CHAO8/3

Chia sẻ bởi Trương Xuân Đào | Ngày 12/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: CHAO8/3 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CÂU LẠC BỘ
“NHỊP CẦU VÀNG”
xã Diễn Mỹ-Diễn Châu-Nghệ An
Chào mừng
Ngày Quốc tế Phụ nữ
8/3

Câu lạc bộ “NHỊP CẦU VÀNG“

H?p m?t
Các cặp Vợ Chồng
và bạn bè
CÂU LẠC BỘ
“NHỊP CẦU VÀNG”
xã Diễn Mỹ-Diễn Châu-Nghệ An
Chào mừng
Ngày Quốc tế Phụ nữ
8/3
Mời xemVideo
Ca nhạc:

“ Phượng hồng”

“ Bài ca dao
đầu đời ”

PHƯỢNG HỒNG
Thơ Đỗ Trung Quân
Nhạc Vũ Hoàng
Tiếng hát Thái Châu
Biên soạn: Xuân Đào
PHƯỢNG HỒNG
Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu
Chùm phượng vỹ em cầm là tuổi tôi mười tám
Thuở chẳng ai hay thầm lặng
mối tình đầu
Mối tình đầu của tôi
Là cơn mưa giăng giăng ngoài cửa lớp
Tà áo ai bay trắng cả giấc mơ
Là bài thơ còn hoài trong vở
Giữa giờ chơi mang đến lại mang về

Cánh phượng hồng ngẫn ngơ
Mùa hè đến trường khắc nỗi nhớ lên cây
Và mùa sau biết có còn gặp lại
Ngày khai trường áo lụa gió me bay
Mối tình đầu của tôi
Là cây đàn buông tiếng xa xôi
Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu
Nên có một gã khờ ngọng nghịu đứng làm thơ
PHƯỢNG HỒNG
Thơ Đỗ Trung Quân
Nhạc Vũ hoàng
Tiếng hát Thái Châu
Biên soạn: Xuân Đào
Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu
Chùm phượng vỹ em cầm là tuổi tôi mười tám
Thuở chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu
Mối tình đầu của tôi
Là cơn mưa giăng giăng ngoài cữa lớp
Tà áo ai bay trắng cả giấc mơ
Là bài thơ còn hoài trong vở
giữa giờ chơi mang đến lại mang về
Cánh phượng hồng ngẫn ngơ
Mùa hè đến trường khắc nỗi nhớ lên cây
Và mùa sau biết có còn gặp lại
Ngày khai trường áo lụa gió me bay
Mối tình đầu của tôi
Là cây đàn buông tiếng xa xôi
Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu
Nên có một gã khờ ngọng nghịu đứng làm thơ
CHÀO TẠM BIỆT
Xuân Đào
0985753244

Câu lạc bộ “NHỊP CẦU VÀNG“

H?p m?t
Các cặp Vợ Chồng
và bạn bè
Bài Ca dao Đầu Đời
 Nhạc sĩ Thanh Sơn
 Thể hiện Hương Lan
[email protected]
Anh có nhớ bài ca dao đầu đời
Bên chiếc võng mẹ ru ầu ơ hờ
Hàng dừa xanh chen mình bên nương dâu
Sông dài quê nghèo quấn quýt với nhau
Em đã lớn dần trên quê hương mình
Trong chiếc áo bà ba đượm thắm tình
Ngọt ngào như hương mạ non sáng sớm
Xa mấy xa thương hạt gạo thơm
Bao năm rồi từ lúc anh đi
Mẹ trông chờ anh hoài mà không thấy
Mâm cơm chiều bên mái tranh xiêu
Con nước lên nghe tiếng bìm bịp kêu chiều
Thương đôi mái chèo khua đêm trăng mờ
Thương ai vẫn từng đêm đêm ngóng chờ
Còn lại đây câu hò hẹn năm xưa
Nay dòng sông buồn heo hút gió mưa
Anh có nhớ lời quê hương đậm đà
Trong bao tháng ngày tha phương vắng nhà
Kỷ niệm xưa êm đềm tha thiết quá
Như giấc mơ ru đẹp đời ta
 Nhạc sĩ Thanh Sơn
 Thể hiện Hương Lan
Bài Ca dao Đầu Đời
Biên soạn: Xuân Đào
Bao năm rồi từ lúc anh đi
Mẹ trông chờ anh hoài mà không thấy
Mâm cơm chiều bên mái tranh xiêu
Con nước lên nghe tiếng bìm bịp kêu chiều
Thương đôi mái chèo khua đêm trăng mờ
Thương ai vẫn từng đêm đêm ngóng chờ
Còn lại đây câu hò hẹn năm xưa
Nay dòng sông buồn heo hút gió mưa
Anh có nhớ lời quê hương đậm đà
Trong bao tháng ngày tha phương vắng nhà
Kỷ niệm xưa êm đềm tha thiết quá
Như giấc mơ ru đẹp đời ta.

