Chuan kien thuc ky nang tieu hoc ( tat ca cac mon)

Chia sẻ bởi Hoàng Trường Sơn | Ngày 12/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: chuan kien thuc ky nang tieu hoc ( tat ca cac mon) thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ
DẠY HỌC THEO CHUẨN
KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
TRONG CÁC MÔN HỌC Ở TIỂU HỌC
I. Chuaồn kieỏn thửực - kú naờng laứ gỡ?
Chuẩn kiến thức – kĩ năng là các yêu cầu cơ bản,
tối thiểu về kiến thức – kĩ năng của môn học, hoạt động
giáo dục mà học sinh cần phải và có thể đạt được.
Chuẩn kiến thức- kĩ năng được cụ thể hoá ở các chủ
đề của môn học theo từng lớp, ở các lĩnh vực học tập
cho từng lớp và cho cả cấp học. Chuẩn kiến thức-
kĩ năng là cơ sở để biên soạn SGK, quản lí dạy học,
đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học và hoạt động
giáo dục bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi của
chương trình tiểu học, bảo đảm chất lượng và hiệu quả
của quá trình giáo dục ở Tiểu học
Hay nói cách khác: chuẩn kiến thức – kĩ năng là
các yêu cầu cơ bản mà tất cả học sinh phải đạt được
sau từng giai đoạn học tập.
II. Taùi sao phaỷi thửùc hieọn theo chuaồn ?
Bộ GD &ĐT đã có những văn bản hướng dẫn thực
hiện chương trình SGK và chỉ đạo dạy học phù hợp
với đối tượng HS ở các vùng miền khác nhau như công
văn số 896 ngày 13/2/2006 về hướng dẫn điều chỉnh
dạy và học cho HS Tiểu học; quyết định số 16/2006
của Bộ GD về chương trình GD phổ thông cấp Tiểu
học; công văn số 9832/BGD ngày 1/9 năm 2006 về
hướng dẫn thực hiện các chương trình môn học từ
lớp 1 – lớp 5 nhưng không ít GV vẫn lúng túng khi vận
dụng chương trình SGK để dạy học cho các đối tượng
HS khác nhau như đối tượng giỏi – khá – TB - yếu.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học, tạo điều kiện
thuận lợi cho GV và CBQL. Bộ GD đã biên soạn tài liệu
hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức-kĩ năng các
môn học ở Tiểu học. Đây là giải pháp cơ bản trong hệ
thống các giải pháp đảm bảo cho việc dạy học ở Tiểu
học đạt mục tiêu đề ra, góp phần khắc phục tình trạng
quá tải trong giảng dạy, từng bước ổn định và nâng cao
chất lượng GD Tiểu học.
Bộ tài liệu HD thực hiện chuẩn kiến thức-kĩ năng các
môn học ở Tiểu học được biên soạn theo kế hoạch dạy học quy định và dựa theo các bài học trong SGK hoặc SGV đối với các môn học không có SGK, tài liệu đề cập Đến nội dung, yêu cầu cần đạt. Đây là yêu cầu cơ bản,Tối thiểu mà tất cả các HS cần phải đạt được sau học Trong chương trình GDPT. Cấp tiểu học, cột ghi chú đề cập tới những ý cụ thể nhằm làm rõ mức độ cần đạt hoặc phạm vi mở rộng phát triển đối với HS giỏi, khá. Ngoài cấu trúc chung thống nhất ở các môn học, có môn học thêm mục riêng thể hiện tính đặc thù của môn học đó.
III. Thöïc hieän daïy chuaån caùc moân hoïc
MÔN TOÁN
MÔN TIẾNG VIỆT
CÁC MÔN HỌC KHÁC
Mục tiêu của môn Toán:
Môn Toán cấp Tiểu học nhằm giúp HS:
Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học, các số tự nhiên, phân số, số thập phân, các đại lượng thông dụng, một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản.
Hình thành các kĩ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có lời văn.
Phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí, kích thích trí tưởng tượng, chăm học và hứng thú học toán.

2. Nội dung dạy học môn Toán được nêu trong
chương trình GDPT – Cấp Tiểu học
Nội dung dạy học môn Toán được sắp xếp theo từng lớp, trong đó có mức độ cần đạt về kiến thức – kĩ năng (chuẩn kiến thức- kĩ năng) của từng chủ đề, theo các mạch kiến thức của từng lớp.
Nội dung môn Toán thể hiện toàn bộ trong SGK, trong đó có mức độ đạt chuẩn và trên chuẩn.
Ví dụ 1: Bài: Phép chia (lớp 3/T76)
Yêu cầu cần đạt là nằm ở phần ghi nhớ và vận dụng vào làm được bài 1,2 (đối với trường khó khăn), còn đối với trường thuận lợi thì phải trên chuẩn tức là làm được bài tập 3.
Ví dụ 2: Bài : Luyện tập chung (lớp 3/T75)
Yêu cầu cần đạt là HS làm được BT 1, ba phép tính trong BT 2 và BT3 (Đối với trường khó khăn),còn đối với trường thuận lợi HS làm được BT 4,5
Khi dạy đối với vùng khó khăn thì cố gắng đạt chuẩn, còn ở trường thuận lợi thì phải vượt chuẩn.
Ví dụ: Một lớp học có 30HS, khi kiểm tra 100% HS đạt điểm 5,6 thì đã đạt chuẩn.
