Chuên đề nâng cao chất lượng chữ viết cho GV
Chia sẻ bởi Trần Minh Tuấn |
Ngày 12/10/2018 |
59
Chia sẻ tài liệu: Chuên đề nâng cao chất lượng chữ viết cho GV thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
“ Nâng cao chất lượng chữ viết cho giáo viên và học sinh ”
CHUYấN Dấ`
TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH PHƯỚC B2
BỘ PHẬN CHUYÊN MÔN
NGƯỜI BÁO CÁO
Trần Minh Tuấn
Lâm Thị Ánh Nguyệt
Lê Thị Thảo Nguyên
I/ Đặt vấn đề
Ông bà xưa có câu: "Nét chữ, nết người"
Thật vậy, nhìn nét chữ người ta có thể đánh giá được phẩm giá tính cách của người đó. Vì vậy chữ viết là một trong những nội dung quan trọng của mọi người nói chung của học sinh tiểu. Nếu không biết viết hoặc viết sai, sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình học tập của các em. Không chỉ riêng các lớp tiểu học mà sẽ ảnh hưởng trong suốt cuộc đời học tập của học sinh.
II/ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
Tình hình chữ viết của giáo viên và học sinh đơn vị trường Tiểu học Vĩnh Phước B2 những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, vẫn còn nhiều GV và học sinh viết chưa đúng mẫu chữ theo QĐ 31/2002/BGD-ĐT. Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên. Bộ phận chuyên môn cùng với tập thể GV nhà trường cùng nhau trao đổi, chia sẻ nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho GV và HS của đơn vị. Rất mong được sự cộng tác của quý thầy cô.Trân trọng cảm ơn.
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
Hoạt động 1 : (Hoạt động nhóm đôi) Anh chị hãy nêu nguyên nhân học sinh viết chữ chưa đẹp, những điều kiện cần thiết giúp học sinh viết chữ đẹp (bàn ghế, tư thế ngồi, cách cầm viết, chữ viết của giáo viên….)
Thời gian cho hoạt động này 30 phút.
Nguyên nhân học sinh viết chữ chưa đẹp là
- Mẫu chữ viết không thống nhất, có những em chưa biết viết, không xác định được dòng kẻ, ngồi viết chưa đúng tư thế vì còn mải chơi, nghịch ngợm
- Các em chưa xác định được điểm đặt bút, điểm dừng bút khi viết chữ.
- Chưa xác định được khoảng cách viết giữa các con chữ và các chữ trong từ.
- Các em viết sai về độ cao, thế chữ chưa đúng mẫu.
- Viết nét nối giữa các con chữ (ch, tr, nh, ph, ng, ngh, gh, gi) chưa đúng, chưa đẹp.
- Mặt khác các em chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học nhiều hơn, phải viết nhiều các em mỏi tay dẫn đến nản trí khi viết.
- Khi viết sai các em gạch xóa, tẩy tùy tiện, tay tì lên giấy không đúng quy định . nên vở viết của các em rất bẩn nhầu nát, quăn mép.
- Giấy viết, loại bút, loại mực cũng không đồng nhất. Giấy, bút, mực kém chất lượng làm cho bài viết của các em xấu đi rất nhiều.
- Vở ghi chép các môn học của học sinh lẫn lộn, trình bày không khoa học, tùy tiện.
Nhận định nguyên nhân
- Học sinh không cố nền nếp thói quen tốt trong khi viết, trình bày bài, vở.
- Vở ghi, dụng cụ viết. của học sinh còn chưa được gia đình xác định, đầu tư đúng mức.
- Chữ viết của giáo viên chưa chuẩn mực, chưa thống nhất về kiếu dáng theo quy định.
- Chưa có quy định chung cũng như kế hoạch thực hiện về nền nếp giữ vở sạch - viết chữ đẹp cụ thể đối với giáo viên và học sinh.
Những điều kiện cần thiết giúp học sinh viết chữ đẹp là:
GHẾ NGỒI VÀ BÀN VIẾT
Đối với học sinh ti?u h?c, bàn viết phải có độ cao thích hợp, thông thường khi học sinh ngồi đúng vị trí thì mặt bàn cách mắt có độ dài bằng một cánh tay của học sinh đó. Vậy nên phải chọn bàn ghế hai chỗ ngồi như một số trường đang dùng là tốt nhất.
