CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
Chia sẻ bởi Đào Duy Thanh |
Ngày 12/10/2018 |
66
Chia sẻ tài liệu: CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
CHUẨN KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG
Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Là văn bản pháp quy, quy định bắt buộc mỗi giáo viên phải tuân theo.
Đó là quy định mức kiến thức tối thiểu mà học sinh phải đạt được sau một bài, một phần của bài học do bộ giáo dục, các tác giả viết sách đã cung cấp.
Thầy cô phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng để soạn bài, để cung cấp kiến thức cho học sinh, nhằm tránh quá tải cho học sinh, tránh tính chủ quan và ôm đồm kiến thức khi truyền đạt cho học sinh
Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Chuẩn kiến thức kỹ năng đưa ra như là một điểm mốc, mục tiêu mà mỗi giáo viên cần nhắm tới để truyền đạt cho học sinh. Nó còn là sự thống nhất xuyên suốt trong quá trình một bài dạy, một chương và một bộ môn
Nếu chúng ta xa rời chuẩn kiến thức kỹ năng, chúng ta vô hình dung làm quá tải trong quá trình truyền đạt kiến thức cho học sinh, chúng ta làm sai yêu cầu mà ngành và tác giả viết sách đã đưa ra.
Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Ở mỗi bài dạy chúng ta được cung cấp chuẩn kiến thức kỹ năng một cách cụ thể.
Từ chuẩn kiến thức kỹ năng này mà chúng ta còn làm căn cứ để nhận xét, đánh giá và ra đề kiểm tra.
Tuỳ thuộc vào đối tượng học sinh mà chúng ta đặt yêu cầu cho phù hợp dựa chuẩn kiến thức kỹ năng yêu cầu.
Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Yêu cầu chúng ta dạy cho học sinh sau mỗi một phần, một bài học học sinh phải đạt được gì về:
+ Kiến thức
+ Kỹ năng
+ Thái độ
Mục tiêu dạy một bài học cần phải rõ ràng, đúng yêu cầu ( không chung chung và cảm tính)
Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Vậy chuẩn kiến thức kỹ năng đó ở đâu? Và chúng ta sẽ làm gì khi sử dụng chúng?
Chúng ta hãy cùng
nhìn lại và thống nhất.
PHÂN LOẠI CỦA BLOOM
ĐỊNH HƯỚNG VÀO
CÁC KỸ NĂNG TƯ DUY Ở MỨC ĐỘ CAO
Các kỹ năng tư duy ở mức độ cao
Nhớ (biết)
Nhớ và nhắc lại chính xác những kiến thức đã học .
Nhớ là cần thiết cho tất các mức độ tư duy.
Nhớ ở đây được hiểu là nhớ lại những kiến thức đã học một cách máy móc và nhắc lại.
Những hoạt động tương ứng với mức độ biết có thể là xác định, đặt tên, liệt kê, đối chiếu hoặc gọi tên.
Một ví dụ cho mức tư duy nhớ này là khi giáo viên yêu cầu học sinh kể tên các ngày trong tuần.
Hiểu (thông hiểu)
Hiểu là mức độ khá gần với nhớ nhưng ở đây học sinh phải có khả năng hiểu thấu đáo ý nghĩa của kiến thức.
Hiểu không đơn thuần là nhắc lại cái gì đó. học sinh phải có khả năng diễn đạt khái niệm theo ý hiểu của họ.
Những hoạt động tương ứng với mức độ hiểu có thể là diễn giải, tổng kết, kể lại, viết lại theo cách hiểu của mình.
Một ví dụ của mức độ hiểu đó là khi giáo viên yêu cầu học sinh kể lại truyện “Tấm Cám”….
Là khả năng hiểu, diễn dịch, diễn giải, giải thích sự kiện hiện tượng bằng ngôn ngữ của chính mình.
Vận dụng (thông dụng)
Vận dụng là bắt đầu của mức tư duy sáng tạo. Tức là vận dụng những gì đã học vào đời sống hoặc một tình huống mới.
