Chia sẻ kinh nghiệm về bảo tồn Văn hóa dân tộc
Chia sẻ bởi Lường Đức Chôm |
Ngày 12/10/2018 |
67
Chia sẻ tài liệu: Chia sẻ kinh nghiệm về bảo tồn Văn hóa dân tộc thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
CHIA SẺ VỀ PHỔ BIẾN THÔNG TIN THÔNG QUA CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG CÔNG CỘNG
I – Nội dung truyền thông
Có rất nhiều nội dung cần tuyên truyền vận động, song chúng tôi đã lựa chọn những nội dung cần thiết và cấp bách nhất, đó là: Chữ viết dân tộc Tày – Thái, các phong tục tập quán lành mạnh trong việc hiếu, hỷ. Dân ca dân vũ và nhạc cụ dân tộc. Vấn đề biến đổi khí hậu và cách ứng phó với nó như thế nào đối với dân tộc thiểu số miền núi. Việc bảo tồn cây thuốc và bài thuốc dân gian dân tộc Thái.
Năm 2006, lần đầu tiên tại huyện Đà Bắc Tôi đã mạnh dạn mở 1 lớp dạy chữ Tày – Thái cổ cho cán bộ, công chức và nhân dân trong xã. Lớp đang học thì huyện bắt dừng lại vì chưa có chủ trương. Nhưng sau đó HV tìm đến nhà để học tiếp.
Lần đầu tiên chúng tôi tổ chức hội thảo về bảo tồn và phát triển tri thức bản địa dân tộc Tày – Thái là vào năm 2009 ( Sau khi dự Hội Thảo ở Hà Nội về). Gồm có 9 xã ( chủ tịch hoặc bí thư )và các thành viên Mạng lưới của tỉnh Thanh Hóa và huyện bạn Mai Châu.
Cũng từ ngày mở hội thảo chúng tôi bắt đầu thu hút báo chí và đài phát thanh tuyền hình các cấp. Do chúng tôi mời tham dự hội thảo.
Họ đã đưa tin bài, ảnh và phỏng vấn cá nhân tôi cũng như lãnh đạo địa phương làm xôn xao dư luận trong và ngoài tỉnh
Truyền hình VTC news đã lặn lội từ Hà Nội lên làm chương trình tại gia đình và địa phương. (Mời xem Video ngày 20/11/2011) và báo VH- TT tháng 11/2011
Sau cuộc hội thảo chúng tôi đã thống nhất phải triển khai giảng dạy chữ Tày – Thái cho nhân dân trong vùng ngay. Song cái khó là đội ngũ giáo viên giảng dạy.
Chúng đã tôi tiến hành mời những em tâm huyết với VH Tày – Thái (gồm 35 em) về học tại Trung tâm HTCĐ xã Trung Thành. Dưới sự quản lý giám sát của Trung tâm GDTX ,Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hòa Bình.
Lớp đào tạo cộng tác viên dạy chữ Thái thống nhất
Kết thúc khóa học đầu tiên chữ Thái VN tại huyên Đà Bắc
Vậy là ở nội dung bảo tồn chữ viết chúng tôi đã thành công ngoài dự kiến.
Nội dung thứ 2 là bảo tồn dân ca, dân vũ:
Chúng tôi đã tổ chức các cuộc giao lưu văn nghệ chủ yếu là khắp và múa giữa 9 xã nói trên. Được bà con nhiệt liệt hưởng ứng
Trong các cuộc giao lưu văn nghệ có cả bà con dân tộc Dao và các dân tộc khác cùng tham gia nên đã góp phần thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em trong huyện
Tổ chức khắp giao lưu
Lần lượt mở lớp dạy chữ Tày – Thái trong 9 xã có đông dân tộc Tày – Thái sinh sống.
Lớp chữ Thái ở xã trung tâm vùng cao Mường Chiềng
Khôi phục một số lễ hội: Hạn khuống, xên mường, cúng thần rừng ở quy mô thôn, dựa vào hội cao tuổi cơ sở.