TƯ THẾ NGỒI VIẾT
Khi viết tư thế viết phải thật hợp lí, bởi tư thế viết không những ảnh hưởng đến chất lượng học tập, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thể lực của các em. Tư thế ngồi viết không đúng sẽ làm các em mệt mỏi, các em sẽ dễ mắc một số bệnh học đường như : mắt bị cận thị do ngồi viết ở nơi thiếu ánh sáng hoặc đầu cúi sát vở, cột sống bị vẹo, lưng gù, lép ngực phổi bị ảnh hưởng.Vậy nên giáo viên cần tạo cho các em thói quen ngồi đúng tư thế: khi ngồi viết phải ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở khoảng 25 đến 30 cm, cánh tay trái đặt lên mép vở, tay phải cầm bút, cánh tay để lên bàn để khi di chuyển thuận lợi dễ dàng, hai chân để song song, thoải mái. Nếu học sinh ngồi không đúng tư thế giáo viên phải kịp thời uốn nắn ngay.
CÁCH CẦM BÚT
Cách cầm bút của học sinh có nhiều kiểu khác nhau: có em dùng cả năm ngón tay chụm lại, có em dùng ba ngón tay để lên cán bút, ngón tay trỏ đè quá mạnh trên cán bút nên ngón tay này bị cong. Tất cả các điều trên đều làm cho bàn tay cầm bút bị cứng ngắc, viết lâu sẽ mỏi tay.
Cầm bút đúng quy cách là: ngón tay cái và ngón trỏ đặt lên cán bút, ngón giữa dưới cán bút, hai ngón út và áp út di chuyển từ trái sang phải, cán bút nghiêng về phía bên phải so với mặt giấy là 450, cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động mền mại, thoải mái.
Không cho các em cầm bút tay trái. Khi các em đã có tư thế ngồi đẹp biết cách cầm bút, giáo viên hướng dẫn các em nắm vững cấu tạo cơ bản của chữ Tiếng Việt bằng cách kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Điều này giúp các em chủ động phân tích hình dáng kích thước theo mẫu chữ. "Chữ mẫu" là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết. Đây là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng.
Khi dạy tập viết Gv cần phải có chữ mẫu phóng to trên bảng sẽ giúp học sinh dễ quan sát, từ đó tạo điều kiện để các em phân tích hình dáng, kích thước và các nét cơ bản cấu tạo chữ cái cần viết trong bài học.
- Chữ mẫu của giáo viên viết trên bảng .
- Chữ viết trong hộp chữ giúp các em kết hợp mắt nhìn, tay sờ để phối hợp các thao tác viết chữ một cách đồng bộ.
-Chữ viết của giáo viên khi chấm, chữa bài cũng được học sinh quan sát như một loại chữ mẫu. Chữ viết của GV cũng ảnh hưởng nhiều đến chữ viết của học sinh.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm (6 nhóm)
Nhóm 1: Thực hành kẻ ô và viết chữ hoa, chữ thường các con chữ: a,b,c,d, sau đó lên hướng dẫn học sinh cách viết,( quy trình viết)
Nhóm 2: Thực hành kẻ ô và viết chữ hoa, chữ thường các con chữ: e, g, h, i sau đó lên hướng dẫn học sinh cách viết,( quy trình viết)
Nhóm 3: Thực hành kẻ ô và viết chữ hoa, chữ thường các con chữ: k, l, m, n, sau đó lên hướng dẫn học sinh cách viết,( quy trình viết)
Nhóm 4: Thực hành kẻ ô và viết chữ hoa, chữ thường các con chữ: o, p , q , r, sau đó lên hướng dẫn học sinh cách viết,( quy trình viết)
Nhóm 5: Thực hành kẻ ô và viết chữ hoa, chữ thường các con chữ: s, t, u, v, sau đó lên hướng dẫn học sinh cách viết,( quy trình viết)
Nhóm 6: Thực hành kẻ ô và viết chữ hoa, chữ thường các con chữ:,x, y, ă, â sau đó lên hướng dẫn học sinh cách viết,( quy trình viết)
Mẫu chữ viết hoa, viết thường và các chữ số theo QĐ số 31/2002-BGD&ĐT
Anh chị hãy thực hành tập viết đúng mẫu các câu thơ sau:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Hồ Chí Minh
CÁC BIỆN PHÁP GIÚP RÈN CHỮ, GIỮ VỞ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC.
4. Rèn giữ vở sạch và trình bày vở
- Vở phải luôn giữ sạch, có đủ bìa nhãn, không bỏ vở, xé trang. Không bôi mực ra vở, không làm quăn mép vở. Vở viết của học sinh chọn loại giấy không nhoè mực...
