Chuẩn bị TV cho HS

Chia sẻ bởi Trần Tuyết Nhung | Ngày 12/10/2018 | 53

Chia sẻ tài liệu: chuẩn bị TV cho HS thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHUẨN BỊ TIẾNG VIỆT
CHO TRẺ EM DÂNTỘC THIỂU SỐ
VÀ TRẺ CHƯA QUA MẪU GIÁO
TRƯỚC KHI VÀO LỚP 1
Thống nhất, ngµy 13 th¸ng 8 n¨m 2011
Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Sự cần thiết phải chuẩn bị TV
Chia lớp thành nhóm, thảo luận:
Vì sao phải chuẩn bị Tiếng Việt cho học sinh dân tộc và học sinh chưa qua lớp mẫu giáo?
Đánh giá tình hình học Tiếng Việt của học sinh lớp 1 tại địa phương anh (chị) đang công tác.
Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Sự cần thiết phải chuẩn bị TV
Vì sao phải chuẩn bị Tiếng Việt cho học sinh dân tộc và học sinh chưa qua lớp mẫu giáo?

TV là ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong nhà trường. Tuy nhiên, trước khi học lớp 1, trẻ em người dân tộc thiểu số chưa biết hoặc biết ít TV vì cộng đồng và gia đình chủ yếu nói bằng tiếng dân tộc. Do đó, cần thiết phải giúp trẻ biết nghe – nói TV ở mức độ sơ giản để trẻ chủ động trong học tập và giao tiếp ở trường học.
Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Sự cần thiết phải chuẩn bị TV

Chương trình môn TV lớp 1 là chương trình chung cho cả nước, thực hiện theo một trình độ chuẩn quốc gia. SGK lớp 1 chủ yếu soạn cho HS học TV với tư cách là tiếng mẹ đẻ, các em đã biết nghe – nói TV trước khi đến trường. Vì vậy, đối với HS dân tộc, nếu không được chuẩn bị về kĩ năng nghe – nói TV, trẻ sẽ khó có thể học được và học tốt môn TV lớp 1.
Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Sự cần thiết phải chuẩn bị TV
Đánh giá tình hình học Tiếng Việt của học sinh lớp 1 tại địa phương anh (chị) đang công tác.
- Ở Bình Phước, học sinh dân tộc thiểu số đông, các em không biết Tiếng Việt vì vậy các em gặp khó khăn khi bước vào học lớp 1.
- Lớp 1 là lớp học nền tảng, môn Tiếng Việt chiếm 1 vị trí quan trọng. Học sinh có học tốt môn Tiếng Việt thì mới học tốt các môn khác.
- Theo thống kê những năm trước đây, có những trường có đến 50% học sinh lớp 1 lưu ban, trong đó đa phần là học sinh dân tộc.
- Thống kê năm học 2010-2011 toàn tỉnh yếu môn TV chiếm 3,08%. Khối 1: 9,36%. HSDT khối 1: 21,88%.
Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Sự cần thiết phải chuẩn bị TV

+Mục tiêu của GDTH là đọc thông, viết thạo.
-Không biết đọc, biết viết không có giáo dục toàn diện ở tiểu học.
-Biết đọc, biết viết là nhiệm vụ hàng đầu ở tiểu học
-Nghe, nói, đọc, viết là những kĩ năng cơ bản nhất ở tiểu học.
Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Sự cần thiết phải chuẩn bị TV

+ Môn Tiếng Việt là công cụ số một, quan trọng bậc nhất ở tiểu học; là chìa khoá để h?c các môn học khác.
+ M?c tiờu c? th? c?a l?p 1 l� bi?t d?c, bi?t vi?t.
+ V?i HS ngu?i dõn t?c, r�o c?n l?n nh?t trong h?c t?p l� kh? nang ti?ng Vi?t y?u.
Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Sự cần thiết phải chuẩn bị TV

Vì vậy nhà trường tiểu học cần tổ chức việc chuẩn bị TV cho trẻ em DTTS một cách chủ động và tích cực nhất để các em có được một số vốn TV làm hành trang để bước vào học lớp 1.

2. Mục tiêu của việc chuẩn bị TV
Thảo luận nhóm nêu mục tiêu của việc chuẩn bị Tiếng Việt?

2. Mục tiêu của việc chuẩn bị TV

Trang bị cho trẻ vốn TV cơ bản, tối thiểu để các em có khả năng giao tiếp bằng TV ở dạng ngôn ngữ nói (nghe - hiểu, nói) trong môi trường lớp học.

2. Mục tiêu của việc chuẩn bị TV

Tạo cho trẻ tâm thế sẵn sàng đi học, có một số nền nếp sinh hoạt, kĩ năng học tập (bước đầu) để làm quen với bạn bè, thầy cô giáo và tự tin trong học tập theo chương trình lớp 1 hiện hành.