II - Phương pháp truyền thông
Bản thân thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc và trao đổi với cán bộ chủ chốt như: Bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBND , cán bộ VH các xã, đặc biệt là đội ngũ cán bộ Thường trực Trung tâm HTCĐ vốn là đồng nghiệp nên rất dễ hòa đồng và thuyết phục.
Giới thiệu các nghệ nhân tham gia Hội diễn nghệ thuật quần chúng huyện đạt được giải cao.
PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THÔNG
– Điều tra nhu cầu học trong ND
- Đối thoại cởi mở với các đối tượng
( người học)
- Dựa vào uy tín các cụ cao niên có kinh nghiệm và vốn sống phong phú.
- Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy và chính quyền,
- Phải làm thử trước khi triển khai đại trà
- Và một số phương pháp khác.
MỘT LỚP HỌC KHẮP TÀY – THÁI VÀ HỌC NHẠC CỤ DÂN TỘC.
Tổng kết hoạt động năm và giao lưu khắp Thái giữa các xã
Từ năm 2010 được Trung tâm CSDM tài trợ. Tôi đã tổ chức tổng kết luân phiên giữa các xã, để đánh giá kết quả hoạt động trong năm và đề ra phương hướng, kế hoạch cho năm tới
Hướng dẫn học khắp
Học nội dung và hình thức trình bày các bài khắp.
Tham mưu với Đảng ủy, HĐND,UBND xã lập các thủ tục cần thiết trình cấp trên phê duyệt
Dùng phương pháp điều tra nhu cầu học và khả năng tài chính cũng như nguồn lực cộng tác viên, hướng dẫn viên giảng dạy cho lớp học
III – Hình thức truyền thông
* Đưa các bài đồng dao và các trò chơi dân gian DT Thái vào giảng dạy trong trường Mầm non
* Thành lập câu lạc bộ những người yêu VH Tày Thái ban đầu có 12 thành viên nay tăng lên 65 người
Ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, tôi đã có ý định học chữ dân tộc với mục đích là tìm hiểu xem các văn tự cổ đó nói gì và muốn phổ cập chữ DT cho toàn cộng đồng
Lồng ghép văn hóa Tày – Thái vào trong giờ dạy Tiếng Việt cho HS Tiểu học
Viết tin bài cho các báo
Một hình thức truyền thông không thể thiếu đó là viết các bài nghiên cứu, chuyên luận gửi cho các báo Trung ương và địa phương. Tuy nhiên việc này đòi hỏi rất công phu, phải có hiểu biết sâu về ngôn ngữ dân tộc, có dẫn chứng cụ thể bằng hình ảnh thì báo chí mới đăng tải
Hình thức truyền thông
Những bài viết của tôi thường đem ra cho các thành viên câu lạc bộ tham khảo góp ý về nội dung và hình thức trình bày trước khi gửi cho các báo
Hình thức truyề thông
Do các thành viên được xem những nghiên cứu của mình mà khuyến khích họ tìm hiểu VH dân tộc tốt hơn. Vì trước nay chưa có ai giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tham gia giảng dạy chữ Thái
Lớp học chữ Thái tại Trung tâm HTCĐ xã Trung Thành do tôi trực tiếp dạy và Trung tâm GDTX tỉnh cấp Chứng chỉ
Dạy chữ Thái thống nhất
Tham gia giảng dạy chữ Thái tại Trung tâm GDTX tỉnh Hòa Bình
Khi còn công tác ở UBND huyện, tôi có dịp tiếp xúc với nhiều cụ biết chữ trong toàn huyện để tìm hiểu về cái chữ và các nội dung khác trong các cuốn sách cổ.
Do điều kiện kinh tế cũng như xã hội còn vô vàn khó khăn nên việc học chữ trong ND không mấy ai mặn mà cho lắm. Tuy nhiên tôi vẫn âm thầm nghiên cứu, đọc và dịch các văn bản có trong tay.