Đối với từng bài học trong SGK Toán, cần quan tâm đến yêu cầu cơ bản, tối thiểu mà tất cả HS cần đạt được sau khi học xong bài tập đó. Qúa trình tích luỹ được qua yêu cầu cần đạt ở mỗi bài học đối với HS cũng chính là quá trình đảm bảo cho HS đạt chuẩn kiến thức cơ bản của môn Toán theo từng chủ đề, từng lớp và toàn cấp học.
Ví dụ: Khi soạn bài, cần xác định rõ mục tiêu của bài này theo chuẩn kiến thức-kĩ năng, GV phải xác định rõ số lượng BT để HS đạt chuẩn,trên chuẩn, vượt chuẩn là BT nào trong nội dung bài học, phải phân loại đối tượng HS cho phù hợp
Để đảm bảo thực hiện các yêu cầu cần đạt của mỗi bài học phải thực hiện các bài tập cần làm trong số các bài tập thực hành, luyện tập của BT trong SGK. Đây là các bài tập cơ bản thiết yếu phải hoàn thành đối với mỗi HS trong mỗi giờ học.
Cụ thể ở từng lớp như sau:
LỚP 1: Có 140 tiết/35 tuần, mỗi tuần 4 tiết.
Chuẩn kiến thức – kĩ năng cần đạt đối với lớp 1 giai đoạn giữa HKI là:
HS biết đếm, đọc, viết các số đến 10
+ Đếm từ 1 đến 10 (đếm xuôi, đếm ngược)
+ Đọc và viết tiếp được các số cho sẵn trong phạm vi 10.VD: 8;…;10 1;…;3;…;5;…;7;…
Nhận biết số lượng của một nhóm đối tượng.VD:GV đính trên bảng 4 bông hoa, 5 quả cam, 7 cái bút, HS nhìn nhóm đồ vật nhận biết được các chữ số 4,5,7.
Biết so sánh các số trong phạm vi 10: sử dụng từ “lớn hơn”; “bé hơn”; “bằng nhau” và các dấu >, <, = khi so sánh các số trong phạm vi 10.
Xác định số lớn nhất, bé nhất, sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn (từ lớn đến bé) trong một nhóm các số cho sẵn.
VD: Xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 3,8,5,4,9.
Thực hiện được các phép cộng trong phạm vi 5, phép trừ trong phạm vi 3.
Nhận dạng được hình vuông, hình tam giác, hình tròn.Biết xếp và ghép hình đơn giản.
* Lưu ý: Khi ra đề kiểm tra,cần bám sát chuẩn kiến thức-kĩ năng các môn học, tránh ra đề quá cao hoặc quá thấp so với chuẩn.
LỚP 2: Có 175 tiết/35 tuần, mỗi tuần có 5 tiết
Về số học: + Hs được học phép cộng và phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ, các số đến 1000, phép cộng, trừ các số có 3 chữ số không nhớ, phép nhân và phép chia; giới thiệu về phân số 1/2, 1/3, 1/4, 1/5, số 1 và số 0 trong phép nhân và phép chia.
Về đại lượng và đo đại lượng: Học đơn vị đo độ dài: dm, m, km; giới thiệu về đơn vị lít; đơn vị đo khối lượng: kg, cân, ước lượng kg; đơn vị đo thời gian: ngày, giờ, phút, xem lịch, xem đồng hồ; đơn vị tiền tệ: tiền VN.
Về yếu tố hình học: Giới thiệu về đường thẳng, 3 điểm thẳng hàng, đường gấp khúc, hình tứ giác, hình chữ nhật; giới thiệu khái niệm chu vi của 1 hình đơn giản, tính chu vi hình tam giác, tứ giác; thực hành vẽ hình, gấp hình.
Về giải toán có lời văn: Giải bài toán bằng 1 phép tính: cộng, trừ, nhân, chia.
LỚP 3: Có 175 tiết/35 tuần, mỗi tuần 5 tiết.
Về số học:
+ HS được học phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000; cộng, trừ các số có 3 chữ số có nhớ không quá 1 lần; bảng nhân và chia 6,7,8,9; giới thiệu các phân số 1/6, 1/7, 1/8, 1/9; phép nhân số có đến 2 và 3 chữ số với số có 1 chữ số có nhớ không quá 1 lần; chia hết và chia có dư; làm quen với biểu thức và tính giá trị biểu thức; tìm số chia chưa biết.
+ Đọc, viết được các số từ 10 000 đến 100 000; phép cộng và trừ có nhớ không liên tiếp và không quá 2 lần.
+ Giới thiệu bảng số liệu thống kê đơn giản, làm quen với chữ số La mã.
Về đại lượng và đo đại lượng: HS được học đơn vị đo độ dài: dam, hm; bảng đơn vị đo độ dài, đơn vị đo khối lượng:gam, quan hệ giữa kg và g; giới thiệu tiếp về tiền VN.
Về yếu tố hình học: giới thiệu góc vuông và góc không vuông, tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông; giới thiệu diện tích của 1 hình; tính diện tích hình chữ nhật và hình vuông vẽ góc vuông bằng thước kẻ và êke; vẽ đường tròn bằng compa.
Giải toán có lời văn: Gỉai bài toán có 2 bước phép tính, giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
LỚP 4: Có 175 tiết/35 tuần, mỗi tuần 5 tiết.
