Chuẩn KT-KN Môn Đạo Đức

Chia sẻ bởi Lê Văn Tường | Ngày 12/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: Chuẩn KT-KN Môn Đạo Đức thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC
BỒI DƯỠNG
CHUYÊN MÔN HÈ 2009
MÔN: ĐẠO ĐỨC
Tháng 8 năm 2009
I) Chức năng của đạo đức
1. Chức năng giáo dục:
Con người sống trong xã hội, muốn sống, hành động theo lẽ phải thì phải được giáo dục về những chuẩn mực đạo đức. Có được những chuẩn mực đạo đức con người mới lựa chọn, điều chỉnh hành vi của bản thân đúng với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Mặc khác, những hành vi đúng chuẩn mực đạo đức sẽ được xã hội ủng hộ, tôn vinh. Cuộc sống có ý nghĩa là khi con người sống có đạo đức. Bác Hồ: Đạo đức là cái gốc
2. Chức năng điều chỉnh hành vi
Trên cơ sở những qui tắc, chuẩn mực đạo đức, bằng sự tác động của dư luận, chủ thể đạo đức tự điều chỉnh hành vi, thái độ của mình. thiếu điều chỉnh con người sẽ không hoàn thiện nhân cách, thậm chí còn sai lầm.. Yếu tố giúp con người điều chỉnh chính là lương tâm. Không có sự điều chỉnh của lương tâm con người sẽ trở thành ác thú hơn mọi ác thú.
3. Chức năng kiểm tra, đánh giá
Dựa vào chuẩn mực đạo đức con người tự đánh giá mình và đánh giá người khác. Từ đó có thái độ ứng xử và hành vi phù hợp, tránh được sai lầm, những hành vi trái đạo đức
II) Nhiệm vụ của giáo dục đạo đức
1. Giáo dục ý thức đạo đức: trang bị cho học sinh những hiểu biết về những chuẩn mực đạo đức sơ giản, cụ thể, gần gũi với đời sống học sinh để các em nhận thức đúng và phù hợp giữa hành vi ứng xử của bản thân với chuẩn mực đạo đức xã hội
2. Giáo dục tình cảm, niềm tin:
Từ tình cảm, niềm tin sẽ tạo ra động cơ đạo đức trong sáng trong việc thực hiện bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình
3. Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức:
Giúp học sinh có được thói quen, hành vi đúng chuẩn mực, hành động phù hợp với đạo đức xã hội, tạo lập cuộc sống tươi đẹp góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ba nhiệm vụ trên có quan hệ hữu cơ với nhau đòi hỏi nhà trường phải tổ chức tốt các hoạt động giáo dục để giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả.
Nội dung giáo dục đạo đức trong nhà trường tiểu học:
Nội dung giáo dục đạo đức cho học trong trường tiểu học là những chuẩn mực đạo đức, pháp luật sơ giản nhằm điều chỉnh hành vi của học sinh trong mối quan hệ với bản thân , cộng đồng và môi trường theo năm mối quan hệ sau:
Quan hệ bản thân với bản thân
Quan hệ bản thân với nhà trường
Quan hệ bản thân với gia đình
Quan hệ bản thân với cộng đồng, xã hội
Quan hệ bản thân với môi trường tự nhiên
( Xem nội dung chương trình giáo dục đạo đức lớp 1, 2, 3, 4, 5 ).
III) Hình thức giáo dục đạo đức
1. Giáo dục đạo đức thông qua dạy học trên lớp:
- Thông qua dạy học môn: Đạo đức, Tiếng Việt, Toán, TN&XH, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, LS&ĐL,...Mỗi môn học đề có vai trò khác nhau trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Trong đó, môn Đạo đức có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp kiến thức về chuẩn mực đạo đức, hình thành kĩ năng, thói quen, hành vi đạo đức cho học sinh.
2. Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Có nhiều nội dung và hình thức hoạt động:
- Hoạt động giáo dục theo chủ điểm trong năm học(...): Tổ chức hoạt động kỉ niệm các ngày lễ, ngày kỉ niêm lớn của đất nước, dân tộc có tác dụng giáo dục truyền thống, giáo dục lòng yêu nước,yêu quê hương, đồng bào, tạo cơ hội cho học sinh được thực hành rèn luyện đạo đức; học sinh được hòa nhập cộng đồng, thực hiện quyền và nghĩa vụ của người công dân nhỏ tuổi (quyền được tham gia, được thể hiện; bổn phận phải đóng góp cho cộng đồng, đất nước....).
Tổ chức các hoạt động theo chủ điểm cần chú ý nội dung giáo dục từng chủ điểm được thực hiện theo các tháng trong năm học (Chào mừng năm học mới ( T9); Biết ơn thầy cô giáo (T10,11); Em yêu chú Bộ đội (T12); Mừng Đảng, mừng Xuân (T1,2)... Qui trình tổ chức các hoạt động cần chú ý xây dựng kế hoạch cụ thể, chu đáo, khả thi, hiệu quả...
- Tiết chào cờ đầu tuần:
Được xác định trong thời khóa biểu hàng tuần, là hoạt động bắt buộc, là hình thức hoạt động toàn trường nhằm giáo dục ý thức, hành vi, thái độ nghiêm trang chào Quốc kì, hát Quốc ca, tình yêu Tổ quốc, rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, tính tự quản, hoạt động giao tiếp cho học sinh.
Tiết chào cờ cần chuẩn bị chu đáo nội dung, hình thức sinh động có tác dung giáo dục cao. Nghi thức chào cờ phải thật nghiêm trang ( Tất cả học sinh, giáo viên phải hát quốc ca, tránh hiện tượng hát rời rạc).
