Chuong trinh GD tin 6
Chia sẻ bởi Phạm Thế Long |
Ngày 14/10/2018 |
46
Chia sẻ tài liệu: Chuong trinh GD tin 6 thuộc Tin học 6
Nội dung tài liệu:
PHẦN THỨ HAI
CHƯƠNG TRÌNH MÔN TIN HỌC
I. VỊ TRÍ
Môn Tin học ở trường phổ thông trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và vai trò của chúng trong xã hội hiện đại, phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống. Tin học có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển trí tuệ, tư duy thuật toán cho người lao động, góp phần hình thành học vấn phổ thông cho học sinh.
Trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông, Tin học còn hỗ trợ cho hoạt động học tập của học sinh, góp phần làm tăng hiệu quả giáo dục. Tin học tạo ra môi trường thuận lợi cho học tập suốt đời và học từ xa, làm cho việc trang bị kiến thức, kĩ năng và hình thành nhân cách học sinh không chỉ thực hiện trong khuôn khổ của nhà trường và các tổ chức đoàn thể, chính trị mà có thể thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Các kiến thức và kĩ năng trong môi trường học tập này thường xuyên được cập nhật giúp cho
học sinh có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi mới nhất của xã hội.
II. MỤC TIÊU
Dạy học môn Tin học trong nhà trường phổ thông nhằm đạt những mục tiêu sau:
1. Về kiến thức
Trang bị cho học sinh một cách tương đối có hệ thống các kiến thức cơ bản nhất ở mức phổ thông của khoa học Tin học: các kiến thức nhập môn về Tin học, về hệ thống, về thuật toán và ngôn ngữ lập trình, về cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu,...
Giúp cho học sinh biết được các ứng dụng phổ biến của Công nghệ thông tin trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống.
2. Về kĩ năng
Học sinh có khả năng sử dụng máy tính và mạng máy tính phục vụ học tập và bước đầu vận dụng vào cuộc sống.
3. Về thái độ
Có tác phong suy nghĩ và làm việc hợp lý, khoa học và chính xác.
Có hiểu biết một số vấn đề xã hội, kinh tế, đạo đức liên quan đến tin học.
III. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH
- Tin học là môn học mới được chính thức đưa vào chương trình dạy học ở trường phổ thông nên trước hết cần định hướng một cách tổng thể về nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra - đánh giá của môn học. Tiếp theo tiến hành xây dựng chương trình cho từng cấp học, lớp học nhằm đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, đồng thời tránh được lãng phí và tình trạng chồng chéo giữa các cấp học, giữa các môn học của cùng cấp học. Cùng với việc xây dựng chương trình dạy học cần triển khai các hoạt động đồng bộ: chính sách, biên chế giáo viên, phòng máy, xây dựng mạng giáo dục, kết nối Internet, nghiên cứu phương pháp dạy học, đào tạo giáo viên, thiết bị dạy học.
- Tin học là ngành khoa học phát triển rất nhanh, cứ vài năm phần cứng và phần mềm lại thay đổi và được nâng cấp. Vì vậy cần phải trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông và kĩ năng cơ bản để chương trình không bị nhanh lạc hậu. Tránh cả hai khuynh hướng khi xác định nội dung : hoặc chỉ thiên về lí thuyết mang tính hệ thống chặt chẽ hoặc chỉ thuần tuý chú ý tới việc hình thành và phát triển những kĩ năng và thao tác.
- Xuất phát từ điều kiện thực tế của từng địa phương và đặc trưng của môn học mà tiến hành tổ chức dạy học một cách linh hoạt, với những hình thức đa dạng để đảm bảo được yêu cầu chung của môn học và nâng cao nếu có điều kiện. Khuyến khích học ngoại khoá.
- Chương trình phải có tính “mở”: có phần bắt buộc và phần tự chọn nhằm linh hoạt khi triển khai và dễ dàng cập nhật với thực tế phát triển của môn học.