Như giấc mơ ru đẹp đời ta !!
CÂU LẠC BỘ
“NHỊP CẦU VÀNG”
xã Diễn Mỹ-Diễn Châu-Nghệ An
Chào mừng
Ngày Quốc tế Phụ nữ
8/3

NỘI DUNG
BUỔI SINH HOẠT
CHÀO MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ
8/3
NỘI DUNG
- Chúc mừng năm mới và 8/3/2011.
- Lịch sử 8/3.
Truyền thống, phẩm chất tốt
đẹp của người PN Việt Nam
- Ý nghĩa của ngày 8/3.
- Thơ vui về Ngày 8/3.
- Những cảm xúc chân thành...
- Ca hát cho nhau nghe
chủ đề về Phụ nữ Việt nam.
TÂN MÃO -2011
CHÚC MỪNG

TÂN MÃO - 2011
8/3
Chúc Mừng Năm Mới
VẠN SỰ NHƯ Ý
Hoa hậu
Mai Phương Thúy
365 ngày
Vui tươi;

Khỏe
mạnh;

Hạnh phúc.
CLB
“Nhịp
cầu
vàng”:
Năm mới, và nhân ngày 8/3, chúc mọi người có một bầu trời sức khoẻ, một biển cả tình thương, một đại dương tình cảm, một điệp khúc tình yêu, một người yêu chung thủy, một tình bạn mênh mông, một đại gia đình thịnh vượng.


Chúc các quý bà, các quý ông, các cô, các chú, các anh chị, năm mới vạn sự như ý, tỷ sự như mơ, làm việc như thơ, đời vui như nhạc, tiền nhiều như thác, bạc nhiều như rơm,
Lời chúc hài hước !
chung thủy với “cơm”,
đừng mơ tới “phở” !

Cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản phát triển tột bậc, nhất là ở nước Mỹ. Nền kỹ nghệ phát triển, thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp. Bọn chủ tư bản ra sức bóc lột họ đến tận xương tủy, căm phẩn trước sự áp bức tàn bạo đó, ngày 8/3/1899 tại 2 thành phố Chicago và Newyork của Mỹ đã nổ ra cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nữ công nhân ngành dệt và ngành may, đòi tăng lương, giảm giờ làm.
I. LỊCH SỬ NGÀY 8/3
Mặc dù bọn chủ thẳng tay đàn áp bắt bớ, đuổi ra khỏi nhà máy nhưng chị em vẫn đoàn kết, bền bỉ đấu tranh, buộc bọn chủ phải nhượng bộ.

Thắng lợi đó đã cổ vũ tinh thần đấu tranh của phụ nữ lao động Mỹ. Tháng 2/1909 lần đầu tiên phụ nữ khắp nơi trên đất Mỹ đã tổ chức “Ngày phụ nữ” mít tinh, biểu tình đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ.

Những cuộc đấu tranh đầu tiên đó của nữ công nhân Mỹ đã có tiếng vang lớn, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh của phụ nữ lao động trên toàn thế giới.

