Chuẩn kt kn tiểu học

Chia sẻ bởi Đặng Quốc Loan | Ngày 12/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: chuẩn kt kn tiểu học thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TẬP HUẤN
Hướng dẫn thực hiện
Chuẩn kiến thức , kĩ năng
các môn ở tiểu học
Phước Long, ngày 07/8/2009
N.1: P. Tín A, Bình ThắngA, Kim Đồng, Long Hà C
N.2: Vừ A Dính, P. Bình B, Lê Lợi, Đặc- Ơ
N.3: P. Bình A, Long Phú, Ng. Huệ, Đ. Kia B
N.4: L. Tân, BT T. Mơ, Long Hà B, Đ.Kia A
N.5: P. Tín B, HB Trưng, Phú Trung, L.V.Tám
N.6: S. Giang, P.B.Châu, P.Riềng A, Đ.B.Lĩnh
N.7: T.Mơ, L.H.Phong, Ng.B.Ngọc, L.HưngB
N.8: P.Nghĩa, Bù Nho, P.RiềngB, B.Thắng B
N.9: L.Hà A, L.HưngA, B.G.Mập, Trần Phú.
Câu hỏi thảo luận:
Nghiên cứu tài liê�u th/ luâ�n câu hỏi sau:
Nêu nhiệm vụ của GV về dạy học trên cơ sở chuẩn kiến thức, kĩ năng?
Vì sao phải dạy học trên cơ sở chuẩn kiến thức, kĩ năng?
Nêu giải pháp thực hiện dạy học trên cơ sở chuẩn kiến thức, kĩ năng?
- Dạy học, kiểm tra trên cơ sở chuẩn kiến thức, kĩ năng:
Góp phần thực hiện chương trình TH để đạt mức chất lượng cơ bản về dạy học.
Tạo sự ổn định trong dạy để nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện chuẩn hóa trong giáo dục.
Tạo cơ hội để hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Là cơ sở phát triển năng lực cá nhân của học sinh.
Là cơ sở để so sánh quốc tế chương trình học.
Lập kế� hoạch dạy học.
Tổ chức dạy học
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Đánh giá giờ dạy.
I. LẬP KẾ HOẠCH DẠY HỌC:
1. Nêu mục đích, yêu cầu của bài học (gắn với yêu cầu cần đạt đã ghi trong tài liệu hướng dẫn)
* Yêu cầu cần đạt có gì khác mục tiêu khi soạn bài?
Yêu cầu cần đạt nhìn chung hạ thấp yêu cầu hơn trong mục tiêu ở SGK.
+ Mục đích yêu cầu ở SGV là mục đích yêu cầu của nộ�i dung bài trong SGK. Mà SGK viết cho tất cả các đối tượng HS ? chuẩn KTKN chương trình quy định là chuẩn tối thiểu.
Dạy học hướng tới > tối thiểu
* Nghệ thuật của GV là soạn, giảng để học sinh đạt trên chuẩn bằng:
+ Nội dung sách giáo khoa.
+ Tham khảo, sưu tầm tài liệu tham khảo khác.

- Yêu cầu cần đạt trong tài liệu có chỗ thấp hơn yêu cầu SGV, có những tiết yêu cầu cần đạt có phần khiêm tốn hơn, bỏ bớt nội dung mục dích yêu cầu của SGV.
Ví dụ: Luyện từ và câu - Lớp 4- Tuần 33
Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Ví dụ: Tập làm văn - Lớp 5- Tuần 3
Luyện tập tả cảnh