Vận dụng có thể được hiểu là khả năng sử dụng kiến thức đã học trong những tình huống cụ thể hay tình huống mới.
Những hoạt động tương ứng với mức tư duy vận dụng có thể là chuẩn bị, sản xuất, giải quyết, vận hành hoặc theo một công thức nấu ăn.
Một ví dụ về hoạt động vận dụng đó là khi giáo viên đưa cho học sinh các bản hướng dẫn viết và yêu cầu “Dựa trên kiến thức đã học, biện pháp nào là phù hợp trong trường hợp này?”
Năng lực sử dụng thông tin và chuyển đổi kiến thức từ dạng này sang dạng khác (Sử dụng những kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới).
Phân tích
Ở mức độ này đòi hỏi khả năng phân loại.
Phân tích là khả năng phân nhỏ đối tượng thành các hợp phần cấu thành để hiểu rõ hơn cấu trúc của nó.
Các hoạt động liên quan đến mức độ phân tích có thể là vẽ biểu đồ, lập dàn ý, phân biệt hoặc chia nhỏ các thành phần.
Một ví dụ của mức độ phân tích là khi giáo viên hỏi học sinh “Nguyên nhân của chiến tranh thế giới thứ II và ảnh hưởng của nó đến đời sống của người dân Việt Nam?”.
Là khả năng nhận biết chi tiết, phát hiện và phân biệt các bộ phận cấu thành của thông tin hay tình huống, giải thích mối quan hệ giữa các thành phần đó.
Tổng hợp
Ở mức độ này học sinh phải sử dụng những gì đã học để tạo ra hoặc sáng tạo một cái gì đó hoàn toàn mới.
Tổng hợp liên quan đến khả năng kết hợp các phần cùng nhau để tạo một dạng mới.
Các hoạt động liên quan đến mức độ tổng hợp có thể gồm: thiết kế, đặt kế hoạch, tạo hoặc sáng tác.
Một ví dụ hoạt động ở mức độ tổng hợp đó là khi giáo viên yêu cầu học sinh “Điều gì sẽ xảy ra nếu trái đất không có vi sinh vật?”
Là khả năng hợp nhất các thành phần để tạo thành một tổng thể/sự vật mới.
Đánh giá
Đánh giá là khả năng phán xét giá trị của đối tượng.
Để sử dụng đúng mức độ này, học sinh phải có khả năng giải thích tại sao sử dụng những lập luận giá trị để bảo vệ quan điểm.
Những hoạt động liên quan đến mức độ đánh giá có thể là: biện minh, phê bình hoặc rút ra kết luận.
Một ví dụ liên quan đến mức độ đánh giá là khi giáo viên hỏi học sinh tại sao nên hay không nên huỷ bỏ hình phạt tử hình?
Là khả năng phán xét giá trị hoặc sử dụng thông tin theo các tiêu chí thích hợp. (Sử dụng một bộ tiêu chí do người học tự đặt ra để đưa ra những nhận xét hợp lý. Hỗ trợ đánh giá bằng lý do/lập luận).
Lang Liêu là ai?
Nhà vua đã yêu cầu các hoàng tử làm gì?
Lang Liêu đã làm những bánh gì? từ những nguyên liệu nào?
Truyện "Bánh chưng bánh dày” có thể sử dụng để kích thích tư duy học sinh theo những
mức độ khác nhau…
Nhớ (Biết)
Hiểu
Các nàng tiên đã dạy Lang Liêu làm bánh như thế nào?
Hãy kể lại theo trình tự những sự kiện chính của câu chuyện.
Vận dụng
Theo hướng dẫn trong chuyện có thể làm bánh chưng/bánh dày như thế nào?
Phân tích
Hãy so sánh bánh của Lang Liêu với lễ vật của các hoàng tử khác.
Những dạng bánh nào em biết có thành phần tương tự như bánh chưng, bánh dày?