Về số học:
+ HS được học các phép tính về số tự nhiên: đọc, viết, so sánh các số đến lớp triệu, phép cộng và phép trừ các số có 6 chữ số có nhớ không quá 3 lượt; Tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng các số tự nhiên; tính giá trị biểu thức đến 3 phép tính, biểu thức chứa chữ; dấu hiệu chia hết cho 2, 3,5, 9.
+ Phân số: các phép tính về phân số
+ Tỉ số: Giới thiệu về tỉ lệ bản đồ và một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ; một số yếu tố thống kê; số trung bình cộng; biểu đồ, biểu đồ hình cột.
Về đại lượng và đo đại lượng: Giới thiệu các đơn vị đo khối lượng: tấn, tạ, hg, dag; giới thiệu các đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ.
Về yếu tố hình học: Giới thiệu về góc nhọn, góc tù, góc bẹt; giới thiệu 2 đường thẳng cắt nhau, vuông góc với nhau; diện tích hình bình hành, hình thoi; thực hành vẽ hình bằng thước thẳng, êke, cắt, ghép hình.
Giải toán có lời văn: Gỉai bài toán có 2 hoặc 3 bước tính, có sử dụng phân số; giải các bài toán liên quan đến: tìm 2 số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của chúng; tìm số trung bình cộng, tìm phân số của 1 số,…
LỚP 5: Có 175 tiết/35 tuần, mỗi tuần 5 tiết.
Về số học:
+ HS được bổ sung về phân số thập phân và hỗn số; một số dạng bài toán về “quan hệ tỉ lệ”; số thập phân, các phép tính với số thập phân; tỉ số phần trăm; mối quan hệ giữa tỉ số phần trăm và số thập phân; số thập phân và phân số; giới thiệu bước đầu về cách sử dụng máy tính bỏ túi; một số yếu tố thống kê; giới thiệu biểu đồ hình quạt.
Về đại lượng và đo đại lượng: Cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian; vận tốc, quan hệ giữa vận tốc, quãng đường và thời gian; đơn vị đo diện tích: dam2, hm2, mm2; quan hệ giữa m2 và ha; đơn vị đo thể tích: cm3. dm3,m3.
Về yếu tố hình học: Giới thiệu hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ, hình cầu; tính diện tích hình tam giác và hình thang; tính chu vi và diện tích hình tròn; tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần; thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
Giải toán có lời văn: Giải các bài toán có đến 4 bước tính, các bài toán có nội dung hình học.
Khi soạn bài, GV cần bám vào chuẩn kiến thức – kĩ năng để xác định mục tiêu bài học, trong tài liệu đã hướng dẫn rất rõ tên bài dạy, yêu cầu cần đạt, ghi chú. Cột ghi chú đề cập tới những bài tập, HS cần làm ở mỗi tiết học để đạt chuẩn kiến thức – kĩ năng sau tiết học mà có HS chưa làm được các bài tập ở cột ghi chú thì HS đó chưa đạt yêu cầu, còn đối với HS khá, giỏi thì phải hoàn thành các BT ở cột ghi chú, GV phải yêu cầu làm thêm 1 số bài khác.
Ví dụ 1: Bài:Phép cộng các số trong phạm vi 10 000 (lớp 3)
Phần đóng khung xanh trong SGK và BT 1, 2 là yêu cầu cần đạt.BT 3,4 là BT nâng cao dành cho đối tượng HS khá, giỏi.
Ví dụ 2: Bài: Một tổng chia cho một số
Bài 1, 2 không yêu cầu HS học thuộc tính chất mà chỉ yêu cầu HS thực hiện đúng các phép tính là đã đạt chuẩn.
Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học:
Môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học nhằm giúp HS:
Hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, đọc, nói, viết) và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi thông qua dạy học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy.
Cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt, Tự nhiên & XH và con người, về văn hoá – văn học của VN và nước ngoài.
Bồi dưỡng tình yêu và hình thành thói quen, giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người VN xã hội chủ nghĩa cho HS
LỚP 1: Có 350 tiết/35 tuần – mỗi tuần có 10 tiết.
Cấu trúc bài học cũng như yêu cầu cần đạt ở nhiều bài tương đối đồng nhất nên một số yêu cầu cần đạt ở mức độ cao hơn cho HS khá, giỏi chỉ được trình bày ở phần ghi chú trong 1,2 bài đầu, tuần đầu. Không nhắc lại ở những bài sau. Riêng đối với HS yếu GV cần có biện pháp dạy học thích hợp nhằm tạo điều kiện cho đối tượng này từng bước đạt chuẩn quy định. Ví dụ: HS chưa biết đọc trơn thì GV hướng dẫn đánh vần để biết đánh vần tiến tới đọc trơn, chưa viết đúng, GV hướng dẫn rèn viết từng chữ, từ, số dòng với tốc độ viết tuỳ theo khả năng của HS. Cụ thể:
Dựa vào đối tượng và điều kiện dạy học cụ thể, trong từng giai đoạn, HS có
thể đạt tốc độ quy định như trên sớm hay muộn, GV có thể linh hoạt xác
định tốc độ cần đạt sau từng bài học đối với HS lớp mình phụ trách.
VD: Bài 1: Âm e
Yêu cầu cần đạt là HS nhận biết được chữ và âm e. Trả lời 2,3 câu hỏi đơn
giản về các bức tranh trong SGK, còn đối với HS khá, giỏi, luyện nói đến 4-5
câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh trong SGK
LỚP 2: Có 315 tiết/35 tuần – mỗi tuần có 9 tiết.
