Chuẩn KT-KN Môn Thể Dục

Chia sẻ bởi Lê Văn Tường | Ngày 12/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: Chuẩn KT-KN Môn Thể Dục thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


Hướng dẫn dạy học theo chuẩn
kiến thức kỹ năng các môn học
2
Mở đầu

Chuẩn KT, KN các môn học cấp tiểu học đã được quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông (Quyết định 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5/5/2006)

"Chuẩn KT, KN là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KT, KN của môn học, hoạt động giáo dục mà HS cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập. Chuẩn KT, KN là căn cứ để biên soạn SGK, quản lý dạy học, đánh giá kết quả GD ở từng môn học, hoạt động giáo dục nhằm bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình GD".
3
Mở đầu
Chuẩn KT, KN :
Là cơ sở pháp lý cho công tác chỉ đạo, quản lý, dạy học
Là mức độ cần đạt để GV thực hiện dạy học đảm bảo những yêu cầu cơ bản, tối thiểu của chương trình giáo dục cấp tiểu học.
Thực hiện dạy học phù hợp với các đối tượng, tạo cơ hội cho GV chủ động, linh hoạt trong dạy học, từng bước thực hiện chất lượng giáo dục và bình đẳng trong phát triển năng lực của mỗi HS.
4
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có các văn bản chỉ đạo :

Công văn 896/BGDĐT- GDTH ngày 13/02/2006
Công văn 9832/BGDĐT- GDTH ngày 01/9/2006
Công văn 9890/BGDĐT- GDTH ngày 17/9/2007
Công văn số 10398/BGDĐT-GDTH ngày 28/9/2007

Nhằm hướng dẫn GV vận dụng linh hoạt CT và SGK theo đặc điểm vùng, miền phù hợp với đối tượng HS
5
Một số vấn đề tồn tại :

- Chất lượng dạy học chưa đạt được như mong muốn

- Nhiều GV, CBQL lúng túng khi vận dụng chương trình và sách trong quản lý, chỉ đạo và dạy học cho các đối tượng khác nhau.
6
Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT KN nhằm:

Để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Tạo điều kiện thuận lợi trong công tác dạy học
Đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay.

7
Tài liệu
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng
Biên soạn theo kế hoạch dạy học và SGK đang được sử dụng trong các trường tiểu học.
Có phần chung và phần hướng dẫn cụ thể cho từng tuần hoặc tiết đối với từng nội dung, chủ đề của môn học.
Mức độ của nội dung yêu cầu đạt về KT, KN đối với từng nội dung, chủ đề và được hiểu là chuẩn tối thiểu đòi hỏi tất cả HS ở các vùng, miền khác nhau đều phải đạt được.
Phần ghi chú trong tài liệu chỉ xác định để làm rõ những nội dung cần hướng dẫn cụ thể hoặc chi tiết hơn.
8
1.3. Mối quan hệ giữa Chuẩn và SGK, giữa Chuẩn và công tác tổ chức dạy học
9
CHUẨN KiẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG MÔN THỂ DỤC
Ngày 15 tháng 8 năm 2009
10
Mục tiêu dạy học môn Thể dục
Mục tiêu số một và quan trọng nhất của chương trình Thể dục cấp Tiểu học là rèn luyện sức khỏe và thể lực cho HS.
Dạy Thể dục là quá trình dạy học bảo đảm mọi HS đều đạt được chuẩn kiến thức, kỹ năng cơ bản của môn học.
Dạy Thể dục là quá trình tổ chức các hoạt động và hướng dẫn HS tập luyện để mọi đối tượng với sự cố gắng của bản thân đều đạt được chuẩn kiến thức, kỹ năng và phát triển được sức khoẻ, thể lực của mỗi cá nhân bằng những giải pháp phù hợp.
11
Nội dung chương trình Thể dục tiểu học
gồm các chủ đề cơ bản
Đội hình, đội ngũ
Bài thể dục phát triển chung
Thể dục rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản
Trò chơi vận động
Môn thể thao tự chọn

