỉ lựa chọn các nội dung cơ bản và thiết thực.
Đặc biệt, SGK Toán 5 rất quan tâm đến ôn tập, củng cố, hệ thống hóa các kiến thức và kĩ năng cơ bản của chương trình môn Toán ở Tiểu học; hình thức ôn tập chủ yếu thông qua luyện tập, thực hành (xem bảng dưới đây).
TỈ SỐ, PHẦN TRĂM GIỮA THỜI LƯỢNG DẠY HỌC LÝ THUYẾT; THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP, ÔN TẬP, KIỂM TRA SO VỚI TỔNG SỐ TIẾT.
III/ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN 5
1/ Phương pháp dạy học bài mới:
a) Giúp HS tự phát hiện và giải quyết vấn đề của bài học
GV hướng dẫn HS tự phát hiện vấn đề của bài học rồi giúp HS huy động những kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy để tự mình (hoặc cùng các bạn trong từng nhóm nhỏ) tìm mối quan hệ của vấn đề đó với các kiến thức đã biết (đã được học ở các lớp trước hoặc đã có trong vốn sống của bản thân,.) rồi tự tìm cách giải quyết vấn đề.
Ví dụ: Khi dạy bài "So sánh số thập phân" GV có thể hướng dẫn HS tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học. Chẳng hạn, GV nêu ví dụ trong SGK: "So sánh 8,1m và 7.9m" hoặc nêu: "Khi so sánh hai số đo độ dài 8,1 và 7,9 về thực chất ta phải so sánh hai số nào?".
Cho HS nhận xét để nhận ra rằng hai số đo độ dài 8,1 và 7,9 đã có cùng đơn vị đo là mét, nên so sánh hai số đo độ dài này, về thực chất là phải so sánh hai số thập phân 8,1 và 7,9. Đây chính là vấn đề cần giải quyết. Để giải quyết vấn đề của bài học, GV có thể cho HS tự nêu cách giải quyết hoặc trao đổi ý kiến trong nhóm để tìm phương án giải quyết.
Theo cách giải quyết của SGK thi HS phải tự huy động các kiến thức đã học theo trình tự như sau :
* Để so sánh 8,1m và 7,9m
* Để so sánh 8,1m và 7,9m ta so sánh 81dm và 79dm (vì 8,1m = 81dm và 7,9m = 79dm)
* Để so sánh 8,1m và 7,9m ta so sánh 81 và 79 (vì 81dm và 79dm đều có đơn vị đo là dm)
* Mà 81 > 79 (vì ở hàng chục tức hàng cao nhất của hai số tự nhiên này có 8>7).
Như vậy : Từ 81 > 79 ta có 81dm > 79dm tức 8,1m > 7,9m. Do đó 8,1 > 7,9.
*Kết luận : Trong hai số thập phân có phần nguyên khác nhau, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
b) Tạo điều kiện cho HS củng cố và vận dụng kiến thức mới học ngay trong tiết học bài học mới đề HS bước đầu tự chiếm lĩnh kiến thức mới.
Trong SGK Toán 5, sau phần học bài mới thường cỏ bài tập để tạo điều kiện cho HS củng cố kiến thức mới học để giải quyết vấn đề liên quan trong học tập và trong đời sống. GV nên chọn trong số các bài tập này một số bài tập sẽ cho HS làm và chữa ngay tại lớp (nếu còn thời gian) hoặc có thể làm bài khi tự học.
Chẳng hạn, với bài học "So sánh hai số thập phân", sau phần học bài mới nên cho HS làm bài tập 1 và bài tập 2 rồi tự chữa bài tại lớp. Ở bài tập 1, HS được thực hành trực tiếp quy tắc vừa học để so sánh hai số thập phân; ở bài tập 2, HS vận dụng quy tắc so sánh hai số thập phân để so sánh năm số thập phân rồi sắp sếp chúng theo thứ tự từ bé đến lớn. Sau khi HS tự học, GV có thể hướng dẫn HS làm tiếp bài tập 3 để chữa vài đầu tiết học sau.
Quá trình tự phát hiện, tự giải quyết vấn để của bài học, bước đầu vận dụng kiến thức mới học sẽ góp phần giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức mới, thực hiện "học qua hoạt động".
2/ Phương pháp dạy học các bài luyện tập, luyện tập chung, ôn tập, thực hành.
a) Hướng dẫn HS nhận ra các kiến thức đã học, trong đó có dạng bài tương tự đã làm trong các bài tập đa dạng và phong phú của Toán 5.