Khi tìm được người tâm đầu thì đem ra trao đổi, nhưng phần lớn các cụ chỉ đọc được mà không biết viết chữ Tày- Thái, với lớp trẻ hầu như không mấy quan tâm.
Mãi tới năm 1999. Khi theo học các lớp sư phạm Tiểu học do nắm được cách ghép âm, ghép vần trong Tiếng Việt nên tôi lấy chữ Tày – Thái ra trao đổi với anh em cùng khóa. Thậm chí còn chép cả bảng chữ cái cho họ
Tuy nhiên do việc học nghiệp vụ cuốn hút nên các thầy cô cũng không quan tâm đến chữ viết dân tộc mình, đến khi có chủ trương học ( 10 năm sau) thì lại tiếc nuối.
Sáng tác bài hát dân ca về biến đổi khí hậu và REDD
Vận động các nghệ nhân dân gian sáng tác các bài hát dân ca về môi trường biến đổi khí hậu và REDD, sau đó phổ biến lại cho công chúng nghe.
HÌNH THỨC TRUYỀN THÔNG
Hình thức truyền thông khác là thu thập các tác phẩm VH dân gian , biểu diễn nhạc cụ, hát dân ca cho công chúng thưởng thức và nghe phản hồi từ khán, thính giả
Sau đó tôi thu vào máy và in ra đĩa đem biếu cho lãnh đạo các xã và những người yêu thích khắp và nhạc cụ Tày – Thái ( việc này tôi phải trích từ tiền lương ít ỏi của mình ra làm)
Việc làm tưởng là nhỏ nhưng có tác dụng rất lớn bởi sức lan tỏa và sự cảm thụ văn hóa của chính cộng đồng. Một số nhà kinh doanh còn đề nghị tôi cộng tác để làm chương trình bán.
Được sự giúp đỡ về tinh thần và vật chất của Mạng lưới bảo tồn tri thức bản địa dân tộc Thái Việt Nam VTIK mà công việc truyền thông của tôi thuận lợi hơn rất nhiều
Hoạt động trong VTIK
Gặp gỡ đồng nghiệp tại Trung tâm CSDM – Hà Nội năm 2009
Từ năm 2008 tôi được mời tham gia mạng lưới VTIK và ở đó tôi thực sự lĩnh hội được rất nhiều tri thức bổ sung hỗ trợ cho các nghiên cứu trước đây của mình
Tham gia hội thảo dạy và học Chữ Thái Việt Nam tại Trung tâm CSDM – Chi Lăng (Lạng Sơn)
Hoạt động trong VTIK
VTIK đã tạo điều kiện cho cá nhân và địa phương tôi có tiếng nói chung trong cộng đồng 7 tỉnh người Thái anh em cả nước cũng như khu vực và quốc tế. Tôi có dịp trao đổi chia sẻ với đồng nghiệp các tỉnh về nghiên cứu chữ viết và VH dân tộc.
Dự hội Thảo tại Thanh Hóa
Dự hội thảo tại Ban Dân tộc và miền núi tỉnh Thanh Hóa.
Tham dự hội thảo tại Sơn La và Mai Châu
Tham dự hội thảo về biến đổi khí hậu tại Chieng Mai (Thái Lan)
Nhóm DT Thái tại Hội thảo
Được Trung tâm CSDM giới thiệu, tôi đã tham gia hội thảo: “Bảo tồn và tiếp thu các giá trị văn hóa, tiếng nói từ cộng đồng” do isee tổ chức
Tham gia hội thảo isee
Bài tham luận của tôi được đánh giá cao. Phóng viên các tạp chí và báo tuần đồng loạt có bài phỏng vấn, phóng sự về người Thái và VH Thái nói chung, cá nhân tôi nói riêng.