Dạy Thể dục ở tiểu học thực chất là quá trình dạy học theo 5 chủ đề trên và phải đảm bảo mọi học sinh đều đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng cơ bản của môn học.
12
Ví dụ chuẩn KT, KN ở bài thể dục đội hình đội ngũ
Nội dung ĐHĐN từ lớp 1 đến lớp 5 bao gồm các bài tập:
-Tập hợp các đội hình, dóng hàng, điểm số, dàn và dồn hàng, quay người về các hướng, cách chào, báo cáo, đi đều và cách đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Đây là những nội dung cơ bản nhằm giáo dục tính kỉ luật, tinh thần tập thể, rèn luyện nề nếp, thói quen chấp hành những qui định về tổ chức của lớp học, rèn luyện tư thế tác phong của HS.
- Yêu cầu cần đạt đối với HS chỉ ở mức ban đầu (làm quen), sau đó biết cách thực hiện và tham gia quá trình tập luyện cùng tập thể, chưa yêu cầu cao về kỹ thuật.



13
Ví dụ chuẩn KT, KN ở Bài thể dục đội hình đội ngũ
- Ví dụ: ở lớp 1, tuần thứ 8, khi học các tư thế cơ bản, chỉ cần yêu cầu HS bước đầu biết cách thực hiện tư thế đứng cơ bản, hoặc đứng đưa hai tay ra trước (có thể chưa thẳng). ở lớp 2, tuần 11 nội dung đi đều được thay thế bằng đi thường theo nhịp, tức là chỉ yêu cầu HS bước đầu làm quen với cách đi theo nhịp (nh?p 1 bước chân trái, nhịp 2 bước chân phải).
Quá trình luyện tập, GV cần nắm vững những sai lầm thường mắc của HS và uốn sửa kịp thời; không bắt buộc HS phải thực hiện các động tác theo qui trình, kĩ thuật một cách chính xác.
Yêu cầu cần đạt ở nội dung ĐHĐN trong tài liệu hướng dẫn chuẩn KTKN tương đối cụ thể từng tiết học, GV căn cứ vào đó để soạn bài cho phù hợp từng đối tưọng HS.