Ngày 26 và 27/8/1910. Đại hội lần thứ 2 của những người phụ nữ thế giới đã quyết định lấy ngày 8/3 làm ngày Quốc tế phụ nữ. Từ đó đến nay, ngày 8/3 trở thành ngày hội của phụ nữ thế giới, đoàn kết đấu tranh để tự giải phóng, thực hiện quyền nam nữ bình đẳng và cũng từ đó, phụ nữ tiến bộ khắp năm châu tổ chức kỷ niệm ngày 8/3 với những nội dung và hình thức phong phú.


Sự kiện đó sau này được đánh giá là một trong những tác nhân châm ngòi cho Cách mạng Tháng Mười Nga 1917.
Ngoài ra, còn rất nhiều cuộc đấu tranh của phụ nữ trên thế giới cũng nổ ra vào tháng 3 lịch sử.


Nhiều sự kiện đáng chú ý khác liên quan đến ngày 8/3 như cuộc đấu tranh lớn tại Nga vào ngày 8/3 ,những nữ công nhân đã ồ ạt tấn công khắp các đường phố của Nga.


Năm 1975, Liên Hiệp Quốc đã lấy ngày 8/3 hằng năm làm ngày Quốc tế Phụ nữ.
Hai năm sau, LHQ đã thông qua nghị quyết các nước thành viên kỷ niệm ngày này như là ngày vì quyền bình đẳng, sự tiến bộ của phụ nữ và hòa bình cho thế giới.

  
   Mở đầu truyền thống “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” là hai vị nữ anh hùng dân tộc: bà Trưng Trắc và em bà là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân Đông Hán giành lại quyền tự chủ cho đất nước. Cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo (năm 40 đầu công nguyên) lôi cuốn một lực lượng quần chúng đông đảo chưa từng thấy, chỉ trong một thời gian, 65 thành đã giải phóng, mở ra một trang sử vẻ vang cho dân tộc.
II. Tại Việt Nam:
Ngày 8/3 còn là ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, 2 vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại chủ quyền dân tộc

“Trên đất nước nghìn năm chảy máu,
Nghìn năm người con gái vẫn cầm gươm”

Niềm tự hào và ý chí vươn lên của phụ nữ Việt Nam, một phần cũng có cội nguồn từ truyền thống dân tộc độc đáo đó.
          Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thức tỉnh tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam, đã phủ định cái uy quyền “bình thiên hạ” của đế chế Hán đang thời kỳ thịnh đạt, đồng thời nó cũng khẳng định khả năng giành độc lập, mở đường cho các thế hệ sau đi tới thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Nó còn chứng minh khả năng cách mạng to lớn của phụ nữ: không những chiến đấu dũng cảm chống ngoại xâm mà còn động viên, đoàn kết và lãnh đạo quần chúng rất tài giỏi.
Sau Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, một lần nữa, khẳng định ý chí tự chủ, tinh thần độc lập của dân tộc với câu nói hào hùng đầy khí phách của Bà:
“Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, quét sạch bờ cõi để cứu dân ra khỏi vòng chìm đắm, chứ đâu có chịu cúi đầu khom lưng làm tì thiếp cho người”.
      
    Trong phong trào nông dân khởi nghĩa vào thế kỷ XVIII, đô đốc Bùi Thị Xuân, một tướng lĩnh trụ cột của Quang Trung (Nguyễn Huệ), chỉ huy một đạo quân riêng gồm 5 nghìn quân phục màu đỏ, đã nhiều phen làm quân thù thất bại thảm hại, nhất là ở trận Trấn Ninh nổi tiếng.
  Một bài vè còn truyền tụng mãi trong nhân dân:
“Khen thay trí lực đàn bà
Bắc Ninh tài tướng bà Ba Cai Vàng”
Thế kỷ XIX, chống lại triều đại phong kiến nhà Nguyễn, “Bà Ba Cai Vàng” (tên thật là Yến Phi) chỉ huy cuộc nổi dậy của nông dân đánh chiếm thị trấn Lạng Giang (Bắc Giang), Văn Giang (Hưng Yên) và Bắc Ninh.
(Tượng Bà Đào Thị Yến Phi,
đặt trong công viên Yến Phi )
Thời kỳ kháng Pháp:
      Bà Đinh Phu Nhân 10 năm liền hoạt động dũng cảm trong phong trào Duy Tân, tới khi bị giặc bắt, tra khảo những bà không khai nửa lời. Trước khi tử tiết bà để lại  thơ tuyệt mệnh viết bằng máu trên tường ngục, có câu:

“Suối vàng gạt lệ gặp bà Trưng
Máu thấm hồn quyên khóc thảm thương
Lạy Phật: thân này còn hóa kiếp
Tay binh nghìn cánh, cánh nghìn gươm”
Thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến ngày càng suy tàn mọt ruỗng ...Trịnh Nguyễn phân tranh, “rạch đôi sơn hà làm cho trăm họ lầm than”, cuộc đấu tranh của phụ nữ chống ách thống trị phong kiến đã lan rộng ra nhiều lĩnh vực : Bùi Thị Xuân trong quân sự, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan và công chúa Lê Ngọc Hân trong văn học...và còn biết bao nữ danh nhân khác.

Ca dao, truyện, thơ, truyện tiếu lâm thời kỳ đó đã phản ánh trung thực sinh động. Ý thức chống chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến đã được Hồ Xuân Hương thể hiện rõ ràng, dứt khoát khi bà tố cáo chế độ đa thê:

“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung,
Kẻ đ ắp chăn bông, kẻ lạnh lùng
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn,
mướn không công”
          Lịch sử Việt nam còn ghi đậm nét những hình ảnh thường ngày về người phụ nữ Việt Nam cổ truyền, người phụ nữ cần cù trong lao động:
“sớm ra ruộng lúa, tối về nương dâu”...
“vai vác cái cày, tay đuổi con trâu,
cái cuốc cho lẫn cái gầu,
con dao rựa phát đèo đầu gánh phân”.
- “Trông trời, trông đất, trông mây.
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm”. ...
VAI TRÒ – TRUYỀN THỐNG – PHẨM CHẤT-
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ...
“Thuận vợ, thuận chồng
tát biển Đông cũng cạn”.
“Trên đồng cạn - dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”.

Nền nông nghiệp Việt Nam xưa nay đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Đảm đang gia đình trong tình hình phải luôn luôn đối phó với thiên tai, địch họa, người phụ nữ càng thông cảm gắn bó với bà con, xóm giềng thành một cộng đồng nương tựa vào nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn hoạn nạn. Đức tính vị tha, khiêm nhường thủy chung như nhất... trở thành một truyền thống
“Thương người như thể thương thân”.
“Bên ướt mẹ nằm, bên ráo phần con”
Những đức tính quý báu đầu tiên của người phụ nữ gánh vác gia đình là trung hậu đảm đang.
Trách nhiệm của các bà mẹ Việt Nam nuôi dạy con cái từ tuổi bé thơ đến lúc trưởng thành, đã được xã hội ta từ xưa đánh giá cao
“Cha sinh không bằng Mẹ dưỡng”
“Uống nước phải nhớ đến nhớ đến nguồn
Được ăn quả chín nhớ ơn người trồng”
          Mẹ dạy con phong cách sống của người Việt Nam:
“Thà chết trong còn hơn sống đục”
      Mẹ dạy con phải yêu quý lao động như lẽ sống ở đời:
“Tay làm, hàm nhai, tay quai miệng trễ”
   Mẹ dạy con phải yêu thương
đoàn kết:
 
“Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại
nên hòn núi cao”
Phụ nữ còn là những nghệ sỹ sáng tác và hát dân ca, múa dân tộc và tham gia xây dựng một nền nghệ thuật sân khấu cổ truyền tài hoa, đặc sắc.
“Những người thắt đáy lưng ong
Vừa khéo chiều chồng
lại khéo nuôi con”.



Nào đâu cái áo tứ thân
Cái khăn mỏ quạ,
cái quần nải đen?


