Chương IV. §1. Khái niệm về biểu thức đại số

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Hòa | Ngày 01/05/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: Chương IV. §1. Khái niệm về biểu thức đại số thuộc Đại số 7

Nội dung tài liệu:

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG

Chào mừng quý thầy, cô về dự giờ lớp 7A6
CHƯƠNG 4
KHÁI NIỆM VỀ BIỂU THỨC ĐẠI SỐ
BÀI GIẢNG ĐẠI SỐ 7
CHƯƠNG VI: BIỂU THỨC ĐẠI SỐ
Trong chương “Biểu thức đại số” ta sẽ nghiên cứu các nội dung sau:
- Khái niệm về biểu thức đại số.
- Nghiệm của đa thức.
- Đơn thức.
- Đa thức.
- Các phép tính cộng trừ đơn, đa thức, nhân đơn thức.
- Giá trị của một biểu thức đại số.
Tiết 51 - Bài 1: KHÁI NIỆM VỀ BIỂU THỨC ĐẠI SỐ

1. Nhắc lại về biểu thức
*VD1:2+3-4; 10:2-3.4; 122.47 ;143.5-22+25:5; …
là các biểu thức số học.
*VD2: Viết biểu thức biểu thị chu vi HCN có cạnh chiều rộng bằng 5(cm) và chiều dài bằng 8(cm).
Giải:
Biểu thức số biểu thị chu vi của hình chữ nhật đó là: 2.(5+8)

?1: Hãy viết biểu thức thị diện tích của hình chữ nhật có chiều rộng bằng 3(cm) và chiều dài hơn chiều rộng 2(cm).
Giải:
Biểu thức biểu thị diện tích hình chữ nhật:
S = 3.(3+2) (cm2)

Công thức tính chu vi hình chữ nhật là gì?
Công thức tính diện tích hình chữ nhật là gì?
Tiết 51 - Bài 1: KHÁI NIỆM VỀ BIỂU THỨC ĐẠI SỐ

1. Nhắc lại về biểu thức
2. Khái niệm về biểu thức đại số
 *Xét bài toán: Viết biểu thức biểu thị chu vi HCN có hai cạnh liên tiếp bằng 5(cm) và a(cm).
Giải 
Biểu thức biểu thị chu vi hình chữ nhật trong bài toán là: C = 2.(5 + a) (cm)
 * Cho a = 2 thì chiều rộng là 2 (cm) và chiều dài 5(cm)
Tương tự : với a= 4 thì
chiều rộng là 4 (cm) và chiều dài 5 (cm)
?2 .Xét bài toán:
Hãy viết biểu thức biểu thị diện tích của hình chữ nhật có chiều rộng là a (cm) chiều dài hơn chiều rộng 2 (cm)

Giải
 
Biểu thức biểu thị diện tích hình chữ nhật là :
a.(a+2) (cm2)

 

Biểu thức bên biểu thị chu vi của các hình chữ nhật có một cạnh bằng 5 (cm)
Biểu thức đại số là những biểu thức mà trong đó ngoài các số, các kí hiệu phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, còn có cả các chữ (đại
diện cho số).
Thế nào là biểu thức đại số ?

Tiết 51 - Bài 1: KHÁI NIỆM VỀ BIỂU THỨC ĐẠI SỐ

1. Nhắc lại về biểu thức
2. Khái niệm về biểu thức đại số
*Khái niệm: (sgk/tr24)
Biểu thức đại số là biểu thức mà trong đó ngoài các số, các kí hiệu phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa còn có cả các chữ(đại diện cho số nào đó).