14
Ví dụ chuẩn KT, KN ở Bài thể dục phát triển chung
Bài thể dục phát triển chung ở lớp Một có 7 động tác, từ lớp Hai đến lớp Năm có 8 động tác gồm: Vươn thở, tay - chân, lườn, bụng, vặn mình, toàn thân, nhảy, điều hòa. Đây là các động tác nhằm rèn luyện cơ quan hô hấp, các nhóm cơ xương, khớp của cơ thể, góp phần phát triển thể lực chung và rèn luyện tư thế cơ bản đúng cho HS.
HS lớp 1, 2, 3 chưa yêu cầu các em phải nhớ trình tự của động tác trong bài thể dục, miễn sao học sinh thực hiện được các động tác là được.
Động tác toàn thân, hoặc động tác nhảy, thì nên cho học sinh tập động tác đơn lẻ trước, rồi mới phối hợp.
15
Ví dụ chuẩn KT, KN ở bài thể dục phát triển chung
Khi cho HS tập luyện, GV cần gọi tên động tác, làm mẫu và có thể giải thích động tác để các em biết được những điểm cơ bản, sau đó có thể cho các em tập bắt chước theo. Khi tổ chức tập luyện, GV dùng các khẩu lệnh để điều hành, sau đó hô nhịp động tác cho HS tập.
Trước khi học động tác mới, GV cần cho HS ôn lại một số hoặc toàn bộ động tác đã học của bài phát triển chung. Xen kẻ các lần tập, GV cần nhận xét, sửa sai, trực tiếp uốn nắn động tác cho các em tập chưa đúng. Trong quá trình dạy học, GV nên kết hợp tổ chức trò chơi để kích thích các em tích cực tập luyện.
16
Ví dụ chuẩn KT, KN
ở Bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản
* Rèn luyện tư thế và KN vận động cơ bản nhằm xây dựng những tư thế đúng, điều chỉnh KN chưa hợp lí của HS góp phầnphát triển cơ thể hài hòa, cân đối. Việc tập luyện các động tác giúp HS khắc phục một số sai lệch trong quá trình phát triển tự nhiên, tạo điều kiện cho các em có tư thế khỏe mạnh, biết cách dùng sức hợp lí. Phát triển các tố chất thể lực cơ bản của con người như: sức mạnh, s?c nhanh, mềm dẻo, khéo léo, linh hoạt...
17
Ví dụ chuẩn KT, KN
ở Bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản
ở lớp 3, tuần 6 khi tập luyện "Đi vượt chướng ngại vật thấp", chỉ cần yêu cầu các em:
Thực hiện đúng tư thế chuẩn bị
Cách di chuyển
Cách vượt chướng ngại vật trên đường đi bằng cách bật nhảy bằng một hoặc hai chân, hoặc bước chân cao để vượt qua mà không yêu cầu kỹ thuật.
Khi dạy bài "Phối hợp chạy - nhảy- mang vác ở lớp 4, tuần 25, GV chỉ cần yêu cầu HS thực hiện được động tác ở mức độ đơn giản.
18
Ví dụ chuẩn KT, KN
ở Bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản
* Các bài tập nhảy dây cũng không đòi hỏi nhiều về kĩ thuật, HS chỉ cần biết cách thực hiện và nhảy được nhiều lần càng tốt.
GV cần tập trung rèn luyện cho HS tư thế đúng ban đầu, sửa những nhược điểm hay tư thế không chính xác.
Quá trình HS tập luyện, GV cần thường xuyên nhắc nhở các em thực hiện cho đúng, chú ý giữ thăng bằng không để ngã hoặc làm sai. GV yêu cầu các em thực hiện các động tác với tốc độ vừa phải, nhịp nhàng.
19
Ví dụ chuẩn KT, KN ở nội dung trò chơi vận động
Những trò chơi được giới thiệu trong chương trình Thể dục ở tiểu học nhằm góp phần phát triển các tố chất thể lực và kĩ năng vận động của HS. Từ lớp 1 đến lớp 5, HS sẽ được lần lượt giới thiệu những trò chơi phù hợp với lứa tuổi.
Mỗi lớp, HS sẽ được học mới từ 8 đến 10 trò chơivận động. Phần lớn các trò chơi là những hoạt động tập thể. HS biết cách chơi, tham gia vào trò chơi là đạt được chuẩn KT,KN của bài học.
Thông qua trò chơi, HS tự thể hiện mình và học được cách hợp tác, phối hợp với các bạn trong khi chơi và tập luyện.
20
Ví dụ chuẩn KT, KN
ở nội dung trò chơi vận động
Khi dạy các trò chơi, GV cần nghiên cứu kĩ nội dung trò chơi, chuẩn bị tốt địa điểm và các phương tiện để tổ chức cho HS hoạt động vui chơi; tổ chức phân công nhiệm vụ và tổ chức đội hình học tập, vui chơi hợp lí, hiệu quả.
GV nên trực tiếp điều khiển trò chơi sao cho sinh động, hấp dẫn, an toàn. Trong quá trình chơi, GV nên sử dụng phương pháp thi đấu, động viên khuyến khích HS tham gia chơi một cách tích cực, chủ động.
GV cần yêu cầu về tổ chức, kỉ luật trong khi chơi để đề phòng mọi bất trắc, bảo đảm an toàn cho HS.
21
Ví dụ chuẩn KT, KN ở môn thể thao tự chọn