1. Kiến thức:
Ngữ âm và chữ viết:
Thuộc bảng chữ cái, biết hết tên người, tên sách,truyện theo thứ tự chữ cái mở đầu. Biết quy tắc viết hoa chữ đầu câu và viết hoa tên riêng VN.
b. Từ vựng:
Biết các từ chỉ sự vật, hoạt động, thành ngữ, tục ngữ dễ hiểu. Bước đầu nhận biết các từ có quan hệ đồng nghĩa, trái nghĩa.
c. Ngữ pháp:
Bước đầu nhận biết các từ ngữ chỉ sự vật, đặc điểm, tính chất nhận biết câu trong đoạn,nhận biết kiểu câu kể, câu hỏi. Bước đầu biết cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
d. Tập làm văn:
- Nhận biết đoạn văn, ý chính của đoạn văn. Biết cách tạo lập một số văn bản thông thường như:danh sách HS, tờ khai lí lịch, thông báo, nội quy, bưu thiếp,…
- Biết một số nghi thức lời nói, chào hỏi, chia tay, cảm ơn, xin lỗi,…Đối với HS khá, giỏi yêu cầu các em biết đặt đầu đề cho đoạn văn theo gợi ý.
LỚP 2:. 2. Kĩ năng:
Đọc thông, đọc đúng, liền mạch các từ, cụm từ trong câu, đọc trơn đoạn bài đơn giản, tốc độ đọc khoảng 50-60 tiếng/phút. Bước đầu biết đọc thầm.
Đọc hiểu: Hiểu nội dung đoạn thơ, bài văn, bài thơ và một số văn bản thông thường đã học.
Ứng dụng kĩ năng đọc: thuộc 6 khổ thơ, đoạn văn, bài thơ (40-50 tiếng), biết đọc mục lục SGK, truyện thiếu nhi, thời khoá biểu, thông báo, nội quy.
Viết chữ: Biết viết chữ hoa cỡ vừa, biết nối chữ cái viết hoa với chữ cái viết thường.
- Viết chính tả: Viết đúng các chữ mở đầu bằng c/k, g/gh, ng/ngh, viết được 1 số chữ ghi tiếng có vần khó (uynh, uơ, uy, oay, oăm,…)
- Viết đúng 1 số cặp từ dễ lẫn âm đầu (l/n, s/x, d/gi/r,…), vần (an/ang, at/ac, iu/iêu, ưu/ươu,…), thanh hỏi, thanh ngã.
Biết vết hoa chữ cái mở đầu câu, viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
LỚP 2:.
2. Kĩ năng:
- Nhìn – viết, nghe – viết bài chính tả có độ dài khoảng 3-5 câu; tốc độ 50 chữ/15 phút, trình bày sạch đẹp, không mắc quá 5 lỗi chính tả. Biết điền vào bản khai lí lịch, giấy mời in sẵn.
Nghe: Nghe và trả lời được câu hỏi về những mẩu chuyện có nội dung đơn giản, gần gũi với lứa tuổi.
Nghe – viết được bài chính tả có tốc độ dài khoảng 50 chữ/15 phút.
Nói: Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ, đề nghị, yêu cầu; biết dùng từ xưng hô; biết nói đúng vai trong đoạn hội thoại. Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi: Ai?, Cái gì? Làm gì?, Thế nào? ở đâu? Bao giờ?.
Đối với HS khá – giỏi, yêu cầu HS giới thiệu được vài nét về bản thân, người thân, bạn bè, …thể hiện được tình cảm, thái độ trong lời kể, cách nói tự nhiên, mạnh dạn.
LỚP3: Có 280 tiết/35 tuần- mỗi tuần 8 tiết
1. Kiến thức:
Ngữ âm và chữ viết: Nắm vững mẫu chữ cái viết hoa. Biết cách viết hoa tên riêng VN, tên riêng nước ngoài (phiên âm)
Từ vựng: Biết thêm các từ ngữ (gồm: thành ngữ, tục ngữ dễ hiểu về lao động sản xuất, văn hoá-xã hội, bảo vệ tổ quốc)
Ngữ pháp: Nhận biết được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất. Biết cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu hai chấm. Bước đầu nhận biết biện pháp so sánh, nhân hoá trong bài học và trong lời nói.
Tập làm văn: Biết cấu tạo 3 phần của bài văn. Bước đầu nhận biết cấu tạo của 1 số loại văn bản thông thường. Nhận biết đoạn văn và ý chính của đoạn văn. Đối với HS khá-giỏi, yêu cầu HS nhận biết các phần mở bài, thân bài và kết bài qua các bài tập đọc và qua các câu chuyện đã học. Biết lựa chọn đầu đề cho đoạn văn. Nhận biết các phần của bức thư, lá đơn.

LỚP3:
2. Kĩ năng:
Đọc: Đọc đúng, rõ ràng, mạch lạc các văn bản nghệ thuật có độ dài khoảng 200 tiếng, tốc độ đọc 70-80 tiếng/phút. Biết đọc phân biệt lời nhân vật trong các đoạn đối thoại và lời người dẫn chuyện.
Đọc – hiểu: Hiểu ý chính của đoạn văn. Biết nhận xét một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài học. Thuộc bài thơ, đoạn văn dễ nhớ, có độ dài khoảng 80 tiếng. Biết sử dụng mục lục sách, thời khoá biểu, đọc thông báo, nội quy.