Tổng hợp
Viết hoặc vẽ một câu chuyện về một loại bánh có ý nghĩa tượng trưng khác (bánh trôi, bánh phu thê…).
Viết tiếp câu chuyện khi Lang Liêu hướng dẫn người dân cách cấy trồng lúa nước.
Đánh giá
Tại sao Nhà vua lại ưng ý với lễ vật của Lang Liêu?
Nếu trong trường hợp của Lang Liêu, em sẽ chọn lễ vật gì? Tại sao?
Tại sao Lang Liêu lại nhận được sự giúp đỡ của các nàng tiên trong khi các hoàng tử khác thì không?
Kiểm tra & Đánh giá
Câu hỏi đặt ra là?
Thế nào là một đề kiểm tra dễ, trung bình và khó?
Khi ra đề kiểm tra, câu hỏi yêu cầu chúng ta căn cứ vào đâu?
Tại sao lại phải có Ma trận đề?
Kiểm tra & Đánh giá
Trong quá trình dạy một bài, một chương chúng ta đã căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng nhằm để cung cấp cho học sinh theo yêu cầu.
Từ đó khi chúng ta ra đề cũng cần phải căn cứ vào chuẩn kiến thức kỹ năng của từng bài mà chúng ta nhắm tới để ra đề kiểm tra.
“DẠY GÌ KIỂM TRA ĐÓ”
Kiểm tra & Đánh giá
Việc ra đề kiểm tra không thể ra theo cảm tính, chủ quan của mỗi giáo viên mà giáo viên chúng ta phải ra đúng theo yêu cầu của chuẩn kiến thức kỹ năng trong quá trình giáo viên đã cung cấp cho học sinh Có nghĩa là: sau khi chọn lựa các bài mà chúng ta sẽ ra câu hỏi, chúng ta cần căn cứ vào chuẩn kiến thức để ra câu hỏi.
Chẳng hạn như: phần 1 của bài 1 yêu cầu là mức biết thì chúng ta chỉ ra câu hỏi ở mức biết, hiểu thì ra ở mức hiểu..vv
Kiểm tra & Đánh giá
Nếu theo mặt bằng chung thì một đề kiểm tra gọi là khó có nghĩa là đề đó vượt chuẩn kiến thức, kỹ năng đã yêu cầu, tương tự cho dễ và khó (tuy nhiên nếu số cầu hỏi đòi hỏi ở mức tư duy bậc cao mà nhiều thì đó cũng gọi là một đề kiểm tra khó)
Kiểm tra & Đánh giá
Dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng ở mỗi bài học chúng ta ra đề kiểm tra sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh
Khi ra đề kiểm tra chúng ta cần có sự hệ thống về số lượng câu hỏi, thống nhất về mặt thời gian ( tức là tuỳ thuộc vào đặc trưng của từng bộ môn), nhưng phải tuân theo chuẩn kiến thức kỹ năng làm căn cứ.
Kiểm tra & Đánh giá
Ma trận đề là gì?
Nó là một kế hoạch của giáo viên trước khi ra đề.
Là căn cứ cứ để thiết lập đề kiểm tra dựa trên chuẩn kiến thức và kỹ năng.
Là một bảng biểu bao gồm các hàng và các cột được thống nhất.
Tóm lại: Một đề kiểm tra bắt buộc phải có Ma trận đề trước khi đề kiểm tra được phác thảo
Các dạng ma trận đề
Đề kiểm tra bao gồm 4 phần
1. Mục tiêu đánh giá
- Đánh giá kết quả học tập của hs ở phần nào, giai đoạn nào?
2. Mục đích yêu cầu của đề
Tổng hợp các yêu cầu dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng
Hình thức kiểm tra
3.Ma trận đề
(dạng bảng)
4.Nội dung đề.
- Các câu hỏi cụ thể
Yêu cầu bắt buộc đối với mỗi giáo viên tham gia tập huấn.
- Hãy ra đề kiểm tra học kỳ 1 bao gồm 10 câu theo đúng yêu cầu.