Các lớp 4, 5 có thêm nội dung môn thể thao tự chọn. Đây là những môn thể thao thích hợp với lứa tuổi, được giới thiệu để các trường chọn dạy cho HS, bước đầu giúp các em làm quen với một số môn thể thao thi đấu, qua đó phát triển thể lực, sức khỏe, tạo nền tảng cho việc phát triển thể chất của HS.
Chọn môn nào để dạy cho HS phụ thuộc vào điều kiện sân bãi, thiết bị dạy học, khả năng của HS nhà trường.
22
Ví dụ chuẩn KT, KN ở môn thể thao tự chọn
- Khi dạy tâng cầu, chuyền cầu, phát cầu điều cơ bản là
HS được tham gia và thực hiện được các động tác, không yêu cầu cao về kỹ thuật.
- Sách giáo viên yêu cầu HS biết đá, tâng, chuyền cầu, phát cầu bằng mu hoặc má bàn chân, nhưng khi dạy nội dung này, GV không yêu cầu HS phải làm được theo sách (chỉ cần nhận biết). HS có thể thực hiện và tham gia đá, tâng, chuyền cầu được nhiều lần bằng bất cứ cách nào, miễn là các em được vận động, được vui chơi.
23
Ví dụ chuẩn KT, KN ở môn thể thao tự chọn
- Khi dạy môn ném bóng 150g, GV chỉ yêu cầu HS biết được các tư thế, thực hiện được các động tác bổ trợ và biết cách dùng sức ném bóng đi xa hoặc trúng đích.
- Các bài tập ném bóng khi di chuyển chỉ dừng ở mức làm quen nên chỉ yêu cầu HS thực hiện với những bước di chuyển rất chậm và ném bóng đi.
- Khi tập động tác ném bóng vào rổ, chỉ yêu cầu HS có được tư thế chuẩn bị tốt và ném bóng vào rổ bằng một hoặc hai tay đều được, miễn sao bóng vào rổ hoặc trúng đích là đạt yêu cầu.
24
Phương pháp dạy học môn thể dục
- GV nên tập trung nhiều vào việc phát huy tính tích cực học tập của HS, dành nhiều thời gian cho các em tập luyện, hoạt động và vui chơi. Khi dạy học GV cần giải thích ngắn gọn, yêu cầu HS mạnh dạn, giao nhiệm vụ tự quản cho các em trong quá trình tập luyện.
Tích cực sử dụng những phương pháp dạy học đặc trưng của môn Thể dục nhằm phát huy tính tích cực của HS. Khuyến khích HS tham gia các hoạt động một cách tự giác, giúp đỡ nhau trong tập luyện.
- Chia tổ, nhóm tập luyện, phối hợp tổ chức tập đồng loạt với tập lần lượt sao cho hợp lí. Kết hợp tập luyện với trò chơi, tổ chức HS tập luyện, hợp lí, sinh động, hấp dẫn.
25
Phương pháp dạy học môn thể dục
Luôn động viên khuyến khích các em tích cực trong tập luyện.
Chuẩn bị kĩ bài dạy, phương tiện, thiết bị đồ dùng dạy học, luyện tập trước các động tác kĩ thuật trong sách để làm mẫu cho HS.
Sắp xếp thời khóa biểu hợp lí, hướng dẫn các em tự tổ chức rèn luyện, vui chơi ngoài giờ, nhằm đạt được mục tiêu phát triển sức khỏe, thể lực của HS. Nên hướng dẫn cụ thể cho HS cách bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cá nhân.
Kiểm soát chặt chẽ lượng vận động trong mỗi gìơ học, xử lí các tình huống trong quá trình tập luyện, tránh để HS tập luyện quá sức.
Khi sử dụng tranh ảnh để dạy kĩ thuật động tác, GV vừa cho HS xem vừa hướng dẫn, giải thích để HS nắm vững kĩ thuật.
26
Kiểm tra, đánh giá môn thể dục
GV căn cứ vào sự tiến bộ cũng như kết quả đạt được của HS để đánh giá môn Thể dục bằng nhận xét.
Khi đánh giá kết quả học tập của HS, GV đưa ra nhận xét về mức độ thực hiện các nội dung hoặc kỹ thuật, động tác mà HS đạt được theo mục tiêu, yêu cầu của bài dạy, thái độ tích cực, hợp tác, chủ động trong khi tập luyện. Để có một nhận xét, không nên chỉ dựa vào một lần kiểm tra mà phải dựa vào kết quả theo dõi toàn bộ quá trình học tập của HS.
Trong mỗi gìơ học, GV nên tìm ra các cơ hội giúp HS thể hiện các khả năng về kiến thức, kĩ năng trong bài học, đồng thời lựa chọn một nhóm mục tiêu để đánh giá.
27
Kiểm tra, đánh giá môn thể dục
Đối với từng HS và từng yêu cầu phải đánh giá, khi thấy có đủ từ 2 chứng cứ trở lên, GV đánh dấu vào sổ để ghi nhận đã hoàn thành. Cuối HKI và cuối năm học, nếu tổng các nhận xét đạt ở mức nhất định thì GV xếp loại học lực của HS theo qui định ở sổ gọi tên và ghi điểm.
Những HS xếp loại chưa hoàn thành, GV cần có kế hoạch bồi dưỡng, hướng dẫn tập luyện thêm cho đến khi hoàn thành được bài tập, động tác.
Những HS khuyết tật vì lí do sức khỏe không thể tham gia tập luyện đủ các nội dung, GV có thể lựa chọn các hình thức tập luyện khác để đảm bảo cho các em có quyền được học tập môn học này.
28
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Tường
Dung lượng: 786,73KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)