Thướt tha áo trắng nói cười
Để ta thương nhớ một thời áo nâu
“Răng đen ai nhuộm cho mình
Để duyên mình đẹp,
để tình mình ưa”


Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người đầu tiên đưa ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin đến cho dân tộc ta, phụ nữ ta.
      Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước hợp với trào lưu tiến hóa của nhân loại. Người đã khẳng định: “Muốn cứu nước không có con đường nào khác con đường Cách mạng vô sản”.
Bác Hồ tặng PN VN
8 chữ vàng:
ANH HÙNG,
BẤT KHUẤT,
TRUNG HẬU,
ĐẢM ĐANG
” Vừa hiền, vừa dịu lại vừa tươi
Mà lúc xông pha mạnh tuyệt vời
Đánh giặc, lo nhà, xây dựng nước
Đảm đang lừng lẫy bốn phương trời”.
Các cựu TNXP gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng Đồng Lộc ( Năm 2008)
"Non sông gấm vóc Việt Nam do Phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ". ( Bác Hồ - 1952)
Hồ Chí Minh là lãnh tụ Việt Nam đầu tiên kêu gọi "Thực hiện nam nữ bình quyền", coi sự nghiệp giải phóng phụ nữ là một mục tiêu của cách mạng.
Trong Di chúc, Bác viết: "Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, phụ nữ vô cùng đảm đang, đã đóng góp rất nhiều trong chiến đấu và sán xuất. Đảng, Chính phủ cần có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng thêm nhiều phụ nữ phụ trách nhiều công việc kể cả lãnh đạo. Phụ nữ phải phấn đấu vươn lên, đây là thực sự là một cuộc cách mạng"
4 thể hiện đặc trưng của PNVN:

Hạnh .
Công -
Dung -
Ngôn -
     " Chữ Tâm kia mới
bằng ba chữ Tài "

  (Nguyễn Du)
(Hoa hậu Thùy Lâm)
Nhà văn Victor Huygo từng nhận xét:
“Bên cạnh ánh sáng lung linh của các vì sao còn có ánh sáng êm dịu và huyền bí của tâm hồn người phụ nữ”
Ở nước ta, ngày Quốc tế Phụ nữ được kỷ niệm rất trang trọng: một ngày tràn ngập hoa và những lời chúc tốt đẹp dành cho phụ nữ. Nam giới coi đây là cơ hội để thể hiện sự quan tâm của mình cho những người mà họ yêu quý.
NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM
Trong năm, người phụ nữ có riêng một ngày để được cả xã hội quan tâm, ngợi ca và cả bày tỏ niềm kính trọng. Một ngày bù đắp cho những vất vả của những người mẹ tảo tần, những người vợ đảm đang, những người vun vén dựng xây tổ ấm gia đình. Vai trò và trách nhiệm to lớn của người phụ nữ thời hiện đại là người nội trợ chính trong gia đình,
Phụ nữ ngày nay là người lao động kiếm tiền ngang bằng với nam giới, là những nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của xã hội. Là người gánh vác trách nhiệm sinh nở, cùng nuôi dạy con cái trưởng thành.
Thành đạt hơn, đảm đang hơn, tự tin hơn và xinh đẹp hơn đó là hình dung về những phụ nữ Việt Nam của thế kỷ 21.
Và người phụ nữ Việt Nam đang dần khẳng định rằng mình là
phái đẹp
chứ không còn là...
phái yếu
như trước nữa !


Ở VN: Phụ nữ vẫn đóng vai trò chính trong công việc gia đình và nuôi dạy con cái. Trong số các đại biểu của Quốc hội - tổ chức quyền lực cao nhất- phụ nữ chiếm 27,3% và được Liên Hiệp Quốc đánh giá là: "phụ nữ Việt Nam tham gia hoạt động chính trị cao nhất thế giới".
Việt Nam có tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học là 36,24%,
thạc sỹ 33,95%,
tiến sỹ 25,96%.
          Tóm lại:
Những trang sử và những nguồn tư liệu
đã phản ánh hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử:
        - Lao động thông minh, cần cù
        - Là trụ cột gia đình, nuôi già dạy trẻ
       - Là người nghệ sĩ tài hoa, sáng tạo và bảo vệ văn hóa dân tộc.
      - Là người chiến sĩ giữ nước kiên cường,
bất khuất.
IV. Ý nghĩa ngày 8/3:

- Ngày tôn vinh phái đẹp, tôn vinh phụ nữ, tôn trọng phụ nữ , khơi nguồn cho những giấc mơ đem theo những điều ngọt ngào nhất của cuộc sống luôn bên bạn


NGÀY
QUỐC TẾ PHỤ NỮ
8/3
- Người phụ nữ cần gì
ở ngày 8/3 ?
Đơn giản nhất, họ cần được mọi người nhắc đến tên mình, nhớ tới họ với một tình cảm chân thành nhất.
Bạn sẽ thấy họ hạnh phúc như thế nào khi được quan tâm, chia sẻ.


Hãy thể hiện lòng tri ân và tình yêu thương chân thành nhất.
NHÂN NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3 :
Bạn sẽ dành cho người phụ nữ của mình sự bất ngờ nào vào ngày đặc biệt này ?:
-Một bông hoa, một món quà nho nhỏ
- hay tự tay mình sửa soạn một bữa cơm ngon cũng đủ đem lại niềm vui cho người phụ nữ.
Làm được vậy, sẽ...
Nối liền những trái tim.
Nối liền những khoảng cách .
Nối liền những cảm xúc thiêng liêng và cả những rung động xao xuyến của những ngày đầu tiên …
Ngày 8/3 chính là ngày mà nam giới cần mang lại niềm hạnh phúc cho phụ nữ bằng chính sự quan tâm xuất phát từ tình cảm trong trái tim mình.
Và phụ nữ của chúng ta rất xứng đáng được tôn vinh như vậy.
Hãy biến mọi ngày trong năm đều là ngày QTPN ! để mọi phụ nữ đều được nâng niu, chiều chuộng !
Tặng những lời chúc thân thương nhất !
Chúc chị em xinh đẹp,
ngày càng rực rỡ !

Chúc chị em
HẠnh phúc
“Trai thời trung hiếu làm đầu,
Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình.”


Thanh Hoa: “Tàu anh qua núi”
Diễn viên điện ảnh Ngọc Hiệp
“Cô gái
xấu xí”
Ca sĩ Anh Thơ
(“Khúc hát sông quê”)
Chim khôn hót tiếng rảnh rang,
Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe .
Những người con mắt
lá răm,
Lông mày lá liễu đáng
trăm quan tiền.
Chưa chồng đi dọc,
đi ngang,
Có chồng cứ thẳng
một đàng mà đi.
Chồng giận thì vợ làm lành
Miệng cười tủm tỉm: rằng anh giận gì?
Gái ngoan – làm “Quan” cho chồng !
Tăng Thanh Hà
Trần Vân Anh
và Bình Minh
“Chồng ta áo rách ta thương,
Chồng người áo gấm, xông hương mặc người.”
“Bắc thang lên hỏi ông trời
Tiền đưa cho gái có đòi được không” !
...Thôi là hết anh đi đàng anh...
(!)
"Cảm ơn" em đã có chồng
Để cho anh phải ở không... cả đời...!
“Phấn son tô điểm sơn hà.
Làm cho tỏ mặt đàn bà
Việt Nam!”
Xin chúc các chị em Giàu, Đẹp.
Đẹp lâu –Đẹp bền - Đẹp nữa - Đẹp mãi !

XIN CẢM ƠN !
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN !


1/ Mừng tuổi Mẹ
( Trình bày: Xuân Hinh)

2/ “ Về quê mình Diễn Châu”
( Trình bày: Thanh Thanh Hiền)
VIDEO:
Thơ vui nhân ngày 8/3 !
Thơ vui nhân ngày 8/3 !
“Vợ tôi cũng đẹp cũng xinh
Khi đứng một mình trông cũng dễ ưa...!”
N?nh v? - S? v? (!)
la m?t "Th?i thu?ng "
là...
Vợ là một chút men say
Là vườn hoa dại, làm ngây ngất lòng
Vợ là một áng mây hồng
Vợ là hoa hậu để chồng mê say.
Vợ là khối óc, bàn tay
Vợ là bác sĩ tháng ngày chăm ta
Vợ là nụ, vợ là hoa
Vợ là chồi biếc, vợ là mùa xuân.
Vợ là tín dụng nhân dân
Vợ là kế toán giải ngân trong nhà