Viết: Nghe-viết, nhớ - viết bài chính tả có tốc độ dài khoảng 60 – 70 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi chính tả, trình bày sạch sẽ; viết đúng tên riêng VN và nước ngoài. Phát hiện và sửa lỗi chính tả trong bài viết; biết viết đơn; viết tờ khai theo mẫu; biết viết thư ngắn để báo tin tức hoặc hỏi thăm người thân; viết được đoạn văn kể, tả đơn giản (6-8 câu) theo gợi ý.
LỚP3: 2. Kĩ năng:
Nghe:
+ Nghe – Hiểu: Kể lại được đoạn truyện, mẩu chuyện đã nghe GV kể trên lớp.
+ Nghe – Viết: Nghe – viết bài chính tả có độ dài 70 chữ trong đó có từ chứa âm khó, vần khó. Ghi lại được một vài ý trong bản tin ngắn đã nghe.
Nói: Biết dùng từ xưng hô và lời nói phù hợp với tình huống giao tiếp trong gia đình, nhà trường. Biết đặt và trả lời câu hỏi trong học tập, giao tiếp. Biết kể 1 đoạn truyện hoặc 1 câu chuyện đã đọc, đã nghe. Nói được một số câu đơn giản về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh hoặc câu hỏi. Bước đầu biết phát biểu ý kiến trong cuộc họp (VD: Bài: Cuộc họp của chữ viết). Biết giới thiệu các thành viên, các hoạt động của tổ, của lớp.
Đối với HS khá – giỏi, các em nêu được ý kiến cá nhân, nhận xét ý kiến của bạn trong các tiết học trên lớp và trong sinh hoạt tập thể. Giới thiệu hoạt động của tổ, lớp dựa trên báo cáo hoặc văn bản đã chuẩn bị theo mẫu.
LỚP 4: Có 280 tiết/35 tuần – mỗi tuần có 8 tiết.
1. Kiến thức:
Ngữ âm và chữ viết:
HS nhận biết được cả 3 phần của chữ viết: âm đầu, vần và thanh. Biết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí VN và nước ngoài.
b. Từ vựng:
Nhận biết được sự khác biệt về cấu tạo của từ đơn và từ phức; từ ghép và từ láy.
c. Ngữ pháp:
Hiểu thế nào là danh từ, động từ, tính từ. Hiểu thế nào là câu, câu đơn, các thành phần chính của câu đơn, thành phần phụ: trạng ngữ.Hiểu thế nào là câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến, biết cách đặt các loại câu trên. Biết cách dùng dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép. Nêu được cảm nhận về một số hình ảnh so sánh, nhân hoá trong câu văn, câu thơ. Biết nói, viết câu có dùng phép so sánh, nhân hoá.
d. Tập làm văn:
Nhận biết các phần của bài văn kể chuyện, miêu tả. Biết cách lập dàn ý cho bài văn kể chuyện , miêu tả. Biết cách viết thư , đơn.
LỚP 4:
2. Kĩ năng:
Đọc:
Đọc thông:
+ Đọc các văn bản nghệ thuật, báo chí có độ dài khoảng 250 chữ, tốc độ 90-100 chữ/phút.
+ Đọc thầm: khoảng 100 – 120 chữ/phút.
+ Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ.
Đọc – hiểu: Nhận biết dàn ý của bài đọc, hiểu nội dung chính của từng đoạn trong bài, biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. Biết dùng từ điển HS, sổ tay từ ngữ.
Viết chính tả: Viết được bài chính tả nghe – viết, nhớ - viết có độ dài khoảng 80 – 90 chữ trong 20 phút.Không mắc quá 5 lỗi chính tả trình bày sạch sẽ; biết viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài; biết tự sửa lỗi chính tả trong các bài viết; biết dùng từ đặt cầu, sử dụng dấucâu; biết lập dàn ý cho bài văn kể chuyện, miêu tả; viêt được bài văn theo dàn ý đã lập có độ dài khoảng 150 – 200 chữ, khoảng 20 – 25 dòng; biết viết tóm tắt đoạn tin, mẩu tin, câu chuyện đơn giản.
LỚP 4:
2. Kĩ năng:
Nghe:
+ Nghe - hiểu: Nghe và thuật lại nội dung chính của bản tin, thông báo, kể lại câu chuyện đã được nghe.
+ Nghe – viết: Nghe viết bài chính tả có độ dài 90 chữ trong đó có chứa âm, vần khó.
Nói:
+ Biết sử dụng nghi thức lời nói, biết xưng hô, lựa chọn từ ngữ và cách diễn đạt lịch sự khi giao tiếp ở nhà, trường, nơi công cộng.
+ Đặt và trả lời câu hỏi: Biết đặt và trả lời câu hỏi trong trao đổi, thảo luận về bài học.
+ Thuật việc kể chuyện: Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc hay sự việc đã chứng kiến, tham gia, biết thay đổi ngôi kể khi kể chuyện.
+ Phát biểu, thuyết trình: Biết cách phát biểu ý kiến trong trao đổi, thảo luận về bài học. Biết giới thiệu ngắn gọn về lịch sử, hoạt động về nhân vật tiêu biểu ở địa phương.