Dự lớp tập huấn về PP dạy TDT do Bộ GD& ĐT tổ chức tại TP HÒA BÌNH năm 2011
Số hóa các tài liệu thu thập được
Các tài liệu cổ thu thập được đều được số hóa và lưu trữ trong máy tính cá nhân
Sử dụng in ternet để học tập và nâng cao khả năng nghiên cứu chữ Thái
Xin trân trọng cảm ơn
I – Nội dung truyền thông
Có rất nhiều nội dung cần tuyên truyền vận động, song chúng tôi đã lựa chọn những nội dung cần thiết và cấp bách nhất, đó là: Chữ viết dân tộc Tày – Thái, các phong tục tập quán lành mạnh trong việc hiếu, hỷ. Dân ca dân vũ và nhạc cụ dân tộc. Vấn đề biến đổi khí hậu và cách ứng phó với nó như thế nào đối với dân tộc thiểu số miền núi. Việc bảo tồn cây thuốc và bài thuốc dân gian dân tộc Thái.
Năm 2006, lần đầu tiên tại huyện Đà Bắc Tôi đã mạnh dạn mở 1 lớp dạy chữ Tày – Thái cổ cho cán bộ, công chức và nhân dân trong xã. Lớp đang học thì huyện bắt dừng lại vì chưa có chủ trương. Nhưng sau đó HV tìm đến nhà để học tiếp.
Lần đầu tiên chúng tôi tổ chức hội thảo về bảo tồn và phát triển tri thức bản địa dân tộc Tày – Thái là vào năm 2009 ( Sau khi dự Hội Thảo ở Hà Nội về). Gồm có 9 xã ( chủ tịch hoặc bí thư )và các thành viên Mạng lưới của tỉnh Thanh Hóa và huyện bạn Mai Châu.
Cũng từ ngày mở hội thảo chúng tôi bắt đầu thu hút báo chí và đài phát thanh tuyền hình các cấp. Do chúng tôi mời tham dự hội thảo.
Họ đã đưa tin bài, ảnh và phỏng vấn cá nhân tôi cũng như lãnh đạo địa phương làm xôn xao dư luận trong và ngoài tỉnh
Truyền hình VTC news đã lặn lội từ Hà Nội lên làm chương trình tại gia đình và địa phương. (Mời xem Video ngày 20/11/2011) và báo VH- TT tháng 11/2011
Sau cuộc hội thảo chúng tôi đã thống nhất phải triển khai giảng dạy chữ Tày – Thái cho nhân dân trong vùng ngay. Song cái khó là đội ngũ giáo viên giảng dạy.
Chúng đã tôi tiến hành mời những em tâm huyết với VH Tày – Thái (gồm 35 em) về học tại Trung tâm HTCĐ xã Trung Thành. Dưới sự quản lý giám sát của Trung tâm GDTX ,Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hòa Bình.
Lớp đào tạo cộng tác viên dạy chữ Thái thống nhất
Kết thúc khóa học đầu tiên chữ Thái VN tại huyên Đà Bắc
Vậy là ở nội dung bảo tồn chữ viết chúng tôi đã thành công ngoài dự kiến.
Nội dung thứ 2 là bảo tồn dân ca, dân vũ:
Chúng tôi đã tổ chức các cuộc giao lưu văn nghệ chủ yếu là khắp và múa giữa 9 xã nói trên. Được bà con nhiệt liệt hưởng ứng
Trong các cuộc giao lưu văn nghệ có cả bà con dân tộc Dao và các dân tộc khác cùng tham gia nên đã góp phần thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em trong huyện
Tổ chức khắp giao lưu
Lần lượt mở lớp dạy chữ Tày – Thái trong 9 xã có đông dân tộc Tày – Thái sinh sống.
Lớp chữ Thái ở xã trung tâm vùng cao Mường Chiềng
Khôi phục một số lễ hội: Hạn khuống, xên mường, cúng thần rừng ở quy mô thôn, dựa vào hội cao tuổi cơ sở.
II - Phương pháp truyền thông
Bản thân thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc và trao đổi với cán bộ chủ chốt như: Bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBND , cán bộ VH các xã, đặc biệt là đội ngũ cán bộ Thường trực Trung tâm HTCĐ vốn là đồng nghiệp nên rất dễ hòa đồng và thuyết phục.