- Tiết giáo dục tập thể:
Là tiết học chính khóa được xác định trong thời khóa biểu vào cuối tuần dành cho sinh hoạt lớp, Đội TN, Sao NĐ có tác dụng giáo dục hình thành kĩ năng tổ chức, phát huy tính tự quản, tự giáo dục của học sinh. Giáo viên đóng vai trò người cố vấn, hướng dẫn cần chuẩn bị chu đáo đạt mục tiêu giáo dục cao.

- Các hoạt đông khác: như ngoại khoá, tham quan, cắm trại... rất phong phú, nhà trường cần tận dụng nhằm giáo dục tốt học sinh.
IV) Dạy học môn đạo đức
1. Vị trí môn Đạo đức ở trường tiểu học:
Dạy học môn Đạo đức trong trường tiểu học là một trong những hình thức cơ bản và quan trọng nhất để giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học theo mục tiêu giáo dục toàn diện. Nó có quan hệ hữu cơ với các môn học khác và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường tiểu học.
Môn Đạo đức giúp học sinh có kiến thức, kĩ năng hành vi đạo đức cơ bản để vận dụng, củng cố khắc sâu và mở rộng thông qua các môn học khác. Do vậy, dạy Đạo đức cần đảm bảo yêu cầu liên môn, tích hợp.
Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh giúp học sinh vận dụng, thực hành, luyện tập củng cố kiến thức, kĩ năng hành vi đạo đức. Do đó, cần quan tâm tổ chức tốt các hoạt động.
2. Mục tiêu môn Đạo đức ở trường tiểu học:
Môn Đạo đức ở trường tiểu học nhằm hình thành ở học sinh:
2.1. Kiến thức: Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và chuẩn mực hành vi mang tính pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong quan hệ của các em với bản thân; với người khác; với cộng đồng; đất nước, nhân loại; với môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó.
2.2. Kĩ năng: Bước đầu hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học; kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực đạo đức trong các trường hợp và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống.
2.3 Thái độ: Bước đầu hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân; yêu thương, tôn trọng con người; mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu.
Ba mục tiêu trên có quan hệ biện chứng, thống nhất với nhau: Mục tiêu kiến thức có tác dụng định hướng cho việc hình thành kĩ năng, thái độ và hành vi đạo đức. Mục tiêu về thái độ, kĩ năng, hành vi có tác dụng củng cố lại kiến thức về chuẩn mực hành vi đạo đức, Trong ba mục tiêu trên, mục tiêu về hành vi đạo đức là cái đích cuối cùng của giáo dục đạo đức nói chung và dạy học môn Đạo đức nói riêng.
Mục tiêu môn Đạo đức ở trường tiểu học được cụ thể theo đặc điểm lứa tuổi học sinh từng khối lớp:
Đối với học sinh lớp 1,2,3, nhận thức của các em còn thiên nhiều về cảm tính, trực tiếp và cụ thể. Do vậy nội dung dạy học cũng phải phù hợp với tâm - sính lí lứa tuổi các em:
Cụ thể, ngắn gon, dễ hiểu, gần gũi với kinh nghiệm sống của các em, kênh hình tương ứng với kênh chữ...
3. Nôi dung chương trình môn Đạo đức:
3.1. Kế hoạch dạy học ( QĐ số 16/2006):
3.2. Nội dung chương trình: xây dựng theo yêu cầu của từng khối lớp. Mỗi khối lớp (lớp 1, 2, 3, 4, 5) đều có 14 bài học, mỗi bài 2 tiết. Tổng thời lượng là 35 tiết/năm, phân bổ như sau:
14 bài x 2 tiết: 28 tiết
Dành cho địa phương : 3 tiết
Ôn tập học kì 1: 1 tiết
Thực hành học kì 1: 1 tiết
Ôn tập học cuối năm: 1 tiết
Thực hành cuối năm: 1 tiết
------------
35 tiết
V) Kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT, KN:
- Đánh giá đạo đức học sinh là đánh giá tất cả các mặt kiến thức; kĩ năng, hành vi và thái độ nhưng chủ yếu là thái độ, hành vi đạo đức.
- Đánh giá bằng nhận xét, giáo viên dựa vào các chứng cứ.
- Kết hợp sự đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của bản thân học sinh.
*Câu hỏi Thảo luận:
1/ Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng ở từng khối lớp để đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức gồm bao nhiêu nhận xét, bao nhiêu chứng cứ và mức độ thực hiện được bao nhiêu chứng cứ thì hoàn thành được nhận xét?
2/ Xếp loại học lực môn Đạo đức có mấy mức độ và nêu quy định của từng mức độ?
- Hệ thống nhận xét đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức ở các lớp 1, 2: Mỗi lớp gồm 8 nhận xét với 24 chứng cứ. Ở các lớp 3, 4, 5 mỗi lớp gồm 10 nhận xét với 30 chứng cứ. Trong quá trình đanh giá, học sinh thực hiện 2 chứng cứ trở lên là đạt được nhận xét đó.
- Môn Đạo đức là môn học đánh giá kết quả học tập của HS bằng nhận xét và được xác định theo hai mức:
+ Loại hoàn thành (A): HS đạt được yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng của môn học, đạt được từ 50% số nhận xét trở lên trong từng học kì hoặc cả năm học. Những HS đạt hoàn thành nhưng có những biểu hiện rõ về năng lực học tập, đạt 100% số nhận xét trong từng học kì được đánh giá là hoàn thành tốt (A+)
+ Loại chưa hoàn thành (B): HS chưa đạt yêu cầu theo quy định, đạt dưới 50% số nhận xét trong từng học kì hay cả năm học.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Tường
Dung lượng: 117,58KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)