Ghi chú:
HS khá, giỏi biết hoàn chỉnh các đoạn văn ở BT 1 và chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn miêu tả khá sinh động.
+ Khi lập kế hoạch dạy học ở mỗi bài, GV cần đặt ra các câu hỏi như:
Kiến thức, kĩ năng cơ bản của bài học là gì? Làm thế nào để đạt được?
Nội dung và yêu cầu dành cho học sinh khá, giỏi là gì ? Cách thực hiện như thế nào?
Cần hỗ trợ học sinh yếu cái gì? Làm thế nào để học sinh yếu đạt Chuẩn?
2. Nêu những yêu cầu cần chuẩn bị về thiết bị, đồ dùng dạy và học của GV và HS
3. Xác định nội dung, phương pháp giảng dạy đối với GV, yêu cầu cần học đối với từng đối tượng HS.
GV căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh dạy học, nắm được khả năng học tập của từng HS trong lớp và "yêu cầu cần đạt" ghi trong tài liệu để xác định nội dung cụ thể của bài học trong SGK (không đưa thêm nội dung vượt quá yêu cầu cần đạt), xác định cách hướng dẫn cho từng nhóm đối tượng học sinh:
+ Gợi mở, dẫn dắt, làm mẫu. đối với HS yếu.
+ Mở rộng, phát triển (trong phạm vi chuẩn) đối với HS khá, giỏi.
- Dạy học nội dung bài học mới dựa trên kiến thức, kĩ năng của HS đạt được ở bài học trước và đảm bảo vừa đủ để tiếp thu bài học tiếp theo, từng bước đạt được yêu cầu cơ bản nêu trong chương trình môn học.

* Ví dụ: Bài Cây rau (TNXH Lớp 1 - tuần 22 )
- Yêu cầu cần đạt chuẩn KTKN là:
+ Kể được tên và nêu lợi ích của một số cây rau.
+ Chỉ được các bộ phận rễ, thân, lá, hoa của cây rau.
Vậy cần cho HS nắm được 3 hoạt đô�ng chính:
Kể được tên-Nêu lợi ích-Chỉ và nói được tên các bộ phận của cây rau.
+ Cách 1; Cho HS quan sát lần lượt từng cây rau với 3 yêu cầu: Kể tên, nêu lợi ích của cây rau đó(bộ phận ăn được) và chỉ rễ, thân, lá, hoa của cây rau.
+ Cách 2: Cho HS
1. Kể tên các loại rau mang đến
2. Nêu lợi ích theo các loại rau ăn lá, rau ăn thân, rau ăn củ, rau ăn hoa, rau ăn quả.
3. Chỉ rõ các bộ phận của từng cây rau.
- Nội dung khuyến khích HS khá giỏi:
Kể tên rau theo từng loại. Có thể cho 2 nhóm thực hành thi kể tên rau theo từng loại.
- Đối với HS yếu:
Yêu cầu các em quan sát một số cây rau phổ biến nhất ở địa phương do các em các em chưa nhận biết được nhiều cây rau khác nhau, đồng thời lưu ý HS về ích lợi của việc ăn rau đối với sức khỏe.
TV4. Tuần 7 - Luyện từ và câu
Cách viết tên người, địa li� Việt Nam
- Cột Yêu cầu cần đạt ghi "Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam; biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng VN (BT1, BT2, mục III), tìm và viết đúng một vài tên riêng VN (BT3)"
- Cột ghi chú giải thích thêm; "HS khá, giỏi làm được đầy đủ BT3 (mục III)
Như vậy, yêu cầu Viết tên và tìm trên bản đồ (BT3) "Các quận, huyện, thị xã/danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố của em" chỉ đặt ra đối với HS khá giỏi; những HS khác chỉ cần "tìm và viết đúng một vài tên riêng VN" theo nội dung BT3 là đạt chuẩn.
.
Địa lí lớp 4 - Tuần 9
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
Tài liệu gợi ý hai nội dung cho học sinh khá giỏi:
+ Quan sát hình và kể các công việc cần làm trong quy trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ.
+ Giải thích những nguyên nhân khiến rừng ở Tây Nguyên bị tàn phá.
Ngược lại, với đối tượng HS yếu, GV cần xác định những nội dung KTKN được coi là khó và vận dụng các PPDH phù hợp để các đối tượng này đạt được chuẩn.
Ví dụ, GV cần chỉ mẫu các con sông trên bản đồ, lược đồ; sử dụng thêm tranh ảnh, gợi ý để HS mô tả đặc điểm sông ở Tây Nguyên.
Thủ công lớp 2 - Tuần 3
Bài Gấp máy bay phản lực