Giới thiệu các nghệ nhân tham gia Hội diễn nghệ thuật quần chúng huyện đạt được giải cao.
PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THÔNG
– Điều tra nhu cầu học trong ND
- Đối thoại cởi mở với các đối tượng
( người học)
- Dựa vào uy tín các cụ cao niên có kinh nghiệm và vốn sống phong phú.
- Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy và chính quyền,
- Phải làm thử trước khi triển khai đại trà
- Và một số phương pháp khác.
MỘT LỚP HỌC KHẮP TÀY – THÁI VÀ HỌC NHẠC CỤ DÂN TỘC.
Tổng kết hoạt động năm và giao lưu khắp Thái giữa các xã
Từ năm 2010 được Trung tâm CSDM tài trợ. Tôi đã tổ chức tổng kết luân phiên giữa các xã, để đánh giá kết quả hoạt động trong năm và đề ra phương hướng, kế hoạch cho năm tới
Hướng dẫn học khắp
Học nội dung và hình thức trình bày các bài khắp.
Tham mưu với Đảng ủy, HĐND,UBND xã lập các thủ tục cần thiết trình cấp trên phê duyệt
Dùng phương pháp điều tra nhu cầu học và khả năng tài chính cũng như nguồn lực cộng tác viên, hướng dẫn viên giảng dạy cho lớp học
III – Hình thức truyền thông
* Đưa các bài đồng dao và các trò chơi dân gian DT Thái vào giảng dạy trong trường Mầm non
* Thành lập câu lạc bộ những người yêu VH Tày Thái ban đầu có 12 thành viên nay tăng lên 65 người
Ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, tôi đã có ý định học chữ dân tộc với mục đích là tìm hiểu xem các văn tự cổ đó nói gì và muốn phổ cập chữ DT cho toàn cộng đồng
Lồng ghép văn hóa Tày – Thái vào trong giờ dạy Tiếng Việt cho HS Tiểu học
Viết tin bài cho các báo
Một hình thức truyền thông không thể thiếu đó là viết các bài nghiên cứu, chuyên luận gửi cho các báo Trung ương và địa phương. Tuy nhiên việc này đòi hỏi rất công phu, phải có hiểu biết sâu về ngôn ngữ dân tộc, có dẫn chứng cụ thể bằng hình ảnh thì báo chí mới đăng tải
Hình thức truyền thông
Những bài viết của tôi thường đem ra cho các thành viên câu lạc bộ tham khảo góp ý về nội dung và hình thức trình bày trước khi gửi cho các báo
Hình thức truyề thông
Do các thành viên được xem những nghiên cứu của mình mà khuyến khích họ tìm hiểu VH dân tộc tốt hơn. Vì trước nay chưa có ai giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tham gia giảng dạy chữ Thái
Lớp học chữ Thái tại Trung tâm HTCĐ xã Trung Thành do tôi trực tiếp dạy và Trung tâm GDTX tỉnh cấp Chứng chỉ
Dạy chữ Thái thống nhất
Tham gia giảng dạy chữ Thái tại Trung tâm GDTX tỉnh Hòa Bình
Khi còn công tác ở UBND huyện, tôi có dịp tiếp xúc với nhiều cụ biết chữ trong toàn huyện để tìm hiểu về cái chữ và các nội dung khác trong các cuốn sách cổ.
Do điều kiện kinh tế cũng như xã hội còn vô vàn khó khăn nên việc học chữ trong ND không mấy ai mặn mà cho lắm. Tuy nhiên tôi vẫn âm thầm nghiên cứu, đọc và dịch các văn bản có trong tay.
Khi tìm được người tâm đầu thì đem ra trao đổi, nhưng phần lớn các cụ chỉ đọc được mà không biết viết chữ Tày- Thái, với lớp trẻ hầu như không mấy quan tâm.
