Chương IV. §1. Khái niệm về biểu thức đại số

Chia sẻ bởi Phung Ngoc Tu | Ngày 01/05/2019 | 59

Chia sẻ tài liệu: Chương IV. §1. Khái niệm về biểu thức đại số thuộc Đại số 7

Nội dung tài liệu:

Chương IV - Biểu thức đại số
Tiết: 51.

Khái niệm về biểu thức đại số
1. Nhắc lại về biểu thức.
Chẳng hạn: 5 + 3 - 2; 12 : 6 . 2;
- Những VD trên được gọi là biểu thức số.
VD: Viết biểu thức số biểu thị chu vi của hình chữ nhật có chiều rộng 5 (cm) và chiều dài bằng 8 (cm).
Biểu thức số biểu thi chu vi hình chữ nhật là: 2.(5+8).
?1 Hãy viết biểu thức số biểu thị diện tích hình chữ nhật có chiều rộng bằng 3 (cm) và chiều dài hơn chiều rộng 2 (cm).
2. Khái niệm về biểu thức đại số.
Xét VD: Viết biểu thức biểu thị chu vi hình có
hai cạnh liên tiếp bằng 5 (cm) và a (cm).
?2. Viết biểu thức biểu thị diện tích các hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 2 (cm).
VD: Các biểu thức: 4x; 2.(5 + a); 3.(x + y); x.y;
?3. Viết biểu thức đại số.
Quãng đường đi được sau x (h) của một ô tô đi với vận tốc 30 km/h.
b) Tổng quãng đường đi được của một người , biết rằng người đó đi bộ trong x (h) với vận tốc 5 km/h và sau đó đi trong y (h) với vận tốc 35 km/h.
Bài giải.
a) S = 30.x b) 5.x + 35.y
?Chú ý:
Trong biểu thức đại số, vì các chữ đại diện cho số nên khi thực hiện các phép toán trên các chữ, ta có thể áp dụng những tính chất , quy tắc phép toán như trên các số. Chẳng hạn.
- Các biểu thức đại số có chứa biến ở mẫu, chẳng hạn như:
(với các biến t, x ở mẫu) chưa được xét ở chương này.
Bài 1: SGK - 26.
Hãy viết các biểu thức đại số biểu thị:
a) Tổng của x và y.
b) Tích của x và y).
c) Tích của tổng x và y với hiệu của x và y.
Bài giải.
a) x + y.
b) xy.
c) (x + y)(x - y).
a)
2)
3)
4)
5)
1)
b)
c)
d)
e)
Bài 3: SGK - 26.
Dùng bút chì nối các ý 1), 2).5) với các a), b).e) sao cho chúng có cùng ý nghĩa (chẳng hạn 1) với e)
Bài 4: SGK - 27.
Một ngày mùa hè, buổi sáng nhiệt dộ là t độ, buổi trưa nhiệt độ tăng thêm x độ so với buổi sáng, buổi chiều lúc mặt trời lặn nhiệt độ lại giảm đi y độ so với buổi trưa. Hãy viết biểu thức đại số biểu thị nhiệt độ lúc mặt trời lặn của ngày đó theo t, x, y.
Bài giải.
Biểu thức đại số biểu thị lúc mặt trời lặn là:
(t + x - y).
* Hướng dẫn về nhà:
- Học kỹ phần lý thuyết.
- Làm bài 4, 5 SGK - 27.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phung Ngoc Tu
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)