2. Mục tiêu của việc chuẩn bị TV

Nâng tỉ lệ HS DTTS đạt chuẩn của chương trình lớp 1 vào cuối năm học ở các trường, điểm trường vùng dân tộc có nhiều khó khăn.
3. Nội dung dạy học Chuẩn bị TV
Hoạt động nhóm trả lời câu hỏi:
Địa phương anh(chị) đã tổ chức chuẩn bị TV cho học sinh vào lớp 1 chưa? Chuẩn bị những nội dung gì?
Phương pháp và cách thức tổ chức khi anh (chị) CBTV cho học sinh?
3. Nội dung dạy học Chuẩn bị TV
3.1. Học ngôn ngữ dạng nói (âm và nghĩa) :
Hình thành và phát triển vốn từ cơ bản, ban đầu về các chủ đề : Bản thân; Gia đình của em; Thế giới động vật, thực vật; Trường, lớp tiểu học…
Học một số mẫu câu cơ bản, tối thiểu của TV phục vụ cho giao tiếp thông thường.
3. Nội dung dạy học Chuẩn bị TV
3.1. Học ngôn ngữ dạng nói (âm và nghĩa) :
Hình thành và phát triển khả năng giao tiếp bằng TV dạng ngôn ngữ nói trong môi trường lớp học.
Hình thành và phát triển một số nền nếp, kĩ năng học tập (bước đầu): đi học đều; tham gia vào các hoạt động của lớp; hợp tác với thầy cô, bạn bè trong các hoạt động....
3. Nội dung dạy học Chuẩn bị TV
3.2. Chuẩn bị cho việc học đọc, học viết TV
Nhận biết và gọi tên được các chữ cái trong Bảng chữ cái TV.
Tô và viết được các nét cơ bản của chữ viết TV; tô được các chữ cái trong bảng chữ cái TV.
3. Nội dung dạy học Chuẩn bị TV
3.2. Chuẩn bị cho việc học đọc, học viết TV
Thực hiện một số hoạt động làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về Toán.
Có ý thức học đọc, học viết TV.
4. PPDH chuẩn bị tiếng Việt
Một số PP thường được sử dụng
để dạy học chuẩn bị TV :
PP trực tiếp
PP thực hành giao tiếp
PP trực quan hành động
PP đóng vai
PP tổ chức học qua các hoạt động
PP sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ em DTTS…
4. PPDH chuẩn bị tiếng Việt
=> PPDH chủ yếu dùng để chuyển tải nội dung nhằm đạt được mục tiêu của việc chuẩn bị TV là tổ chức các hoạt động học tập cho trẻ trong lớp học :
Học bằng hành động trực quan
Học bằng hoạt động hội thoại
4. PPDH chuẩn bị tiếng Việt
Học tập bằng hoạt động tham gia các trò chơi (chủ yếu là trò chơi phát triển ngôn ngữ).Vd.
Học tập thông qua hát- múa
Học tập bằng tô, vẽ, đếm.
Học tập bằng nghe - kể chuyện theo sách tranh khổ to...
5. Cách tổ chức một số hoạt động chuẩn bị TV
Hoạt động vui chơi
GV giới thiệu tên trò chơi
GV nói cách chơi và làm mẫu
Thực hành chơi mẫu với một vài trẻ
Trẻ thực hành chơi một vài lần
GV đánh giá trao giải hoặc khen thưởng
5. Cách tổ chức một số hoạt động chuẩn bị TV
Hoạt động hát
GV hát cả bài cho trẻ nghe (có thể bật băng, nếu có điều kiện)
GV dạy trẻ hát từng câu để trẻ hát theo nhiều lần.
GV cùng trẻ hát một số câu (đoạn) nhiều lần.
GV cùng trẻ hát cả bài.
5. Cách tổ chức một số hoạt động chuẩn bị TV
Hoạt động đọc thơ, vè, đồng dao:
GV đọc cả bài cho trẻ nghe
GV dạy trẻ đọc từng câu để trẻ đọc theo nhiều lần.
GV cùng trẻ đọc một số câu (đoạn) nhiều lần.
GV cùng trẻ đọc cả bài / Trẻ đọc cả bài (đồng thanh, cá nhân).
5. Cách tổ chức một số hoạt động chuẩn bị TV
Hoạt động tô và vẽ
GV giới thiệu tên chữ (hoặc tên vật)
GV làm mẫu rồi hướng dẫn trẻ tô, vẽ.
Trẻ tô hoặc vẽ.
5. Cách tổ chức một số hoạt động chuẩn bị TV
Hoạt động kể chuyện
theo truyện tranh khổ lớn
Khi lần đầu đọc cho trẻ nghe, GV cho trẻ xem bức tranh thứ nhất, hỏi trẻ : Tranh vẽ cái gì ? Sau đó, GV đọc lời cho tranh thứ nhất.
Trước khi sang tranh thứ hai, GV cần gợi trí tò mò, trí tưởng tượng của trẻ bằng cách đặt câu hỏi : Em nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra ? Tại sao ?...
5. Cách tổ chức một số hoạt động chuẩn bị TV
Hoạt động kể chuyện
theo truyện tranh khổ lớn
Khi vào nội dung tranh thứ hai, GV chỉ vào bức tranh và hỏi các câu hỏi : Ai ? Cái gì ? Khi nào ? Như thế nào ? (theo nội dung tranh) rồi mới đọc lời tranh thứ hai.
Các tranh tiếp theo GV thực hiện tương tự như trên.
5. Cách tổ chức một số hoạt động chuẩn bị TV
Hoạt động sử dụng tranh, ảnh theo chủ đề
Sử dụng dưới hình thức hoạt động tập thể lớp hoặc hoạt động nhóm.
GV sử dụng các câu đơn giản để miêu tả tranh và cho trẻ luyện tập theo mẫu câu, hoặc hỏi trẻ về những gì trẻ thấy trong tranh và so sánh với kinh nghiệm thực tế của trẻ.
5. Cách tổ chức một số hoạt động chuẩn bị TV
Hoạt động sử dụng tranh, ảnh theo chủ đề