LỚP 5: Có 280 tiết/ 35 tuần – mỗi tuần 8 tiết
Kiến thức:
a. Ngữ âm và chữ viết:
Nhận biết cấu tạo của vần: âm đệm, âm chính, âm cuối, biết quy tắc ghi dấu thanh trên âm chính.
b. Từ vựng:
Biết thêm các từ ngữ (gồm thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng).Hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa: nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa. Bước đầu nhận biết và có khả năng lựa chọn từ đồng nghĩa, trái nghĩa trong nói và viết.
c. Ngữ pháp: +Nhận biết và có khả năng sử dung các đại từ, quan hệ từ phổ biến, nhận biết và có khả năng tạo lập câu ghép trong nói và viết, nhận biết và bước đầu cảm nhận được cái hay của những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá; biết dùng các biện pháp nhân hoá và so sánh để nói và viết được câu văn hay. Riêng đối với HS khá, giỏi: nhận biết được câu ghép và các vế của câu ghép trong văn bản, nhận biết một số quan hệ từ thường dùng để nối các vế trong câu ghép, biết đặt câu ghép theo mẫu.
d.Tập làm văn: Bước đầu biết nhận diện và sử dụng một số biện pháp liên kết câu trong nói và viết. Biết cách làm bài văn tả cảnh, tả người.

LỚP 5: 2. Kĩ năng:
Đọc:
+ Đọc thông: đọc đúng và lưu loát các văn bản nghệ thuật, thơ, văn xuôi có độ dài 250-300 chữ/phút; biết đọc thầm bằng mắt với tốc độ 100-120 chữ/ phút; biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ, trích đoạn kịch ngắn.
.+ Đọc – hiểu: Nhận biết dàn ý và đại ý của văn bản, nhận biết ý chính của từng đoạn trong văn bản, biết tóm tắt văn bản tự sự đã học.
Viết:
+ Viết chính tả: Viết được bài chính tả nghe – viết, nhớ - viết có độ dài khoảng 100 chữ trong thời gian 20 phút, không mắc quá 5 lỗi chính tả; biết tự phát hiện và sửa lỗi chính tả, lập sổ tay chính tả.
+ Viết đoạn văn – văn bản: Biết tìm ý cho đoạn văn và viết đoạn văn kể chuyện, miêu tả; biết dùng một số biện pháp liên kết câu trong đoạn; biết lập dàn ý cho bài văn tả cảnh, tả người; biết viết bài văn kể chuyện hoặc miêu tả có độ dài khoảng 200 chữ, 20-25 dòng; biết viết 1 văn bản thông thường: đơn, biên bản, báo cáo ngắn, chương trình hoạt động

LỚP 5:
2. Kĩ năng:
Nghe: HS biết kể lại hoàn chỉnh câu chuyện đã được nghe
Nói:
+ Sử dụng nghi thức lời nói, biết dùng lời nói phù hợp với quy tắc giao tiếp khi bàn bạc, trình bày ý kiến.
+ Thuật việc kể chuyện: Biết kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc, chuyển đổi ngôi khi kể chuyện, thuật lại một sự việc đã biết hoặc đã tham gia.
+ Trao đổi, thảo luận.
+ Phát biểu, thuyết trình
Mục tiêu của môn Khoa học:
Giúp HS có một số kiến thức cơ bản ban đầu về:
+ Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng và sự sinh sản, sự lớn lên của cơ thể người, cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm.
+ Sự trao đổi chất, sự sinh sản của thực vật, động vật.
+ Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và dạng năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất.
Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng:
+ Ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng.
+ Quan sát và làm 1 số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản gần gũi với đời sống sản xuất.
+ Biết đặt câu hỏi trong quá trình học tập, biết tìm thông tin để giải đáp, biết diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ
+ Phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên.
MÔN KHOA HỌC
Hình thành và phát triển những thái độ, hành vi:
+ Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
+ Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống.
+ Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp, có ý thức và hành động bảo vệ môi trường xung quanh.

2. Kế hoạch dạy học:
3. Nội dung dạy học môn Khoa học:
- Chương trình SGK có thể có những nội dung không nằm trong yêu cầu cần đạt, tuỳ vào thực tế HS và điều kiện thời gian, GV có thể dạy những nội dung này để mở rộng, phát triển thêm cho HS. Phần ghi chú ghi những lưu ý về lựa chọn thời gian và lựa nội dung cho phù hợp với HS của mình để giờ học nhẹ nhàng, hiệu quả, HS đạt được chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản.
Ví dụ: Bài: Tre, mây, song
Bài: Sắt, gang, thép
( Khoa học lớp 5)
Tuỳ theo điều kiện địa phương mà GV có thể không cần dạy một số vật liệu ít gặp, chưa thực sự thiết thực với HS.
4.Phương pháp dạy học:
Khi dạy GV cần vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lựa chọn và phối hợp những phương pháp khác nhau như: quan sát, trình bày, động não, đóng vai, trò chơi, thảo luận, tham quan, hỏi đáp, thí nghiệm - thực hành.
Tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động khám phá nhằm khơi gợi sự tò mò khoa học, thói quen nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, tìm câu giải thích khi các em tiếp cận với thực tế xung quanh.
Tăng cường tổ chức những hoạt động thực hành, vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng tự nhiên đơn giản.
Ngoài tranh, ảnh, mô hình minh hoạ, GV cần sử dụng các đồ vật, hiện tượng thiên nhiên xung quanh để dạy học. GV cần làm thêm ĐDDH để phục vụ giảng dạy có hiệu quả.
Mục tiêu:
Cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản, thiết thực về: các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dòng thời gian lịch sử VN từ buổi đầu dựng nước tới nửa thế kỉ XX, các sự kiện, hiện tượng mối quan hệ địa lí đơn giản ở VN, các châu lục và một số quốc gia trên thế giới.
