ChuanKT-KN Lop 10
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Sinh |
Ngày 12/10/2018 |
63
Chia sẻ tài liệu: ChuanKT-KN Lop 10 thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
CHUẨN KIẾN THỨC-KĨ NĂNG NGỮ VĂN LỚP 10
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Thấy được hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian &VH viết;
- Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết;
- Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC:
1. Kiến thức:
Những bộ phận hợp thành, tiến trình phát triển của văn học Việt Nam và tư tưởng, tình cảm của người Việt Nam trong văn học.
2. Kĩ năng::
Nhận diện được nền văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc.
II/ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
1. Tìm hiểu chung:
a) Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết. Hai bộ phận này có mối quan hệ mật thiết với nhau.
- Văn học dân gian: gồm các thể loại như thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, dân ca, vè, truyện thơ, chèo; là sáng tác tập thể và truyền miệng, thể hiện tình cảm của n.dân lao động.
- Văn học viết: được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ; là sáng tác của trí thức, mang đậm dấu ấn sáng tạo của cá nhân.
b) Hai thời đại lớn của văn học Việt Nam:
Nhìn tổng quát, có thể thấy lịch sử văn học Việt Nam trải qua hai thời đại lớn: văn học trung đại và văn học hiện đại.
- Văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX): là thời đại văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm; hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hóa, văn học vùng Đông Nam Á, Đông Á; có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học khu vực, nhất là Trung Quốc.
- Văn học hiện đại (đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX): tồn tại trong bối cảnh giao lưu văn hóa, văn học ngày càng mở rộng, tiếp xúc và tiếp nhận tinh hoa của nhiều nền văn học thế giới đổi mới.
c) Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm chính trị, văn hóa, đạo đức, thẩm mĩ của người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ: quan hệ với thế giới tự nhiên, quan hệ quốc gia dân tộc, quan hệ xã hội và trong ý thức về bản thân.
2. Luyện tập:
- Khuyến khích HS nêu nhận định (lấy từ các luận điểm chính trong bài) và tập phân tích, lấy dẫn chứng làm sáng tỏ nhận định đó.
- Rèn luyện kĩ năng nắm bắt, nhìn nhận một nền văn học, nêu ra được những luận định khái quát, cơ bản về nền văn học ấy.
3. Hướng dẫn tự học:
- Nhớ đề mục, các luận điểm chính của bài Tổng quan.
- Sơ đồ hóa các bộ phận của văn học Việt Nam.
(((((
VĂN BẢN
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT::
- HIểu khái quát về văn bản, các đặc điểm cơ bản và các loại văn bản;
- Vận dụng được những kiến thức về văn bản vào việc phân tích và thực hành tạo lập văn bản.
II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG::
1. Kiến thức:
- Khái niệm và đặc điểm của văn bản
- Cách phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt, theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp.
2. Kĩ năng::
- Biết so sánh để nhận ra một số nét cơ bản của mỗi loại văn bản.
- Bước đầu biết tạo lập một văn bản theo một hình thức trình bày nhất định, triển khai một chủ đề cho trước hoặc tự xác định chủ đề.
- Vận dụng vào việc đọc – hiểu các văn bản được giới thiệu trong phần văn học.
II/ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
1. Tìm hiểu chung::
- Văn bản: là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Đặc điểm văn bản: mỗi văn bản triển khai một chủ đề trọn vẹn được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc, các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ; có dấu hiệu thể hiện tính hoàn chỉnh về nội dung; thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.
- Phân loại:
+ Theo phương thức biểu đạt: văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, điều hành (hành chính – công vụ).
+ Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp: văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Thấy được hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian &VH viết;
- Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết;
- Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC:
1. Kiến thức:
Những bộ phận hợp thành, tiến trình phát triển của văn học Việt Nam và tư tưởng, tình cảm của người Việt Nam trong văn học.
2. Kĩ năng::
Nhận diện được nền văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc.
II/ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
1. Tìm hiểu chung:
a) Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết. Hai bộ phận này có mối quan hệ mật thiết với nhau.
- Văn học dân gian: gồm các thể loại như thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, dân ca, vè, truyện thơ, chèo; là sáng tác tập thể và truyền miệng, thể hiện tình cảm của n.dân lao động.
- Văn học viết: được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ; là sáng tác của trí thức, mang đậm dấu ấn sáng tạo của cá nhân.
b) Hai thời đại lớn của văn học Việt Nam:
Nhìn tổng quát, có thể thấy lịch sử văn học Việt Nam trải qua hai thời đại lớn: văn học trung đại và văn học hiện đại.
- Văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX): là thời đại văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm; hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hóa, văn học vùng Đông Nam Á, Đông Á; có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học khu vực, nhất là Trung Quốc.
- Văn học hiện đại (đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX): tồn tại trong bối cảnh giao lưu văn hóa, văn học ngày càng mở rộng, tiếp xúc và tiếp nhận tinh hoa của nhiều nền văn học thế giới đổi mới.
c) Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm chính trị, văn hóa, đạo đức, thẩm mĩ của người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ: quan hệ với thế giới tự nhiên, quan hệ quốc gia dân tộc, quan hệ xã hội và trong ý thức về bản thân.
2. Luyện tập:
- Khuyến khích HS nêu nhận định (lấy từ các luận điểm chính trong bài) và tập phân tích, lấy dẫn chứng làm sáng tỏ nhận định đó.
- Rèn luyện kĩ năng nắm bắt, nhìn nhận một nền văn học, nêu ra được những luận định khái quát, cơ bản về nền văn học ấy.
3. Hướng dẫn tự học:
- Nhớ đề mục, các luận điểm chính của bài Tổng quan.
- Sơ đồ hóa các bộ phận của văn học Việt Nam.
(((((
VĂN BẢN
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT::
- HIểu khái quát về văn bản, các đặc điểm cơ bản và các loại văn bản;
- Vận dụng được những kiến thức về văn bản vào việc phân tích và thực hành tạo lập văn bản.
II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG::
1. Kiến thức:
- Khái niệm và đặc điểm của văn bản
- Cách phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt, theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp.
2. Kĩ năng::
- Biết so sánh để nhận ra một số nét cơ bản của mỗi loại văn bản.
- Bước đầu biết tạo lập một văn bản theo một hình thức trình bày nhất định, triển khai một chủ đề cho trước hoặc tự xác định chủ đề.
- Vận dụng vào việc đọc – hiểu các văn bản được giới thiệu trong phần văn học.
II/ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
1. Tìm hiểu chung::
- Văn bản: là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Đặc điểm văn bản: mỗi văn bản triển khai một chủ đề trọn vẹn được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc, các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ; có dấu hiệu thể hiện tính hoàn chỉnh về nội dung; thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.
- Phân loại:
+ Theo phương thức biểu đạt: văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, điều hành (hành chính – công vụ).
+ Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp: văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Sinh
Dung lượng: 452,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)