6. Rèn luyện học sinh viết đúng mẫu chữ
Đây là bước vô cùng quan trọng và khó khăn với tất cả giáo viên và học sinh. Giáo viên cần hướng dẫn kỹ để các em nắm được cấu tạo chữ viết theo đúng quy trình mẫu. Ngoài ra, giáo viên viết mẫu trên bảng và ở vở cho học sinh quan sát - chữ viết của GV phải đúng theo mẫu và đẹp. Giáo viên cần chấm, chữa lỗi để học sinh phát hiện ra lỗi sai của mình và sửa kịp thời.
Để giúp học sinh viết đúng mẫu trong giờ tập viết và luyện viết giáo viên hướng dẫn các em viết qua hai giai đoạn.
+ Giai đoạn quan sát mẫu trên bảng và viết ra bảng con: giáo viên cho các em quan sát kĩ chữ mẫu trên bảng. Qua phân tích, giảng giải các em nắm được cấu tạo chữ viết và nắm được quy trình viết. Sau đó giáo viên cho các em viết trên bảng con. Giai đoạn đầu khi các em mới viết, giáo viên hướng dẫn trực tiếp trên bảng con hoặc có chữ mẫu đã trình bày sẵn trên bảng con để học sinh nhìn vào đó mà viết theo. Giai đoạn sau các em quan sát và tự viết vào bảng con dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên ở trên bảng lớn. Sau đó giáo viên kiểm tra và sửa chữa lỗi sau cho các em trực tiếp ở bảng con. Giáo viên lưu ý sửa cho các em học sinh về độ cao, độ rộng. khoảng cách các con chữ đã đúng mẫu chưa.
- Giáo viên quan sát sửa bài cho từng HS ngay trên bảng con
- Cho nhận xét bài viết của bạn trên bảng, GV yêu cầu học sinh nhận xét: độ cao và khoảng cách
Giai đoạn quan sát chữ mẫu và viết vào trong vở tập viết. Giáo viên cho học sinh quan sát kĩ chữ mẫu đầu dòng xem chữ cần viết, từ cần viết cao bao nhiêu, khoảng cách các con chữ trong một chữ, khoảng cách các chữ trong từ là bao nhiêu, sau đó mới đặt bút viết.
7. Xác định vị trí các đường kẻ, điểm dừng bút, điểm đặt bút
- Đường kẻ ly (1,2,3,4,5)
- Đường kẻ dọc (6, 7,8)
- Điểm dừng bút là vị trí kết thúc của chữ trong một chữ cái. Điểm dừng bút có thể trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên đường kẻ li.
- Điểm đặt bút là vị trí bắt đầu khi viết một nét trong một chữ cái. Điểm đặt bút có thể nằm trên đường kẻ li hoặc không nằm trên đường kẻ ly.
8. Xác định khoảng cách
- Qua các giờ tập viết, luyện viết giáo viên giúp học sinh nhận thấy rằng: Khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ là nửa thân con chữ, các nét chữ trong một chữ phải viết liền nét.
- Hướng dẫn cách ghi dấu thanh: khi viết dấu các chữ có dấu thanh quy trình viết liền mạch bằng cách lia bút theo chiều từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, đánh dấu nguyên âm trước, đánh dấu thanh sau.
- Các dấu huyền, sắc, hỏi, ngã đặt phía trên con chữ, dấu nặng đặt phía dưới con chữ. Viết vừa phải các dấu thanh không viết dài quá, to quá hoặc nhỏ quá.
10. Giáo viên phối hợp với phụ huynh: Thông qua các buổi họp phụ huynh giáo viên cần thống nhất cách đọc và luyện viết ở nhà để phụ huynh có thể giúp các em được nhiều hơn.
11. Động viên, khen thường
- Cuối mỗi tháng, sau khi chấm vở sạch chữ đẹp giáo viên có nhận xét và động viên tuyên dương khen thưởng những học sinh có tiến bộ về chữ viết, học sinh viết đẹp giữ vở sạch...
Chỉ đạo của BGH về công tác rèn chữ, giữ vở cho học sinh.
Các lớp phải tạo ra không khí thi đua, rèn chữ, giữ vở ở lớp mình.
Cuối năm học nhà trường tổ chức khảo sát lớp VSCĐ ở các lớp.
Hàng tháng vào các buổi sinh hoạt chuyên môn, sinh hoat tổ khối dành ra 15 phút để GV luyện viết chữ nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho Gv. Từ đó thúc đẩy chất lượng chữ viết cho học sinh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Minh Tuấn
Dung lượng: 6,32MB|
Lượt tài: 2
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)