Nếu HS tự đọc (đọc thành tiếng hoặc đọc thầm) đề bài và tự nhận ra được dạng bài tương tự hoặc các kiến thức đã học trong mối quan hệ cụ thể của nội dung bài tập thì nói chung, tự HS sẽ biết cách làm bài và trình bày bài làm. Nếu HS nào chưa nhận ra được dạng bài tương tự hoặc các kiến thực đã học trong bài tập thì GV nên giúp HS bằng cách hướng dẫn, gợi ý (hoặc tổ chức cho HS khác giúp bạn) để tự HS nhớ lại kiến thức, cách làm,. GV không nên làm thay những gì HS có thể tự làm được.
Ví dụ : Nội dung trọng tâm của dạy học toán ở học kì I của lớp 5 là dạy số thập phân và các phép tính với số thập phân. Về thực chất, nội dung này là sự mở rộng những hiểu biết về số tự nhiên và các phép tính với số tự nhiên. Vì vậy, hầu hết các bài tập về số thập phân đều có dạng tương tự như các bài tập về số tự nhiên.
Khi HS làm các bài tập về số thập phân, GV nên giúp HS tự nhớ lại :
* Cách làm dạng bài tương tự đã có khi học số tự nhiên.
* Kiến thức mới học về số thập phân có liên quan đến việc làm bài tập đó.
Đây là cơ hội để HS củng cố kiến thức và kĩ năng cơ bản về đọc, viết, so sánh, cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên và số thập phân. Đồng thời cũng giúp HS khắc sâu một số đặc điểm riêng của việc làm các bài tập với số thập phân.
Chẳng hạn, khi làm các bài tập dạng "sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn", GV nên hướng dẫn HS tự nhớ lại để nhận ra rằng :
* Cách làm bài tập dạng này tương tự cách làm bài tập dạng sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn. (Tức là phải : a) Xác định số bé nhất trong các số đã cho; b) Xác định số bé nhất trong các số còn lại; c) Cứ làm như bước b) cho đến hai số còn lại sau cùng. Lần lượt viết số bé nhất tìm được ở mỗi bước trên thành một dãy, kể từ trái sang phải).
* Cần phải sử dụng phương pháp so sánh hai số thập phân trong từng bước a); b); c) nêu trên. Quy tắc so sánh hai số tự nhiên là : so sánh phần nguyên trước, nếu phần nguyên bằng nhau thì so sánh tiếp phần thập phân. Khi so sánh phần nguyên hoặc phần thập phân lại làm tương tự như hai số tự nhiên.
b) Giúp HS tự làm bài theo khả năng của từng HS.
- GV nên yêu cầu HS làm lần lượt các bài tập theo thứ tự đã có trong SGK (hoặc do GV lựa chọn rồi sắp xếp lại), không tự ý bỏ qua bài tập nào kể cả bài tập HS cho là dễ. Cần lưu ý HS, các bài tập củng cố trực tiếp kiến thức mới học cũng quan trọng cho mọi đối tượng HS.
- Không nên bắt HS phải chờ đợi nhau trong quá trình làm bài. HS đã làm xong bài tập nào nên tự kiểm tra (hoặc nhờ bạn trong nhóm hoặc nhờ GV kiểm tra) rồi chuyển sang làm bài tập tiếp theo.
- GV nên chấp nhận tình trạnh : trong cùng một khoảng thời gian, có HS làm được nhiều bài tập hơn HS khác. GV nên trực tiếp hỗ trợ hoặc tổ chức cho HS khá, giỏi hỗ trợ HS làm yếu cách làm bài, không làm thay HS. GV nên khuyến khích HS khá, giỏi hoàn thành các bài tập trong SGK ngay trong tiết học và giúp các bạn làm bài chậm hơn khi chữa bài trong nhóm, trong lớp.
Nói chung, ở trên lớp GV nên có kế hoạch tổ chức cho HS làm hết các bài tập do GV đã lựa chọn trong SGK; khuyến khích HS làm bài đúng, trình bày gọn, rõ ràng và tìm được cách giải quyết hợp lí.
c) Tạo ra sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng HS:
- Nên cho HS trao đổi ý kiến (trong nhóm nhỏ, trong cả lớp) về cách giải hoặc các cách giải (nếu có) một bài tập. Nên khuyến khích HS nêu nhận xét về cách giải của bạn, tự rút kinh nghiệm để hoàn thành cách giải quyết của mình.
- Sự hỗ trợ giữa các HS trong nhóm, trong lớp phải giúp HS tự tin vào khả năng của bản thân; tự rút kinh nghiệm về cách học, cách làm bài của mình và tự điều chỉnh, sữa chữa những thiếu sót (nếu có) của bản thân.