IV. NỘI DUNG
A. CÁC MẠCH NỘI DUNG
CÁC MẠCH NỘI DUNG
TIỂU HỌC
THCS
THPT
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Một số khái niệm cơ bản của Tin học
+
+
*
Hệ điều hành
+
*
Soạn thảo văn bản
+
+
+
+
*
Bảng tính
+
Đồ hoạ
+
+
+
*
Phần mềm trình chiếu
+
Đa phương tiện
+
*
CHƯƠNG TRÌNH MÔN TIN HỌC
I. VỊ TRÍ
Môn Tin học ở trường phổ thông trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và vai trò của chúng trong xã hội hiện đại, phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống. Tin học có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển trí tuệ, tư duy thuật toán cho người lao động, góp phần hình thành học vấn phổ thông cho học sinh.
Trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông, Tin học còn hỗ trợ cho hoạt động học tập của học sinh, góp phần làm tăng hiệu quả giáo dục. Tin học tạo ra môi trường thuận lợi cho học tập suốt đời và học từ xa, làm cho việc trang bị kiến thức, kĩ năng và hình thành nhân cách học sinh không chỉ thực hiện trong khuôn khổ của nhà trường và các tổ chức đoàn thể, chính trị mà có thể thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Các kiến thức và kĩ năng trong môi trường học tập này thường xuyên được cập nhật giúp cho
học sinh có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi mới nhất của xã hội.
II. MỤC TIÊU
Dạy học môn Tin học trong nhà trường phổ thông nhằm đạt những mục tiêu sau:
1. Về kiến thức
Trang bị cho học sinh một cách tương đối có hệ thống các kiến thức cơ bản nhất ở mức phổ thông của khoa học Tin học: các kiến thức nhập môn về Tin học, về hệ thống, về thuật toán và ngôn ngữ lập trình, về cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu,...
Giúp cho học sinh biết được các ứng dụng phổ biến của Công nghệ thông tin trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống.
2. Về kĩ năng
Học sinh có khả năng sử dụng máy tính và mạng máy tính phục vụ học tập và bước đầu vận dụng vào cuộc sống.
3. Về thái độ
Có tác phong suy nghĩ và làm việc hợp lý, khoa học và chính xác.
Có hiểu biết một số vấn đề xã hội, kinh tế, đạo đức liên quan đến tin học.
III. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH
- Tin học là môn học mới được chính thức đưa vào chương trình dạy học ở trường phổ thông nên trước hết cần định hướng một cách tổng thể về nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra - đánh giá của môn học. Tiếp theo tiến hành xây dựng chương trình cho từng cấp học, lớp học nhằm đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, đồng thời tránh được lãng phí và tình trạng chồng chéo giữa các cấp học, giữa các môn học của cùng cấp học. Cùng với việc xây dựng chương trình dạy học cần triển khai các hoạt động đồng bộ: chính sách, biên chế giáo viên, phòng máy, xây dựng mạng giáo dục, kết nối Internet, nghiên cứu phương pháp dạy học, đào tạo giáo viên, thiết bị dạy học.
- Tin học là ngành khoa học phát triển rất nhanh, cứ vài năm phần cứng và phần mềm lại thay đổi và được nâng cấp. Vì vậy cần phải trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông và kĩ năng cơ bản để chương trình không bị nhanh lạc hậu. Tránh cả hai khuynh hướng khi xác định nội dung : hoặc chỉ thiên về lí thuyết mang tính hệ thống chặt chẽ hoặc chỉ thuần tuý chú ý tới việc hình thành và phát triển những kĩ năng và thao tác.
- Xuất phát từ điều kiện thực tế của từng địa phương và đặc trưng của môn học mà tiến hành tổ chức dạy học một cách linh hoạt, với những hình thức đa dạng để đảm bảo được yêu cầu chung của môn học và nâng cao nếu có điều kiện. Khuyến khích học ngoại khoá.
- Chương trình phải có tính “mở”: có phần bắt buộc và phần tự chọn nhằm linh hoạt khi triển khai và dễ dàng cập nhật với thực tế phát triển của môn học.
IV. NỘI DUNG
A. CÁC MẠCH NỘI DUNG
CÁC MẠCH NỘI DUNG
TIỂU HỌC
THCS
THPT
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Một số khái niệm cơ bản của Tin học
+
+
*
Hệ điều hành
+
*
Soạn thảo văn bản
+
+
+
+
*
Bảng tính
+
Đồ hoạ
+
+
+
*
Phần mềm trình chiếu
+
Đa phương tiện
+
*
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thế Long
Dung lượng: 312,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)