Bước đầu hình thành và rèn luyện cho HS các kĩ năng: quan sát sự vật, hiện tượng, thu nhập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn thông tin khác nhau, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp, nhận biết đúng các sự vật, hiện tượng lịch sử. Trình bày kết quả, nhận thức của mình bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ. Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.
Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở HS những thái độ và thói quen ham học hỏi, tìm hiểu để biết về lịch sử dân tộc, yêu thiên nhiên, con người, quê hương đất nước; tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử văn hoá.
MÔN LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ
2. Kế hoạch dạy học
MÔN LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ
3. Nội dung:
Cột tên bài dạy bao gồm các bài học trong SGK, bài tập kiểm tra định kì, cuối học kì. Nội dung ôn tập, kiểm tra cuối học kì chủ yếu là nội dung chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình mà HS đã đạt được trong học kì.
Cột yêu cầu cần đạt đối với từng bài học, tiết học là chuẩn cơ bản, tối thiểu, đòi hỏi tất cả HS phải đạt được.
Nội dung ghi chú xác định những vấn đề cần hướng dẫn cụ thể hơn, trong đó chủ yếu là những kiến thức, kĩ năng dành cho đối tượng HS khá, giỏi. GV cần căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi lớp học để xây dựng nội dung kiến thức, kĩ năng có tính phát triển dành cho đối tượng khá giỏi.
MÔN LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ
4. Phương pháp dạy học:
Tổ chức cho HS khai thác các tư liệu trong SGK, tranh,ảnh, bản đồ, sơ đồ. Qua đó, các em biết các sự kiện, nhân vật lịch sử, hiện tượng địa lí diễn ra như thế nào.
Trên cơ sở các biểu tượng về lịch sử, địa lí đã được hình thành, GV đặt câu hỏi, đưa ra các bài tập và vận dụng các hình thức tổ chức dạy học giúp HS biết so sánh các điểm giống và khác nhau, phân tích các đặc điểm, tổng hợp những nét chung của sự kiện lịch sử, hiện tượng địa lí.
Từ những hiểu biết trên, Gv tổ chức cho HS trình bày dưới các hình thức khác nhau: nói, viết,…về một sự kiện, nhân vật lịch sử, hiện tượng địa lí sinh động và chính xác. Đồng thời các em biết vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống trong việc bảo vệ thiên nhiên, môi trường và di sản văn hoá.
- GV cần vận dụng tối đa các điều kiện cụ thể ở địa phương để tổ chức giờ học ngoài lớp, cho HS đi tham quan các di tích lịch sử - văn hoá.
MÔN LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ
Mục tiêu:
Môn ÂM nhạc ở Tiểu học nhằm giúp HS:
Có những kiến thức âm nhạc phù hợp với lứa tuổi về: học hát, phát triển khả năng âm nhạc, tập đọc nhạc.
Luyện tập một số kĩ năng ban đầu để hát đúng, hoà giọng, diễn cảm và có thể kết hợp với một số hoạt động khi tập hát.
Bước đầu luyện tập đọc nhạc và chép nhạc ở mức độ đơn giản.
Luyện tập nghe và cảm nhận âm nhạc.
Bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lòng yêu nghệ thuật âm nhạc nhằm phát triển hài hoà nhân cách.
Thông qua các hoạt động âm nhạc làm cho đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh đem đến cho HS niềm vui, tinh thần lạc quan, sự mạnh dạn và tự tin.
Có nhiệt tình tham gia các hoạt động âm nhạc trong và ngoài nhà trường.
Môn Âm Nhạc
2. Kế hoạch dạy học:
Môn Âm nhạc
3. Nội dung:
Yêu cầu cần đạt nêu ra những yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức - kĩ năng của môn học mà HS ở bất cứ vùng miền nào cũng hát được.
Lớp 1: Có 2 nội dung là hát và phát triển khả năng âm nhạc. Khi dạy lấy nội dung dạy hát làm chủ yếu, không yêu cầu HS phải biết tên các nhạc sĩ sáng tác. Khi hát, HS được kết hợp với các hoạt động vỗ tay, gõ đệm theo bài hát hoặc hát kết hợp với vận động phụ hoạ đơn giản. Như bài “ Qủa”, GV có thể thay thế bằng bài hát trong phần phụ lục hoặc bài hát của địa phương nhưng phải ngắn gọn, dễ hát và mang tính giáo dục.
Phần ghi chú, chỉ dành cho những HS ở những vùng điều kiện hơn về cơ sở vật chất, đội ngũ GV.
Môn Âm nhạc
3. Nội dung:
- Lớp 2: Có 2 nội dung là hát và phát triển khả năng âm nhạc. Khi dạy, lấy nội dung dạy hát là chủ yếu. Vì vậy, yêu cầu cần đạt của HS là biết hát theo giai điệu và lời ca, không yêu cầu HS phải biết tên các nhạc sĩ sáng tác. Khi hát, HS được kết hợp với các hoạt động vỗ tay, gõ đệm theo bài hát (có thể theo phách, nhịp, tiết tấu), hoặc hát kết hợp vận động đơn giản. GV có quyền tự lựa chọn để hướng dẫn HS cho phù hợp tạo ra không khí lớp học cho sôi nổi. Đến các tiết ôn tập, mới yêu cầu HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
Đối với nội dung phát triển khả năng âm nhạc, GV có thể kể hoặc đọc cho HS nghe một vài câu chuyện, cho các em nhận biết một số nhạc cụ dân tộc, nghe một vài ca khúc hoặc một vài bài dân ca. GV cần nghiên cứu kĩ nội dung để tìm cho mình một cách làm đơn giản, dễ hiểu nhất, tránh dài dòng để HS dễ tiếp thu.