Cần giúp HS nhận ra rằng: hỗ trợ, giúp đỡ bạn cũng có ích cho bản thân, thông qua việc giúp bạn, HS càng có điều kiện nắm chắc, hiểu sâu kiến thức bài học, càng có điều kiện hoàn thiện các năng lực của bản thân.
d) Tập cho HS có thói quen tự kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập, thực hành.
- GV khuyến khích HS tự kiểm tra bài đã làm để phát hiện, điều chỉnh, sửa chữa những sai sót (nếu có).
- Khi có điều kiện nên hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình, của bạn bằng điểm rồi báo cáo với GV.
- Động viên HS tự nêu những hạn chế (nếu có) trong bài làm của mình hoặc của bạn và tự đề xuất phương án điều chỉnh.
e) Tập cho HS có thói quen tìm nhiều phương án và lựa chọn phương án hợp lý nhất để giải quyết vấn đề của bài tập, không nên thỏa mãn với các kết quả đã đạt được.
- Khi HS chữa xong bài hoặc khi GV nhận xét bài làm của HS, GV nên động viên, nêu gương những HS đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc đã có cố gắng trong luyện tập, thực hành, tạo cho HS niềm tin vào sự tiến bộ của bản thân, tạo cho các em niềm vui vì những kết quả đã đạt được của mình, của bạn.
- Khuyến khích HS không chỉ hoàn thành nhiệm vụ khi luyện tập, thực hành mà còn tìm cách giải khác nhau, lựa chọn phương án hợp lý nhất để giải bài toán hoặc để giải một vấn đề trong học tập; khuyến khích HS giải thích, trình bày bằng lời nói phương pháp giải bài tập,. dần dần, HS sẽ có thói quen không bằng lòng với kết quả đã đạt được và có mong muốn tìm giải pháp tốt nhất cho bài làm của mình. Tìm được cách diễn đạt hợp lí nhất cho bài làm của mình, tìm được cách diễn đạt hợp lý nhất cho phương pháp làm bài của mình.
Ví dụ 1: Với bài tập "Tính bằng cách thuận tiện nhất:
4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8"
HS có thể tính bắng một số cách khác nhau, nhưng cách nào cũng phải thể hiện được sự "thuận tiện". (Trong bài tập này, sự thuận tiện thể hiện ở chỗ: HS sử dụng tính chất của phép cộng các số thập phân để tính cho hợp lí). Chẳng hạn, khi chữa bài, HS có thể nêu hai cách tính như sau:
Cách 1:
4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8 = 4,2 + (3,5 + 4,5) + 6,8
= 4,2 + 8 + 6,8
= (4,2 + 6,8) + 8
= 11 + 8 = 19
Cách 2:
4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8 = (4,2 + 6,8) + (3,5 + 4,5)
= 11 + 8 = 19
Sau khi HS nêu hai cách tính như trên, GV nên tổ chức cho HS trao đổi ý kiến để thấy:
- Cả hai cách tính đều thể hiện tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng để dẫn tới tính hai tổng (4,2 + 6,8) và (3,5 + 4,5) rồi cộng các kết quả tính (11 + 8).
- Ở cách 1, HS sử dụng lần lượt từng tính chất của phép cộng; ở cách 2, HS đồng thời sử dụng cả hai tính chất của phép cộng. cả hai cáh đều "thuận tiện" và đều dẫn tới kết quả đúng.
- Mỗi cách tính có thể là "thuận tiện nhất" theo quan niệm của từng đối tượng HS. GV không nhất thiết phải yêu cầu HS khẳng định cách nào là "thuận tiện nhất". Điều quan trọng là HS nhận được sự động viên, khuyến khích của GV, của các bạn và tự HS rút ra được những kinh nghiệm khi làm bài.
Chú ý: SGK chưa yêu cầu giải thích cách làm nên không yêu cầu HS trình bày phần giải thích cách làm vào bài làm.
Ví dụ 2: Với bài tập: "Tìm một số thập phân thích hợp để viết vào chỗ chấm, sao cho: 0,1<.< 0,2" HS chỉ cần viết bài làm, chẳng hạn: 0,1 < 0,11< 0,2 là đủ và đúng.
Khi HS chữa bài, GV nên xác nhận kết quả làm bài của HS, sau đó nên yêu cầu HS giải thích lý do chọn 0,11 để viết vào chỗ chấm.
Khi HS giải thích, chẳng hạn vì 0,1 = 0,10 và 0,2 = 0,20; từ 0,10 đến 0,20 có thể có các số thập phân thích hợp để viết vào chỗ chấm là 0,11; 0,12;.; 0,19;. nên 0,10 < 0,11 < 0,20 tức là 0,1 < 0,11< 0,2; GV nên cho HS nêu các số "thích hợp" khác, chẳng hạn 0,1 < 0,15< 0,2. Như vậy, không chỉ có một số "thích hợp" mà có thể có nhiều số "thích hợp" mà có thể có nhiều số "thích hợp" để viết vào chỗ chấm.