Mỗi tranh, ảnh có thể có nhiều hình ảnh, sự vật, sự việc, tuỳ thuộc vào yêu cầu của bài, tuỳ thuộc vào trình độ của trẻ mà GV khai thác nội dung cho phù hợp.
6. Tài liệu dạy học chuẩn bị tiếng Việt
Các tài liệu của dự án PEDC
Các tài liệu của Save the Children
Các tài liệu khác
Phần II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
1. Lựa chọn chủ đề
Lựa chọn các chủ đề có nội dung giáo dục thiết thực, gần gũi, phù hợp với hiểu biết của trẻ và phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương.
Nội dung hoạt động của từng chủ đề cần dựa trên kinh nghiệm và khả năng ngôn ngữ của trẻ, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức, phát triển tình cảm - giao tiếp xã hội, phát triển thẩm mỹ và thể chất. Trong đó, phát triển ngôn ngữ là quan trọng nhất.
Phần II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
1. Lựa chọn chủ đề
Có thể thay đổi tên gọi hoặc lựa chọn chủ đề khác cho phù hợp với sự hiểu biết của trẻ và đặc điểm của địa phương.
Thứ tự các chủ đề có thể thay đổi, tuỳ thuộc vào điều kiện, thời điểm để thực hiện chủ đề đó.
Có thể rút ngắn hoặc kéo dài thời gian thực hiện mỗi chủ đề.
Phần II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
1. Lựa chọn chủ đề
Nội dung Làm quen với chữ cái (chuẩn bị cho trẻ học đọc và học viết tiếng Việt) và nội dung Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về Toán nên tích hợp dạy học trong các chủ đề.
1. Lựa chọn chủ đề
Gợi ý một số chủ đề : Bản thân; Gia đình của em; Thế giới thực vật; Thế giới động vật; Trường, lớp tiểu học; Làm quen với chữ cái; Làm quen với các khái niệm sơ đẳng của Toán …
2. Gợi ý số tiết của từng chủ đề:
Chủ đề: bản thân ( 9 tiết)
Giới thiệu bản thân: Tên, tuổi, giới tính, sở thích ( 2 tiết)
Chào hỏi: cô giáo, bạn, cha mẹ, người lớn tuổi hơn ( 2 tiết)
Cơ thể: Các bộ phận cơ thể, chức năng của từng bộ phận ( 3 tiết)
Trang phục: quần, áo, váy, mũ…màu sắc (2 tiết)
2. Gợi ý số tiết của từng chủ đề:
2. Chủ đề: Gia đình của em (9 tiết)
Các thành viên trong gia đình (3 tiết)
Công việc của các thành viên trong gia đình (3 tiết)
Đồ dùng gia đình (3 tiết)
3. Chủ đề:Thế giới động vật (6 tiết)
Các con vật nuôi trong gia đình (2 tiết)
Những con vật sống trong rừng (2 tiết)
Những con vật sống dưới nước (2 tiết)
2. Gợi ý số tiết của từng chủ đề:
4. Chủ đề: Thế giới thực vật (6 tiết)
Một số loài hoa (2 tiết)
Một số loài quả (2 tiết)
Một số loại rau (2 tiết)
5. Chủ đề: Trường lớp tiểu học (23 tiết)
Trường tiểu học: lớp học, thư viện, nhà bếp, nhà vệ sinh, bản tin, cột cờ, cổng trường, hàng rào,… (2 tiết)
2. Gợi ý số tiết của từng chủ đề:
Các hoạt động ở trường tiểu học: Học, chào cờ, tập thể dục giữa giờ, sinh hoạt Sao nhi đồng,…(2 tiết)
Lớp học: Bảng lớn, bàn ghế, ảnh Bác Hồ, góc học tập theo chủ đề, trang trí lớp học, cô giáo, các bạn… (4 tiết)
