Chủ đề địa 8 kì 2

Chia sẻ bởi phùng thị bích phượng | Ngày 15/10/2018 | 77

Chia sẻ tài liệu: chủ đề địa 8 kì 2 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẢO YÊN
CỤM TRƯỜNG THCS ĐIỆN QUAN, THƯỢNG HÀ 1, THƯỢNG HÀ 2, MINH TÂN

I. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH THEO CHỦ ĐỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
CHỦ ĐỀ: ĐẤT - SINH VẬT (ĐỊA LÍ 8): 3 tiết
Tiết 41: Đặc điểm đất Việt Nam
Tiết 42: Đặc điểm sinh vật Việt Nam
Tiết 43: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
Nội
dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao

Đất - Sinh vật
- Nêu được đặc điểm chung của đất Việt Nam.
- Nêu được đặc tính, sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính ở nước ta.
- Nêu được đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam.
- Kể tên được các kiểu hệ sinh thái ở địa phương.
- Nêu được giá trị của tài nguyên sinh vật.
- Giải thích được đặc điểm chung của đất Việt Nam.



- Giải thích được đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam
- Giải thích được nguyên nhân của sự suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật ở Việt Nam.





- Đọc lát cắt địa hình - thổ nhưỡng.
- Phân tích bảng số liệu về diện tích rừng, tỉ lệ của 3 nhóm đất chính





- Đề xuất một số biện pháp để cải tạo đất ở địa phương.
- Đề xuất một số biện pháp để bảo vệ rừng ở địa phương.

Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung:
+ Tư duy
+ Giải quyết vấn đề
+ Sử dụng ngôn ngữ
+ Tính toán
+ Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, Sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, học tập tại thực địa, sử dụng hình vẽ tranh ảnh.
II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Câu hỏi nhận biết
Câu 1: Nêu đặc điểm chung của đất Việt Nam.
Câu 2: Nêu đặc tính, sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính ở nước ta.
Câu 3: Trình bày đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam.
Câu 4: Kể tên các kiểu hệ sinh thái ở địa phương.
Câu 5: Nêu giá trị của tài nguyên sinh vật.
2. Câu hỏi thông hiểu
Câu 1: Giải thích đặc điểm chung của đất Việt Nam.
Câu 2: Giải thích đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam.
Câu 3: Vì sao nguồn tài nguyên sinh vật ở nước ta bị suy giảm.
3. Câu hỏi vận dụng thấp
Câu 1: Dựa vào hình 36.1 SGK/126 em hãy chứng minh tài nguyên đất ở nước ta rất đa dạng.
Câu 2: a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích của 3 nhóm đất chính ở nước ta theo số liệu bài tâp 2SGK/129.
b) Nhận xét và đưa ra loại cây trồng thích hơp cho từng loại đất trên.
Câu 3: Dựa vào bảng số liệu SGK/135 hãy nhận xét về xu hướng biến động của diện tích rừng Việt Nam.
4. Câu hỏi vận dụng cao
Câu 1: Căn cứ vào thực trạng sử dụng đất ở địa phương, Em hãy đề xuất một số biện pháp để cải tạo đất ở địa phương.
Câu 2: Căn cứ vào thực trạng rừng ở địa phương, Em hãy đề xuất một số biện pháp để bảo vệ rừng ở địa phương.
5. Câu hỏi định hướng năng lực
III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu hỏi nhận biết

Câu 1
- Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam.
- Nước ta có 3 nhóm đất chính: Nhóm đất Feralit (65%); nhóm đất mùn núi cao (11%); nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển (24%).

Câu 2
+ Đất Feralit:
Đặc tính: Chua, nghèo mùn, nhiều sét, có màu đỏ, vàng.
Phân bố: Các miền đồi núi thấp.
Giá trị kinh tế: Trồng cây công nghiệp và lâm nghiệp.
+ Đất mùn núi cao:
Đặc tính: Nhiều mùn, có màu đen hoặc xám.
Phân bố: Dưới thảm rừng ở vùng núi cao.
Giá trị kinh tế: Lâm nghiệp.
+ Nhóm đất phù sa:
Đặc tính: Phì nhiêu, tơi xốp, ít chua, giàu mùn…
Phân bố: tập trung tại các đồng bằng.
Giá trị kinh tế: Thích hợp với nhiều loại cây trồng (lua, hoa màu, cây ăn quả…)

Câu 3
+ Sinh vật Việt Nam rất phong phú và đa dạng: về thành phần loài, gen di truyền, kiểu hệ sinh thái và công dụng cảu các
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Dung lượng: 85,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)