Phần ghi chú chỉ dành cho những nơi có điều kiện.
Môn Âm nhạc
3. Nội dung:
- Lớp 3:Nội dung giống lớp 2.
Lớp 4: Có 3 nội dung: Hát, tập đọc nhạc và phát triển khả năng âm nhạc.
+ Nội dung học hát yêu cầu cần đạt cao hơn so với các lớp 1,2,3. Cụ thể ở những tiết ôn tập có ghi biết hát theo giai điệu và thuộc lời ca cùng với các hoạt động khác như: hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm, hát kết hợp với vận động phụ hoạ cũng cao hơn một chút. Riêng nội dung tập đọc nhạc thì chỉ ở những nơi có điều kiện mới dạy.
+ Nội dung phát triển khả năng âm nhạc: GV thực hiện đơn giản như ở các lớp 1,2,3.
Ở những nơi có điều kiện, nội dung học hát yêu cầu HS phải hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.Đồng thời biết tên một số nhạc sĩ nổi tiếng sáng tác những ca khúc được học.
Phần ghi chú chỉ thực hiện ở những nơi có điều kiện.
Môn Âm nhạc
3. Nội dung:
Lớp 5: Nội dung giống như lớp 4 nhưng yêu cầu cao hơn một chút.
Môn Âm nhạc
4.Phương pháp:
Chú trọng thực hành âm nhạc thông qua hoạt động ca hát, biểu diễn và tập đọc nhạc.
Cần có đủ những thiết bị dạy học cho bộ môn như: nhạc cụ, phương tiện nghe nhìn (máy nghe, băng, đĩa nhạc, tranh ảnh,…)
GV cần phát huy tính sáng tạo, chủ động tìm những biện pháp có hiệu quả để chuyển tải các nội dung âm nhạc một cách sinh động, hấp dẫn và có tác dụng giáo dục thẩm mĩ.
Ngoài các hoạt động dạy học trên lớp, GV có thể tổ chức cho HS học tập ở ngoài lớp, đi tham quan, xem biểu diễn,…
Lưu ý: Những nơi có điều kiện phải thực hiện đầy đủ nội dung chương trình.
Những vùng khó khăn thực hiện nội dung dạy hát là chủ yếu, nội dung tập đọc nhạc, nghe nhạc tuỳ điều kiện có thể vận dụng linh hoạt. (CT dành 1-2 tiết để các địa phương tự chọn bài hát).
3. Nội dung:
Lớp 5: Nội dung giống như lớp 4 nhưng yêu cầu cao hơn một chút.
3. Nội dung:
Lớp 5: Nội dung giống như lớp 4 nhưng yêu cầu cao hơn một chút.
4.Phương pháp:
Chú trọng thực hành âm nhạc thông qua hoạt động ca hát, biểu diễn và tập đọc nhạc.
Cần có đủ những thiết bị dạy học cho bộ môn như: nhạc cụ, phương tiện nghe nhìn (máy nghe, băng, đĩa nhạc, tranh ảnh,…)
GV cần phát huy tính sáng tạo, chủ động tìm những biện pháp có hiệu quả để chuyển tải các nội dung âm nhạc một cách sinh động, hấp dẫn và có tác dụng giáo dục thẩm mĩ.
Ngoài các hoạt động dạy học trên lớp, GV có thể tổ chức cho HS học tập ở ngoài lớp, đi tham quan, xem biểu diễn,…
Lưu ý: Những nơi có điều kiện phải thực hiện đầy đủ nội dung chương trình.
Những vùng khó khăn thực hiện nội dung dạy hát là chủ yếu, nội dung tập đọc nhạc, nghe nhạc tuỳ điều kiện có thể vận dụng linh hoạt. (CT dành 1-2 tiết để các địa phương tự chọn bài hát).
3. Nội dung:
Lớp 5: Nội dung giống như lớp 4 nhưng yêu cầu cao hơn một chút.
4.Phương pháp:
Chú trọng thực hành âm nhạc thông qua hoạt động ca hát, biểu diễn và tập đọc nhạc.
Cần có đủ những thiết bị dạy học cho bộ môn như: nhạc cụ, phương tiện nghe nhìn (máy nghe, băng, đĩa nhạc, tranh ảnh,…)
GV cần phát huy tính sáng tạo, chủ động tìm những biện pháp có hiệu quả để chuyển tải các nội dung âm nhạc một cách sinh động, hấp dẫn và có tác dụng giáo dục thẩm mĩ.
Ngoài các hoạt động dạy học trên lớp, GV có thể tổ chức cho HS học tập ở ngoài lớp, đi tham quan, xem biểu diễn,…
Lưu ý: Những nơi có điều kiện phải thực hiện đầy đủ nội dung chương trình.
Những vùng khó khăn thực hiện nội dung dạy hát là chủ yếu, nội dung tập đọc nhạc, nghe nhạc tuỳ điều kiện có thể vận dụng linh hoạt. (CT dành 1-2 tiết để các địa phương tự chọn bài hát).
3. Nội dung:
Lớp 5: Nội dung
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Trường Sơn
Dung lượng: 360,43KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)