Mãi tới năm 1999. Khi theo học các lớp sư phạm Tiểu học do nắm được cách ghép âm, ghép vần trong Tiếng Việt nên tôi lấy chữ Tày – Thái ra trao đổi với anh em cùng khóa. Thậm chí còn chép cả bảng chữ cái cho họ
Tuy nhiên do việc học nghiệp vụ cuốn hút nên các thầy cô cũng không quan tâm đến chữ viết dân tộc mình, đến khi có chủ trương học ( 10 năm sau) thì lại tiếc nuối.
Sáng tác bài hát dân ca về biến đổi khí hậu và REDD
Vận động các nghệ nhân dân gian sáng tác các bài hát dân ca về môi trường biến đổi khí hậu và REDD, sau đó phổ biến lại cho công chúng nghe.
HÌNH THỨC TRUYỀN THÔNG
Hình thức truyền thông khác là thu thập các tác phẩm VH dân gian , biểu diễn nhạc cụ, hát dân ca cho công chúng thưởng thức và nghe phản hồi từ khán, thính giả
Sau đó tôi thu vào máy và in ra đĩa đem biếu cho lãnh đạo các xã và những người yêu thích khắp và nhạc cụ Tày – Thái ( việc này tôi phải trích từ tiền lương ít ỏi của mình ra làm)
Việc làm tưởng là nhỏ nhưng có tác dụng rất lớn bởi sức lan tỏa và sự cảm thụ văn hóa của chính cộng đồng. Một số nhà kinh doanh còn đề nghị tôi cộng tác để làm chương trình bán.
Được sự giúp đỡ về tinh thần và vật chất của Mạng lưới bảo tồn tri thức bản địa dân tộc Thái Việt Nam VTIK mà công việc truyền thông của tôi thuận lợi hơn rất nhiều
Hoạt động trong VTIK
Gặp gỡ đồng nghiệp tại Trung tâm CSDM – Hà Nội năm 2009
Từ năm 2008 tôi được mời tham gia mạng lưới VTIK và ở đó tôi thực sự lĩnh hội được rất nhiều tri thức bổ sung hỗ trợ cho các nghiên cứu trước đây của mình
Tham gia hội thảo dạy và học Chữ Thái Việt Nam tại Trung tâm CSDM – Chi Lăng (Lạng Sơn)
Hoạt động trong VTIK
VTIK đã tạo điều kiện cho cá nhân và địa phương tôi có tiếng nói chung trong cộng đồng 7 tỉnh người Thái anh em cả nước cũng như khu vực và quốc tế. Tôi có dịp trao đổi chia sẻ với đồng nghiệp các tỉnh về nghiên cứu chữ viết và VH dân tộc.
Dự hội Thảo tại Thanh Hóa
Dự hội thảo tại Ban Dân tộc và miền núi tỉnh Thanh Hóa.
Tham dự hội thảo tại Sơn La và Mai Châu
Tham dự hội thảo về biến đổi khí hậu tại Chieng Mai (Thái Lan)
Nhóm DT Thái tại Hội thảo
Được Trung tâm CSDM giới thiệu, tôi đã tham gia hội thảo: “Bảo tồn và tiếp thu các giá trị văn hóa, tiếng nói từ cộng đồng” do isee tổ chức
Tham gia hội thảo isee
Bài tham luận của tôi được đánh giá cao. Phóng viên các tạp chí và báo tuần đồng loạt có bài phỏng vấn, phóng sự về người Thái và VH Thái nói chung, cá nhân tôi nói riêng.
Dự lớp tập huấn về PP dạy TDT do Bộ GD& ĐT tổ chức tại TP HÒA BÌNH năm 2011
Số hóa các tài liệu thu thập được
Các tài liệu cổ thu thập được đều được số hóa và lưu trữ trong máy tính cá nhân
Sử dụng in ternet để học tập và nâng cao khả năng nghiên cứu chữ Thái
Xin trân trọng cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lường Đức Chôm
Dung lượng: 73,35MB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)