Chuẩn bị kĩ càng bộ đề cương cho kì thi cuối HK2

Chia sẻ bởi mạnh trường | Ngày 17/10/2018 | 61

Chia sẻ tài liệu: Chuẩn bị kĩ càng bộ đề cương cho kì thi cuối HK2 thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ 8
I. Đông Nam Á
Câu 1: Trình bày đặc điểm dân cư Đông Nam Á ? Dân cư Đông Nam Á mang lại những thuận lợi gì cho phát triển kinh tế ?
Trả lời
- Dân số đông và trẻ ( 536 triệu người năm 2002 chiếm 14,2% DS châu Á , 8,6% DS thế giới ) .
- Mật độ dân số khá cao so với thế giới và tương đương với châu Á.
- Dân số tăng nhanh ( tỉ lệ gia tăng là 1,5% ; cao hơn châu Á & thế giới)
- Phân bố dân cư không đều : tập trung đông đúc ở các đồng bằng châu thổ và ven biển.
- Nhiều dân tộc thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it.
* Thuận lợi : nguồn lao động dồi dào , thị trường tiêu thụ rộng lớn .
Câu 2 : Trình bày đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á ? Nhờ những điều kiện nào mà kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh ?
Trả lời
a. Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á
* Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc.
- Các nước Đông Nam Á có tốc độ phát triển kinh tế khá cao song chưa vững chắc , dễ bị tác động từ bên ngoài.
- Sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu chiếm vị trí đáng kể.
- Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại , đe doạ sự phát triển bền vững.
* Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi
- Hiện nay đa số các nước đang tiến hành công nghiệp hoá bằng cách phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng hoá phục vụ trong nước và xuất khẩu .
- Cơ cấu kinh tế đang có sự thay đổi rõ rệt: Giảm tỉ trọng Nông nghiệp, tăng tỉ trọng của Công nghiệp và dịch vụ.
- Nông nghiệp: Trồng nhiều lúa gạo , cây công nghiệp nhiệt đới.
- Công nghiệp: Khai thác khoáng sản, luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, thực phẩm.
- Các ngành sản xuất chủ yếu tập trung chủ yếu ở đồng bằng & ven biển.
b. Nguyên nhân dẫn đến kinh tế phát triển khá nhanh
- Nguồn nhân công trẻ , dồi dào ( do dân số đông)
- Tài nguyên thiên nhiên phong phú ( khoáng sản , rừng …)
- Nhiều loại nông phẩm nhiệt đới ( lúa , cà phê, cao su…)
- Tranh thủ được nhiều vốn đầu tư của nước ngoài.
Câu 4: Cho biết những thuận lợi và khó khăn mà Việt Nam gặp phải khi gia nhập ASEAN?
Trả lời
a. Thuận lợi
- Quan hệ mậu dịch :
+ Từ năm 1990 đến nay , tốc độ quan hệ mậu dịch với các nước ASEAN tăng 26,8%
+ Giá trị buôn bán với ASEAN chiếm 32,4% tổng giá trị buôn bán với quốc tế.
+ Mặt hàng xuất khẩu chính là gạo
+ Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hàng điện tử.
- Hợp tác để phát triển kinh tế : dự án phát triển hành lang đông – tây tạo điều kiện khai thác tài nguyên , nhân công ở vùng khó khăn, giúp xoá đói giảm nghèo.
b. Khó khăn
- Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội
- Khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng về ngôn ngữ
- Nhiều mặt hàng giống nhau , dễ xảy ra cạnh tranh trong xuất khẩu.

Bài 22 : VIỆT NAM ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI
Câu 1 : Hãy cho biết 1 số thành tựu nổi bật của nền kinh tế xã hội nước ta trong thời gian đổi mới vừa qua ?
Đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng KT- XH kéo dài . Nền kinh tế phát triển ổn định , đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt
Về nông nghiệp : từ chỗ thiếu ăn phải nhập khẩu lương thực nay trở thành 1 trong 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới ( Thái Lan , Việt Nam , Hoa kỳ ) . Mỗi năm nước ta xuất khẩu 3 đến 4 triệu tấn gạo .
Công nghịêp phát triển nhanh chóng , nhiều khu công nghiệp mới , khu chế xuất , khu công nghiệp kỹ thuật cao được xây dựng và đi vào sản xuất
Các ngành dịch vụ phát triển rất nhanh ngày càng đa dạng phục vụ đời sống và sản xuất trên cả nước .
Câu 8: Hãy cho biết vị trí của Việt Nam trên bản đồ thế giới ?
- Việt Nam là một quốc gia độc lập có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ , bao gồm: đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
- Việt Nam gắn liền với lục địa Á- Âu , nằm phía đông bán đảo Đông Dương và nằm gần trung
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: mạnh trường
Dung lượng: 187,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)