* Ví dụ:
a(a+2);a-4; x2y-1; 2.(b-3);


là những biểu thức đại số.
*Lưu ý: Để cho gọn, khi viết các biểu thức đại số, người ta thường không viết dấu nhân giữa các chữ với nhau hoặc giữa chữ và số.
4.x 4x
4.x.y 4xy
1.x x
(-1).x. y -xy
() , [] , {}
1. Nhắc lại về biểu thức
2. Khái niệm về biểu thức đại số
*Khái niệm: (sgk/tr24)
*Ví dụ.
*?3.Viết biểu thức đai số biểu thị:
Quãng đường đi được sau x(h) của một ô tô đi với vận tốc 30km/h .
Tổng quãng đường đi được của một người,biết rằng người đó đi bộ trong x(h) với vận tốc 5km/hvà sau đó đi bằng ô tô trong y(h) với vận tốc 35 km/h.
Giải 
Ta có biểu thức đai số biểu thị:
a)30.x = 30x (km)
b) 5x + 35y (km

Tiết 51 - Bài 1: KHÁI NIỆM VỀ BIỂU THỨC ĐẠI SỐ

*Lưu ý: Trong biểu thức đại số vì các chữ có thể đại diện cho những số tuỳ ý nào đó, ta gọi những chữ như vậy là biến số (còn gọi tắt là biến)
Công thức tính quãng đường là gì?
Trong các biểu thức đại số sau, đâu là biến ?
5x + 35y
a là biến
a + 2; a(a +2) ;
x, y là biến
1. Nhắc lại về biểu thức
2. Khái niệm về biểu thức đại số
*Khái niệm: (sgk/tr24)
*Ví dụ.
*?3.
*Lưu ý.
*Chú ý.
+ Trong biểu thức đại số, vì chữ đại diện cho số nên khi thực hiện các phép toán trên các chữ, ta có thể ấp dụng các tính chất, quy tắc phép toán như trên các số. Chẳng hạn:
x+y =y+x; (x+y) +z =x +(y +z)
xy = yx - (x+ y-z) = -x-y+z,….

Tiết 51 - Bài 1: KHÁI NIỆM VỀ BIỂU THỨC ĐẠI SỐ

+ Trong biểu thức đại số vì chữ đại diện cho số nên khi thực hiện các phép toán trên chữ, ta cũng áp dụng những tính chất và quy tắc của phép toán như trên các số
Biểu thức đại số có chứa biến ở mẫu ta chưa xét đến trong chương này như
CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT
Vào năm 820, nhà toán học
nổi tiếng người Trung Á đã viết một
cuốn sách về toán học. Tên cuốn
sách này được dịch sang tiếng
Anh với tiêu đề Algebra, Algebra
dịch sang tiếng Việt là Đại số.
Tác giả cuốn sách tên là
Al - Khowârizmi (đọc là An - khô
- va - ri - zmi). Ông được biết đến như là cha đẻ của môn Đại số. Ông dành cả đời mình nghiên cứu về đại số và đã có nhiều phát minh quan trọng trong lĩnh vực toán học.
Ông cũng là nhà thiên văn học, nhà địa lý học nỗi tiếng. Ông đã góp phần rất quan trọng trong việc vẽ bản đồ thế giới thời bấy giờ.
Bài 1sgk
3. Luyện tập:
Hãy viết các biểu thức đại số biểu thị:
a) Tổng của x và y.
c) Tích của tổng x và y với hiệu của x và y.
b) Tích của x và y.
?
a) x + y
b) x.y
c) (x + y)(x - y)
Bài 2sgk
Viết biểu thức đại số biểu thị diện tích hình thang có đáy lớn là a, đáy nhỏ là b, đường cao là h
(a, b và h có cùng đơn vị đo).
Giải
Diện tích hình thang có đáy lớn là a, đáy nhỏ là b, đường cao là h (a, b và h có cùng đơn vị đo) là:
Bài 3sgk
ANối các ý 1), 2), …,5) với a), b), …, e) sao cho chúng có cùng ý nghĩa.
1)
2)
3)
4)
5)
a)
b)
c)
d)
e)
x - y
5y
xy
10 + x
(x + y)(x - y)
Nắm vững khái niệm thế nào là biểu thức
đại số. Lấy ví dụ.
Làm bài tập 4; 5 (sgk/27)
Bài tập 1-> 5 (sbt/9-10)
Đọc trước bài:
“Giá trị của một biểu thức đại số”
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
chân thành cảm ơn quý thầy cô và các em.
kính chúc quý thầy cô thật nhiều niềm vui và sức khỏe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Hòa
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)