CHẾ LAN VIÊN VÀ QUAN NIỆM VỀ THƠ

Chia sẻ bởi Châu Thị Tú Nhi | Ngày 12/10/2018 | 55

Chia sẻ tài liệu: CHẾ LAN VIÊN VÀ QUAN NIỆM VỀ THƠ thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

CHẾ LAN VIÊN VÀ QUAN NIỆM VỀ THƠ
(Qua một số bài viết về thơ)
NGUYỄN QUỐC KHÁNH*
      Cũng như một số nhà thơ khác, Chế Lan Viên đã bàn luận khá nhiều về thơ qua văn xuôi chính luận và sau này được tập hợp lại trong những cuốn tiểu luận phê bình như: “Suy nghĩ và bình luận”, “Phê bình văn học”, “Bay theo đường dân tộc đang bay”, “Từ gác Khuê văn đến quán Trung Tân”, “Nghĩ cạnh dòng thơ”, “Ngoại vi thơ”, “Nói chuyện thơ văn”, “Vào nghề” ... Ông cũng bộc lộ quan niệm của mình về thơ qua các bài giới thiệu, các bài “tựa” và “bạt” cho một số tác giả mà ông am hiểu và quý trọng như Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Yến Lan, Tế Hanh. Bằng vốn sống và vốn văn hoá uyên bác, bằng trí tuệ sắc sảo và trực cảm nghệ thuật tinh tế, những trang tiểu luận – phê bình thơ của Chế Lan Viên đã đem đến nhiều thú vị bất ngờ cho độc giả.
      Phát biểu, bàn luận về thơ qua hàng loạt những bài văn chính luận kể trên, dường như Chế Lan Viên vẫn cảm thấy mình chưa nói được nhiều về thơ. Sự suy nghĩ, trăn trở của ông còn được tiếp nối liên tục qua một loạt các bài thơ viết về thơ. Đó chính là những quan niệm, những nung nấu, kiếm tìm của Chế Lan Viên về thơ nhưng đã được hoá thân thành các hình tượng lung linh lắm sắc màu. Ở những bài thơ ấy, những nguyên lý trừu tượng khô khan đã được ông nâng lên thành cảm xúc, hình ảnh, âm điệu ... nên dễ đi vào lòng người và để lại ấn tượng lâu bền. Từ mấy chục năm qua, Chế Lan Viên đã được nhiều người thừa nhận là “nhà vô địch” về các tuyên ngôn thơ cả trong lý luận và trong sáng tác. Và khi cần đến những dẫn chứng làm sán tỏ lý luận về thơ, mọi người thường nghĩ ngay đến Chế Lan Viên. Nhìn tổng quát, chúng ta có thể thấy những quan niệm về thơ của Chế Lan Viên phát triển, biến đổi song hành cùng các chặng đường tư tưởng và sáng tác của ông. Nếu xét theo chiều lịch đại, quan niệm về thơ của Chế Lan Viên vận động qua ba thời kỳ: trước năm 1945, sau năm 1945 đến hết thập niên 70 và những năm 80 được thể hiện tập trung qua ba tập Di cảo thơ.
1.Trước cách mạng, cùng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên là chủ tướng của nhóm thơ Bình Định với cái tên khá rùng rợn Trường thơ loạn. Thay mặt cho nhóm thơ này, Chế Lan Viên đã có một tuyên ngôn về thơ nổi tiếng trong lời tựa tập Điêu tàn: “Hàn Mặc Tử nói: làm thơ tức là điên. Tôi nói thêm: làm thơ là sự phi thường. Thi sĩ không phải là người. Nó là người Mơ, người Say, người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu. Nó thoát hiện tại, nó xối trộn dĩ vãng. Nó ôm trùm tương lai”. Chính cái quan niệm độc đáo khác người này đã hướng hồn thơ Chế Lan Viên đến một thế giới đầy “Kinh dị, lẻ lo và bí mật” như Hoài Thanh đã nhận xét về Điêu tàn.
      Tuy không có bài thơ nào viết riêng về thơ, nhưng rải rác đây đó trong tập Điêu tàn, chúng ta có thể thấy có một số câu đã thể hiện khá đậm quan niệm của Chế Lan Viên về thơ.
      Đối với ông, thi sĩ phải là người thoát ly triệt để thực tại để tìm giải thoát ở cõi siêu hình bất tận:
      Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh
      Một vì sao trơ trọi cuối trời xa
      Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh
      Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo.
                  (Những sợi tơ lòng)
      Đối với ông, cảm xúc thẩm mỹ lẫn đối tượng thẩm mỹ của thơ chính là nỗi đau khổ khôn cùng của thi nhân trên cõi trần gian.
      -Trời hỡi trời hôm nay ta chán hết
      Những sắc màu hình ảnh của trần gian
                  (Tạo lập)
      -Vì u buồn là những đoá hoa tươi
      Và đau khổ là chiến công rực rỡ
                  (Đừng quên lãng)
      Với một quan niệm về thơ như vậy lại gặp điều kiện mảnh đất Bình Định với gợi mở là thành cổ Đồ Bàn cùng những ngọn tháp Chàm chứng tích của một dĩ vãng đau thương, uất hận đã hướng thơ Chế Lan Viên càng ngày lạc sâu vào cõi siêu hình, mờ ảo để đến mức ông phải hoảng loạn thốt lên “Có ai không nắm giùm tay ta lại! Hãy bẻ giùm cán bút của ta đi ! Lời thơ ta đầy những điệu sầu bi. Đầy hơi thịt, yêu ma cùng sắp chết” (Tiết trinh). Và ông nghi ngờ chính
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Châu Thị Tú Nhi
Dung lượng: 77,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)