Yêu cầu cần đạt: HS biết cách gấp máy bay phản lực và gấp được máy bay phản lực nhưng máy bay phản lực HS gấp có các nếp gấp chỉ tương đối thẳng, phẳng.
Môn Mĩ thuật
Chủ đề: Vẽ theo mẫu
Chú trọng hướng dẫn HS quan sát tìm hiểu hình dáng, đặc điểm, tỉ lệ và vẽ đẹp của vật mẫu.
Không gò ép HS vẽ theo mẫu một cách cứng nhắc, cần để HS tự cảm nhận.
Hình thành ý thức sắp xếp bố cục cân đối, hợp lí trên giấy vẽ.
Có thể thay thế mẫu vẽ tương ứng.
Khi đánh giá không yêu cầu cao về kĩ năng mà chú ý đánh giá thái độ
II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Căn cứ "yêu cầu cần đạt" và "ghi chú" (nếu có), GV tổ chức các hoạt động trên lớp một cách linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng HS (G, K, TB, Y) nhằm đảm bảo yêu cầu phát triển năng lực cá nhân và đạt hiệu quả thiết thực sau mỗi tiết dạy.
GV cần làm chủ thời gian cho mỗi hoạt động dạy học, chú trọng vào những hoạt động nhằm đạt Chuẩn kiến thức, kĩ năng.
Những hướng dẫn trong SGV được xem là một trong các phương án dạy học để GV nghiên cứu lựa chọn, thay đổi cho phù hợp với điều kiện học tập, khả năng tiếp thu của HS nhằm giúp các em đạt được Chuẩn nên SGV chỉ là sách tham khảo.
III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HS:
+ Làm căn cứ để điều chỉnh quá trình GD.
+ Đánh giá kết quả GD ở các môn học, hoạt động GD, phải:
- Bảo đảm tính toàn diện, tính khách quan, trung thực.
- Đánh giá căn cứ theo Chuẩn KTKN và yêu cầu thái độ.
- Phối hợp ĐGTX và ĐGĐK; ĐG của GV và tự ĐG của HS, NT và GĐ, cộng đồng.
- Kết hợp hình thức TN khách quan, TL và các hình thức khác.
Đối với đánh giá HS yếu:

- GV cần chỉ dẫn, giảng giải cho các em hiểu rõ và từng bước thực hiện được các yêu cầu của Chuẩn sau đó mới đánh giá.
- GV phải kiên nhẫn, từng bước dẫn dắt các em, không nên nóng vội sẽ tạo cảm giác tự ti, xấu hổ làm ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách các em và đánh giá không chính xác.
IV. ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY:
- Việc đánh giá giờ dạy căn cứ vào yêu cầu cần đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài học, lấy hiệu quả dạy học và việc tổ chức dạy học sát đối tượng học sinh làm tiêu chí cơ bản.
- Việc đánh giá giờ dạy của GV và kết quả học tập của HS, cần bám chuẩn KTKN, tạo điều kiện cho GV mạnh dạn trong việc đổi mới PPDH, nhằm tạo không khí lớp học nhẹ nhàng, làm cho HS ham thích các môn học, từ đó thích đến trường, đến lớp.
- Cần đánh giá cao những giờ dạy có sự quan tâm của GV đến mọi đối tượng HS, đặc biệt là việc giúp đỡ những HS yếu kém đạt chuẩn KTKN, thể hiện rõ sự vận dụng SGK một cách linh hoạt, phù hợp với thực tế địa phương và trình độ� của từng HS.
Kính Chào Tạm Biệt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Quốc Loan
Dung lượng: 4,93MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)