Chu de 1

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Tuyên | Ngày 12/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: Chu de 1 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Chủ đề 1
Quyền và bổn phận của chúng em
Mục tiêu
Về nhận thức:
Người tham gia (NTG) không chỉ biết quyền mà còn hiểu đầy đủ bổn phận của trẻ em
NTG hiểu cần thực hiện hài hòa quyền và bổn phận trẻ em, do đó cần thay đổi suy nghĩ, niềm tin, hành vi, thói quen tiêu cực
Mục tiêu
Về thái độ:
Tự giác chấp nhận các bổn phận của trẻ em
Tự tin và kiên quyết thay đổi hành vi, thói quen tiêu cực vi phạm bổn phận trẻ em
Mục tiêu
Về kĩ năng sống:
Rèn luyện kĩ năng hợp tác cho học sinh
Rèn luyện tư duy phê phán khi phân tích các hành vi trái với bổn phận trẻ em
Rèn luyện tư duy sáng tạo, và kĩ năng nhận thức hậu quả của hành vi khi tổ chức trò chơi “ Nếu...thì”
Thông điệp
Trẻ em không chỉ có các quyền mà còn có bổn phận thực hiện các quyền cũng như trách nhiệm của người con ngoan trong gia đình, người trò giỏi ở nhà trường... Mỗi em cần tự giác thực hiện hài hòa các quyền và bổn phận này trên cơ sở thay đổi những hành vi không mong đợi của mình ở nhà và ở trường, cũng như ở trong cộng đồng.
Hoạt động 1. Quyền của chúng em

Mục tiêu:
Củng cố lại các quyền trẻ em cho người tham gia

Kết luận
Công ước Quyền TE gồm 54 điều khoản, có thể phân thành 4 loại quyền cơ bản sau đây:
Quyền được sống như: nước sạch, chỗ ở an toàn được gia đình chăm sóc và thương yêu, thực phẩm và dinh dưỡng để sống, quần áo để mặc, chăm sóc sức khoẻ khi ốm
Quyền được phát triển như: giáo dục (được học), được phát triển hết khả năng sẵn có của mình, được vui chơi giải trí…
Kết luận
Quyền được bảo vệ: người lớn phải có trách nhiệm bảo vệ trẻ em, trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi những điều có hại như những tình huống bạo lực, bị lạm dụng cả về thể chất và tinh thần.
Quyền được tham gia: Gồm quyền được bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề thực hiện quyền trẻ em, liên quan đến đời sống... và có quyền tham gia vào hiện thực hoá các quyền của mình

4 nguyên tắc chính thực hiện quyền trẻ em

1. Bình đẳng, không phân biệt đối xử: Mọi trẻ em không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, giàu nghèo... đều phải được đối xử như nhau, không phân biệt.
2. Vì lợi ích tốt nhất của trẻ: Trong khi xem xét, giải quyết vấn đề liên quan đến trẻ cần phải quan tâm đến lợi ích của trẻ, không được đặt lợi ích của trẻ em sau lợi ích của người lớn.

4 nguyên tắc chính thực hiện quyền trẻ em

3. Vì sự sống còn và phát triển của trẻ: Trong bất cứ hoàn cảnh nào, không được để xảy ra các vấn đề nguy hiểm tới tính mạng, sự sống còn và phát triển của trẻ em.
4. Tôn trọng trẻ em: Trẻ được bày tỏ ý kiến, quan điểm về những vấn đề có tác động đến trẻ, những quan điểm của trẻ phải được tôn trọng (ở nhà, ở trường, toà án...) một cách thích đáng, phù hợp với độ tuổi và độ trưởng thành của trẻ em.


Hoạt động 2. Bổn phận và trách nhiệm của chúng em

Mục tiêu:
Người tham gia nhận thức và thực hiện đầy đủ bổn phận và trách nhiệm của trẻ em
Câu hỏi thảo luận
1) Hành vi của nhân vật trong câu truyện đã vi phạm bổn phận và trách nhiệm nào của trẻ em
2) Hãy liệt kê những hành vi chưa thực hiện bổn phận và trách nhiệm của trẻ em mà em biết
Trẻ em có những bổn phận gì?
N1 – Bị phê vào sổ đầu bài, HS phóng hỏa đốt trường
N2 – Thuốc lá đốt tuổi teen
N3 – Teen ngược đãi cảnh quan thành phố
N4 - Túng tiền chơi game, 5 HS cắt trộm cáp viễn thông
Kết luận
Điều 21, Luật chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004 về “Bổn phận của trẻ em”
Yêu quý, kính trọng và hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy cô giáo; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình.
Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường.
Kết luận
Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc phù hợp với sức mình.
Sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức, tôn trọng pháp luật; tuân thủ nội quy của nhà trường; thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và đoàn kết quốc tế.

Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004

Tại Điều 22 – Những điều trẻ em không được làm:
Không được tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang.
Không được xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; gây rối trật tự công cộng.
Không được đánh bạc, sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ.
Không được trao đổi, sử dụng văn hóa phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi truỵ; sử dụng đồ chơi hoặc trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh.
Hoạt động 3. Nghĩ trước khi làm hay làm trước khi nghĩ
Mục tiêu:
Giúp người tham gia nhận thức được cần suy nghĩ, cân nhắc kĩ trước khi hành động. Nếu hành động thiếu suy nghĩ sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong cuộc sống.
Kết luận:
Suy nghĩ thận trọng trước khi hành động để có thể thực hiện được mơ ước của mình. Bởi vì, hành vi/ hành động hôm nay có thể ảnh hưởng đến những mục tiêu trước mắt và những mong muốn về cuộc sống tương lai của mỗi chúng ta.
Đồng thời phải cân nhắc/ lựa chọn hành động nhằm thoả mãn nhu cầu trước mắt hay vì hạnh phúc lâu dài trong tương lai.
Hoạt động 3. Em thực hiện bổn phận của trẻ em
Mục tiêu:
Người tham gia tự nhận thức về việc thực hiện bổn phận, trách nhiệm của bản thân
Kết luận:
- Mỗi người đều cần hài hòa vừa tôn trọng quyền của bản thân và vừa tự giác thực hiện bổn phận của mình
- Cần thay đổi những thói quen xấu ảnh hưởng đến việc thực hiện bổn phận của bản thân. Hình thành thói quen làm việc tốt. Chỉ có thói quen tốt đè bẹp thói quen xấu. Thay đổi để hạnh phúc và thành công
- Ai cũng có cùng một tài sản: 1440 phút/ngày. Cách sử dụng tài sản đó làm nên sự khác biệt người giàu và kẻ nghèo, người thành công và kẻ thất bại.
Tổng kết chủ đề 1
Những thu hoạch về nhận thức qua chủ đề
Mỗi chúng ta cần phát huy đầy đủ Quyền trẻ em, đồng thời cũng cần ghi nhớ và thực hiện đầy đủ bổn phận của trẻ em.
Trong đời sống hàng ngày mỗi người cần suy nghĩ, cân nhắc kĩ trước khi hành động, đồng thời thay đổi những suy nghĩ chưa đúng, những hành vi, thói quen tiêu cực để trở thành con ngoan, trò giỏi…
Tổng kết chủ đề 1
Những KNS đã vận dụng trong các hoạt động của chủ đề
- Rèn luyện kĩ năng hợp tác cho học sinh
- Rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, và kĩ năng nhận thức hậu quả của hành vi
 
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Tuyên
Dung lượng: 3,60MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)