Vợ
Thơ vui nhân ngày 8/3 !
Vợ là biển cả bao la
Vợ là hương lúa đậm đà tình quê.
Vợ là gió mát trưa hè
Vợ là hơi ấm thổi về đêm đông
Vợ là một đoá hoa hồng
Vợ là “sư tử Hà Đông” sinh thành
Vợ là dòng nước mát lành
Vợ là nóng bức trong anh mỗi ngày
Vợ là một chất men say
Vợ là vị đắng, vị cay trong đời


Vợ là cơm nguội của ta
Nhưng là đặc sản của
thằng cha láng giềng !

Vợ là cái két đựng tiền
Bỏ vào thì dễ, rút liền chẳng ra
Vợ là đồ cổ của ta
Để lâu mất giá chẳng ma nào thèm !
Vợ là phật, vợ là tiên
Vợ là bà lão nửa điên, nửa khùng
Vợ là một nữ anh hùng
Vợ là bạn gái ngủ chung một giường
Vợ là bà chủ yêu thương
Đêm nằm lắm chuyện,
thất thường hét la
Vợ là âm nhạc, thi ca
Vừa lá cô giáo, vừa là luật sư
Cả gan đấu khẩu vợ ư ?
Cá ươn không muối, chồng hư cãi "bà"
Vợ là tiên nữ kiêu sa
Vợ là sóng gió- vợ là bão giông






Ngày xưa Sợ vợ “ là khùng” !
Tôi nay sợ vợ cả vùng sợ theo !
Ngày xưa sợ vợ là “xoàng”
Ngày nay sợ vợ là sang nhất vùng !
Chồng ơi ! đừng có dại khờ
Không vợ, đố biết cậy nhờ tay ai
Vợ là phước - lộc - thọ - tài ...
Thuộc trăm định nghĩa, trả bài vợ khen.(!)
Kính vợ đắc thọ,
sợ vợ sống lâu.
Để vợ trên đầu
là trường sinh bất tử (!)


CHÚC
MỪNG
8 – 3

(2011)
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN !
THƯ GIÃN
Yếm thắm – Yếm đào !
Xin mời các bạn
THƯ GIÃN
THƯ GIÃN
ẢNH NGHỆ THUẬT
Yếm đào -- Yếm thắm !
Đàn bà thắt đáy lưng ong

Đã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con.
Hỡi cô yếm trắng lòa lòa

Yếm nhiễu, yếm vóc, hay là trúc bâu

Hay là lụa bạch bên Tàu

Người cắt cũng khéo, người khâu cũng tài.
Gió xuân tốc dải yếm đào

Anh trông thấy oản sao không vào thắp hương.
Con cò đỗ cọc cầu ao

Phất phơ hai dải yếm đào gió bay.

Em về giục mẹ cùng thầy

Cắm sào đợi nước biết ngày nào trong?
Hỡi cô mặc áo yếm hồng

Đi trong đám hội có chồng hay chưa?
Hỡi cô yếm thắm răng đen

Muốn lên mạn ngược ngồi thuyền cùng anh!
Cô kia yếm trắng lòa lòa

Lại đây đập đất trồng cà với anh

Bao giờ cà chín cà xanh

Anh cho một quả để dành mớm con.
Đàn ông đóng khố đuôi lươn

Đàn bà mặc yếm hở lườn mới xinh.
Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím

Em có chồng rồi trả yếm cho anh

Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh

Yếm em em mặc, yếm chi anh đòi.
Ước gì sông rộng chừng gang

Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.
Ở gần mà chẳng sang chơi

Để em ngắt ngọn mùng tơi bắc cầu

Mùng tơi chẳng bắc được đâu

Em cởi dải yếm bắc cầu anh sang.
Thuyền anh mắc cạn lên đây

Mượn đôi dải yếm làm dây kéo thuyền.
Ước gì dải yếm em to

Để em buộc lấy mũi đò kéo lên.