GV nên cho cả lớp tìm tiếp, chẳng hạn GV có thể nêu: "Ngoài các số "thích hợp" đã tìm được như 0,11; 0,12;. 0,19 còn có thể tìm được các số "thích hợp" nữa không?". Cứ như vậy, HS sẽ "khám phá" được rất nhiều số "thích hợp" khác (chẳng hạn 0,101; 0,102;.; 0,199;.) để viết vào chỗ chấm và sâu xa hơn nữa HS dần dần sẽ "khám phá" được, chẳng hạn, giữa hai số thập phân xác định có thể có rất nhiều số thập phân,.
Với cách dạy học như thế, GV không nhất thiết phải lo lựa chọn thêm.
3/ Về việc soạn bài của giáo viên:
Để dạy học Toán 5, GV cần phải soạn bài. Khi soạn bài, GV nên sử dụng, tham khảo các tài liệu như: SGK Toán 5, Toán 5 - SGK, tài liệu tập huấn dạy học Toán 5 theo CTTH mới và số tài liệu khác. GV không nhất thiết phải soạn bài một cách chi tiết mà nên lập kế hoạch dạy học từng bài bài học (gọi tắt là "kế hoạch bài học".
bài tập cho đối tượng HS có nhu cầu làm thêm bài tập mà có thể giúp HS khai thác sâu trong quá trình thực hiện một số bài thực hành có sẵn trong SGK. Đồng thời, cách dạy học như vậy sẽ tạo cho HS có thói quen không thỏa mãn với kết quả đã đạt được, tạo cho HS có hứng thú tìm tòi, sáng tạo trong học tập toán.
Kế hoạch bài học là kế hoạch tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo nhằm đạt được mục tiêu dạy học một bài học cụ thể của môn học với sự trợ giúp của SGK và đồ dùng dạy học (nếu cần thiết). Trong quá trình thử nghiệm và triển khai dạy học Toán theo CTTH mới, nhiều GV đã lập kế hoạch bài học thay cho soạn giáo án như trước đây. Theo nhận xét của những GV đã thực hiện soạn bài kiểu mới này thì kế hoạch bài học thực chất là một kế hoạch dạy học gọn, dễ sử dụng, dễ bổ sung và điều chỉnh, tiết kiệm được thời gian soạn bài.
Sử dụng kế hoạch bài học, GV có điều kiện chủ động, linh hoạt trong tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động học tập.
Mỗi kế hoạch bài học thường có:
- Mục tiêu: Nêu những gì GV cần giúp HS đạt được trong mỗi tiết dạy học cụ thể.
- Đồ dùng dạy học: Nêu các đồ dùng dạy học của GV và đồ dùng học tập cần thiết cho HS.
- Các hoạt động dạy học chủ yếu: Nêu kế hoạch tổ chức và hoạt động học tập của HS để đạt được mục tiêu đã xác định. Đối với mỗi hoạt động nên nêu rõ tên của hoạt động, dự kiến cách tiến hành hoạt động đó theo một quy trình hợp lí. Các hoạt động dạy học trong mỗi tiết học thường bao gồm: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS dạy học bài mới (nếu có); thực hành, luyện tập, củng cố kiến thức và kĩ năng của bài học, đánh giá kết quả học tập của HS; một số hoạt động nối tiếp.
(chẳng hạn, GV hướng dẫn HS học và làm bài khi tự học, chuẩn bị cho bài học sau.).
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS dạy học bài mới (nếu có); thực hành, luyện tập, củng cố kiến thức và kĩ năng của bài học, đánh giá kết quả học tập của HS; một số hoạt động nối tiếp (chẳng hạn, GV hướng dẫn HS học và làm bài khi tự học, chuẩn bị cho bài học sau.). GV nên dự kiến phân chia thời lượng cho từng hoạt động. khi dạy học, GV có thể linh hoạt triển khai các hoạt động này theo mức độ, quy trình, thời lượng,. phù hợp với điều kiện cụ thể của lớp học. Cuối mỗi tiết học GV nên ghi chép những vấn đề nảy sinh khi thực hiện kế hoạch bài học để có tư liệu hoàn thiện kế hoạch bài học hoặc điều chỉnh, bổ sung trong tiết học tiếp sau.
CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ
KÍNH CHÚC SỨC KHỎE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Mỹ Phượng
Dung lượng: 859,79KB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)