2. Gợi ý số tiết của từng chủ đề:
Đồ dùng học tập chung: cặp sách, bút chì, thước kẻ,…(1tiết)
ĐDHT môn TV, cách sử dụng (6 tiết)
ĐDHT môn Toán, cách sử dụng (3 tiết)
Các đồ dùng, câu lệnh trong các môn Hát nhạc, MT, TNXH và các HĐ khác (5 tiết)
2. Gợi ý số tiết của từng chủ đề:
6. Chủ đề: Làm quen với chữ cái (23 tiết)
Làm quen với bảng chữ cái (1 tiết)
Làm quen với việc học viết (1 tiết)
Tô, viết được các nét cơ bản (4 tiết):
+ Nét thẳng: nét ngang, nét sổ, nét xiên phải, nét xiên trái (1 tiết)
+ Nét móc: móc xuôi, móc ngược, móc 2 đầu (1 tiết)
2. Gợi ý số tiết của từng chủ đề:
+ Nét cong: cong kín, cong hở - phải, cong hở - trái (1 tiết)
+ Nét khuyết: khuyết trên, khuyết dưới, nét thắt (1 tiết)
Làm quen với các chữ cái...
Tô (viết) được chữ số kiểu 1 (các số từ 1-> 10) (4 tiết)
2. Gợi ý số tiết của từng chủ đề:
7. Chủ đề: Làm quen với các khái niệm sơ đẳng của Toán (20 tiết)
Tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm (10 tiết)
Định hướng trong khung gian và định hướng thời gian (6 tiết)
Xếp tương ứng, so sánh, sắp xếp theo quy tắc (2 tiết)
Đo lường, hình dạng (2 tiết)
2. Gợi ý số tiết của từng chủ đề:
* Nguyên tắc sắp xếp các tiết làm quen với chữ cái:
+ Các chữ cái cùng nhóm, nét cơ bản được sắp xếp gần nhau. Có thể chia thành 3 nhóm:
Nhóm 1: 15 chữ cái: o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g, c, x, e, ê, s. Nét cơ bản cần luyện: nét thẳng và nét cong
Nhóm 2: 8 chữ cái: i, u, ư, t, n, m, v, r: nét cơ bản cần luyện: nét móc
Nhóm 3: 6 chữ cái: l, b, h, k, y, p: nét cơ bản cần luyện: nét khuyết.
+ Các chữ cái dễ tô, viết được luyện trước.
3. Dự kiến khung kế hoạch dạy học
GV dạy học chuẩn bị TV nên trực tiếp, chủ động xây dựng kế hoạch dạy học. GV cần dựa vào thời lượng hiện có, điều kiện thực tế của lớp học, trường học, đặc biệt là dựa vào khả năng nghe - nói TV của trẻ (trẻ đã học chương trình mẫu giáo 5 tuổi hay chưa) để xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp, hiệu quả.
4. Thời gian thực hiện tiết dạy
Căn cứ vào đối tượng trẻ cần chuẩn bị tiếng Việt, GV chủ động điều chỉnh thời gian của mỗi tiết học, buổi học. Mỗi tiết học có thể tiến hành 25 - 30 phút. Sau mỗi tiết học nên cho trẻ nghỉ chuyển tiết 5-10 phút. Mỗi buổi dạy 4 tiết khoảng 120 phút.
4. Thời gian thực hiện tiết dạy
Tổng số tiết của các chủ đề là: 96 tiết
Tiến hành dạy trong 6 tuần:
4. Thời gian thực hiện tiết dạy
5. Dự kiến kế hoạch dạy trong 1 buổi
Tiết 1: Tự giới thiệu bản thân (CĐ1-CĐ4)
Tiết 2: Làm quen với bảng chữ cái (CĐ 6,7)
Tiết 3: Hướng dẫn sử dụng bảng con (CĐ 5)
Tiết 4: Tổ chức trò chơi, học hát
CHUẨN BỊ TIẾNG VIỆT
CHO TRẺ EM DÂNTỘC THIỂU SỐ
VÀ TRẺ CHƯA QUA MẪU GIÁO
TRƯỚC KHI VÀO LỚP 1


XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Tuyết Nhung
Dung lượng: 412,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)