Ước gì dải yếm em bền

Để em buộc lấy kéo lên trên bờ.

Ước gì dải yếm em dài

Để em buộc lấy những hai anh chàng.
Hỡi cô yếm thắm kia là

Lại đây anh gởi lược ngà cùng gương

Gửi cho đi nhớ về thương

Gửi cho đến chốn buồng hương lạnh lùng.
Trời mưa trời gió kìn kìn

Đắp đôi dải yếm gấp nghìn chăn bông.
Đêm nằm đắp chục chiếc chăn

Làm sao sánh được ấm bằng yếm em!
Trời mưa lấy yếm mà che

Có anh đứng gác còn e nỗi gì?
Hỡi cô yếm trắng lòa xòa!

Sao cô không bảo mẹ già nhuộm thâm?

Ước gì anh được ở gần,

Ðể anh nhuộm hộ thấm nhuần công anh!
Kiếp sau đừng hóa ra người

Hóa ra dải yếm buộc người tình nhân.
Hỡi cô yếm thắm đeo bùa

Bố mẹ có bán anh mua nửa người

Anh mua từ rốn đến đùi

Từ bụng đến mặt, mặc trời với em.
Khi xưa ở với mẹ cha

Một năm chín yếm, xót xa trong lòng.

Từ khi em về nhà chồng

Chín năm một yếm, em lật trong ra ngoài.
Yếm thắm mà nhuộm hoa nương

Cái răng hạt đỗ làm tương anh đồ!

Yếm thắm mà vã nước hồ

Vã đi vã lại anh đồ yêu đương!
Ba cô đội gạo lên chùa
Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư.

Cô về, sư ốm tương tư
Ốm lăn ốm lóc cho sư trọc đầu.

Ai làm cho dạ sư sầu,
Cho ruột sư héo như bầu đứt dây?
Ba cô đội gạo lên chùa
Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư.

Cô về, sư ốm tuơng tư
Ốm lăn ốm lóc để sư trọc đầu.

Muốn ăn đậu phụ tương dầu
Mài dao đánh kéo gọt đầu đi tu.
Trầu em têm tối hôm qua

Buộc trong dải yếm mở ra mời chàng.
Khăn nhỏ đuôi gà cao

Em đeo dải yếm đào

Quần lĩnh áo the mới

Tay cầm nón quai thao.
Chiều quê ra đứng cổng làng,
Gặp cô yếm thắm, ô hàm răng đen!

Chiều quê hóng mát đầm sen,
Kìa cô yếm thắm cười duyên đậm đà.

Chiều quê thơ thẩn ruộng cà,
Giọng cô yếm thắm sao mà véo von!
Chiều quê trong lúa xanh non,
Vẫn cô yếm thắm xinh ròn ngây thơ…

Năm năm cỏ vẫn xanh bờ,
Yếm phai mầu thắm, đôi gò má răn!
Mình về mình có nhớ chăng

Ta về như lạt buộc khăn nhớ mình

Ta về ta cũng nhớ mình

Nhớ yếm mình mặc, nhớ tình mình trao.
Một thương tóc bỏ đuôi gà

Hai thương ăn nói mặn mà có duyên

Ba thương má lúm đồng tiền

Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua

Năm thương cổ yếm đeo bùa

...
Dưới mặt nước chói lòa yếm đỏ

Trên bầu trời rạng tỏ mây xanh.

Từ ngày chia rẽ em, anh

Nước trời còn đó, ai đành phụ nhau!
Gái một con trông mòn con mắt

Gái hai con, con mắt liếc ngang

Ba con cổ ngoảnh, răng vàng

Bốn con quần áo đi ngang khét mù

Năm con tóc rối tổ cu

Sáu con yếm trụi, váy dù vắt ngang.
Nào đâu cái yếm lụa sồi

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân

Nào đâu cái áo tứ thân

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Lả lơi cho rách yếm ra

Về nhà dối mẹ yếm hoa không bền!
XIN CẢM ƠN !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Xuân Đào
Dung lượng: 45,82MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)