(Thời gian 30phút)
CẢM ƠN!
Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Là văn bản pháp quy, quy định bắt buộc mỗi giáo viên phải tuân theo.
Đó là quy định mức kiến thức tối thiểu mà học sinh phải đạt được sau một bài, một phần của bài học do bộ giáo dục, các tác giả viết sách đã cung cấp.
Thầy cô phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng để soạn bài, để cung cấp kiến thức cho học sinh, nhằm tránh quá tải cho học sinh, tránh tính chủ quan và ôm đồm kiến thức khi truyền đạt cho học sinh
Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Chuẩn kiến thức kỹ năng đưa ra như là một điểm mốc, mục tiêu mà mỗi giáo viên cần nhắm tới để truyền đạt cho học sinh. Nó còn là sự thống nhất xuyên suốt trong quá trình một bài dạy, một chương và một bộ môn
Nếu chúng ta xa rời chuẩn kiến thức kỹ năng, chúng ta vô hình dung làm quá tải trong quá trình truyền đạt kiến thức cho học sinh, chúng ta làm sai yêu cầu mà ngành và tác giả viết sách đã đưa ra.
Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Ở mỗi bài dạy chúng ta được cung cấp chuẩn kiến thức kỹ năng một cách cụ thể.
Từ chuẩn kiến thức kỹ năng này mà chúng ta còn làm căn cứ để nhận xét, đánh giá và ra đề kiểm tra.
Tuỳ thuộc vào đối tượng học sinh mà chúng ta đặt yêu cầu cho phù hợp dựa chuẩn kiến thức kỹ năng yêu cầu.
Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Yêu cầu chúng ta dạy cho học sinh sau mỗi một phần, một bài học học sinh phải đạt được gì về:
+ Kiến thức
+ Kỹ năng
+ Thái độ
Mục tiêu dạy một bài học cần phải rõ ràng, đúng yêu cầu ( không chung chung và cảm tính)
Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Vậy chuẩn kiến thức kỹ năng đó ở đâu? Và chúng ta sẽ làm gì khi sử dụng chúng?
Chúng ta hãy cùng
nhìn lại và thống nhất.
PHÂN LOẠI CỦA BLOOM
ĐỊNH HƯỚNG VÀO
CÁC KỸ NĂNG TƯ DUY Ở MỨC ĐỘ CAO
Các kỹ năng tư duy ở mức độ cao
Nhớ (biết)
Nhớ và nhắc lại chính xác những kiến thức đã học .
Nhớ là cần thiết cho tất các mức độ tư duy.
Nhớ ở đây được hiểu là nhớ lại những kiến thức đã học một cách máy móc và nhắc lại.
Những hoạt động tương ứng với mức độ biết có thể là xác định, đặt tên, liệt kê, đối chiếu hoặc gọi tên.
Một ví dụ cho mức tư duy nhớ này là khi giáo viên yêu cầu học sinh kể tên các ngày trong tuần.
Hiểu (thông hiểu)
Hiểu là mức độ khá gần với nhớ nhưng ở đây học sinh phải có khả năng hiểu thấu đáo ý nghĩa của kiến thức.
Hiểu không đơn thuần là nhắc lại cái gì đó. học sinh phải có khả năng diễn đạt khái niệm theo ý hiểu của họ.
Những hoạt động tương ứng với mức độ hiểu có thể là diễn giải, tổng kết, kể lại, viết lại theo cách hiểu của mình.
Một ví dụ của mức độ hiểu đó là khi giáo viên yêu cầu học sinh kể lại truyện “Tấm Cám”….
Là khả năng hiểu, diễn dịch, diễn giải, giải thích sự kiện hiện tượng bằng ngôn ngữ của chính mình.
Vận dụng (thông dụng)
Vận dụng là bắt đầu của mức tư duy sáng tạo. Tức là vận dụng những gì đã học vào đời sống hoặc một tình huống mới.
Vận dụng có thể được hiểu là khả năng sử dụng kiến thức đã học trong những tình huống cụ thể hay tình huống mới.
Những hoạt động tương ứng với mức tư duy vận dụng có thể là chuẩn bị, sản xuất, giải quyết, vận hành hoặc theo một công thức nấu ăn.
Một ví dụ về hoạt động vận dụng đó là khi giáo viên đưa cho học sinh các bản hướng dẫn viết và yêu cầu “Dựa trên kiến thức đã học, biện pháp nào là phù hợp trong trường hợp này?”
Năng lực sử dụng thông tin và chuyển đổi kiến thức từ dạng này sang dạng khác (Sử dụng những kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới).
Phân tích
Ở mức độ này đòi hỏi khả năng phân loại.
Phân tích là khả năng phân nhỏ đối tượng thành các hợp phần cấu thành để hiểu rõ hơn cấu trúc của nó.
Các hoạt động liên quan đến mức độ phân tích có thể là vẽ biểu đồ, lập dàn ý, phân biệt hoặc chia nhỏ các thành phần.
Một ví dụ của mức độ phân tích là khi giáo viên hỏi học sinh “Nguyên nhân của chiến tranh thế giới thứ II và ảnh hưởng của nó đến đời sống của người dân Việt Nam?”.
Là khả năng nhận biết chi tiết, phát hiện và phân biệt các bộ phận cấu thành của thông tin hay tình huống, giải thích mối quan hệ giữa các thành phần đó.
Tổng hợp
Ở mức độ này học sinh phải sử dụng những gì đã học để tạo ra hoặc sáng tạo một cái gì đó hoàn toàn mới.
Tổng hợp liên quan đến khả năng kết hợp các phần cùng nhau để tạo một dạng mới.
Các hoạt động liên quan đến mức độ tổng hợp có thể gồm: thiết kế, đặt kế hoạch, tạo hoặc sáng tác.
Một ví dụ hoạt động ở mức độ tổng hợp đó là khi giáo viên yêu cầu học sinh “Điều gì sẽ xảy ra nếu trái đất không có vi sinh vật?”
Là khả năng hợp nhất các thành phần để tạo thành một tổng thể/sự vật mới.
Đánh giá
Đánh giá là khả năng phán xét giá trị của đối tượng.
Để sử dụng đúng mức độ này, học sinh phải có khả năng giải thích tại sao sử dụng những lập luận giá trị để bảo vệ quan điểm.
Những hoạt động liên quan đến mức độ đánh giá có thể là: biện minh, phê bình hoặc rút ra kết luận.
Một ví dụ liên quan đến mức độ đánh giá là khi giáo viên hỏi học sinh tại sao nên hay không nên huỷ bỏ hình phạt tử hình?
Là khả năng phán xét giá trị hoặc sử dụng thông tin theo các tiêu chí thích hợp. (Sử dụng một bộ tiêu chí do người học tự đặt ra để đưa ra những nhận xét hợp lý. Hỗ trợ đánh giá bằng lý do/lập luận).
Lang Liêu là ai?
Nhà vua đã yêu cầu các hoàng tử làm gì?
Lang Liêu đã làm những bánh gì? từ những nguyên liệu nào?
Truyện "Bánh chưng bánh dày” có thể sử dụng để kích thích tư duy học sinh theo những
mức độ khác nhau…
Nhớ (Biết)
Hiểu
Các nàng tiên đã dạy Lang Liêu làm bánh như thế nào?
Hãy kể lại theo trình tự những sự kiện chính của câu chuyện.
Vận dụng
Theo hướng dẫn trong chuyện có thể làm bánh chưng/bánh dày như thế nào?
Phân tích
Hãy so sánh bánh của Lang Liêu với lễ vật của các hoàng tử khác.
Những dạng bánh nào em biết có thành phần tương tự như bánh chưng, bánh dày?
Tổng hợp
Viết hoặc vẽ một câu chuyện về một loại bánh có ý nghĩa tượng trưng khác (bánh trôi, bánh phu thê…).
Viết tiếp câu chuyện khi Lang Liêu hướng dẫn người dân cách cấy trồng lúa nước.
Đánh giá
Tại sao Nhà vua lại ưng ý với lễ vật của Lang Liêu?
Nếu trong trường hợp của Lang Liêu, em sẽ chọn lễ vật gì? Tại sao?
Tại sao Lang Liêu lại nhận được sự giúp đỡ của các nàng tiên trong khi các hoàng tử khác thì không?
Kiểm tra & Đánh giá
Câu hỏi đặt ra là?
Thế nào là một đề kiểm tra dễ, trung bình và khó?
Khi ra đề kiểm tra, câu hỏi yêu cầu chúng ta căn cứ vào đâu?
Tại sao lại phải có Ma trận đề?
Kiểm tra & Đánh giá
Trong quá trình dạy một bài, một chương chúng ta đã căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng nhằm để cung cấp cho học sinh theo yêu cầu.
Từ đó khi chúng ta ra đề cũng cần phải căn cứ vào chuẩn kiến thức kỹ năng của từng bài mà chúng ta nhắm tới để ra đề kiểm tra.
“DẠY GÌ KIỂM TRA ĐÓ”
Kiểm tra & Đánh giá
Việc ra đề kiểm tra không thể ra theo cảm tính, chủ quan của mỗi giáo viên mà giáo viên chúng ta phải ra đúng theo yêu cầu của chuẩn kiến thức kỹ năng trong quá trình giáo viên đã cung cấp cho học sinh Có nghĩa là: sau khi chọn lựa các bài mà chúng ta sẽ ra câu hỏi, chúng ta cần căn cứ vào chuẩn kiến thức để ra câu hỏi.
Chẳng hạn như: phần 1 của bài 1 yêu cầu là mức biết thì chúng ta chỉ ra câu hỏi ở mức biết, hiểu thì ra ở mức hiểu..vv
Kiểm tra & Đánh giá
Nếu theo mặt bằng chung thì một đề kiểm tra gọi là khó có nghĩa là đề đó vượt chuẩn kiến thức, kỹ năng đã yêu cầu, tương tự cho dễ và khó (tuy nhiên nếu số cầu hỏi đòi hỏi ở mức tư duy bậc cao mà nhiều thì đó cũng gọi là một đề kiểm tra khó)
Kiểm tra & Đánh giá
Dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng ở mỗi bài học chúng ta ra đề kiểm tra sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh
Khi ra đề kiểm tra chúng ta cần có sự hệ thống về số lượng câu hỏi, thống nhất về mặt thời gian ( tức là tuỳ thuộc vào đặc trưng của từng bộ môn), nhưng phải tuân theo chuẩn kiến thức kỹ năng làm căn cứ.
Kiểm tra & Đánh giá
Ma trận đề là gì?
Nó là một kế hoạch của giáo viên trước khi ra đề.
Là căn cứ cứ để thiết lập đề kiểm tra dựa trên chuẩn kiến thức và kỹ năng.
Là một bảng biểu bao gồm các hàng và các cột được thống nhất.
Tóm lại: Một đề kiểm tra bắt buộc phải có Ma trận đề trước khi đề kiểm tra được phác thảo
Các dạng ma trận đề
Đề kiểm tra bao gồm 4 phần
1. Mục tiêu đánh giá
- Đánh giá kết quả học tập của hs ở phần nào, giai đoạn nào?
2. Mục đích yêu cầu của đề
Tổng hợp các yêu cầu dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng
Hình thức kiểm tra
3.Ma trận đề
(dạng bảng)
4.Nội dung đề.
- Các câu hỏi cụ thể
Yêu cầu bắt buộc đối với mỗi giáo viên tham gia tập huấn.
- Hãy ra đề kiểm tra học kỳ 1 bao gồm 10 câu theo đúng yêu cầu.
(Thời gian 30phút)
CẢM ƠN!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đào Duy Thanh
Dung lượng: 285,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)