Chăm sóc bảo vẹ Răng sữa học sinh

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 12/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: Chăm sóc bảo vẹ Răng sữa học sinh thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CẦN BIẾT VỀ BẢO VỆ HÀM RĂNG CHO TRẺ EM
83,9 %, trẻ em Việt Nam từ 6-8 tuổi bị sâu răng sữa với trung bình mỗi trẻ có 6 răng sữa bị sâu và hầu hết không được điều trị. Đặc biệt có tới gần 90% trẻ em bị lệch lạc về răng.
1.-Răng sữa & răng vĩnh viễn
Răng sữa là những chiếc răng mọc trong thời kỳ bú mẹ (dưới 30 tháng), còn được gọi là răng tạm thời vì chúng chỉ ở với bé vài năm rồi được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy vậy, chúng lại có vai trò rất quan trọng đối với tiêu hóa, và sự phát triển hàm mặt.
* Phân biêt Răng sữa với răng vĩnh viễn
A: chiều dày lớp men răng sữa mỏng hơn
B: chiều dày lớp ngà ở hố rãnh răng sữa tương đối dày hơn.
C : tỉ lệ buồng tuỷ răng sữa lớn hơn và sừng tuỷ nằm gần đường nối men ngà hơn.
D: gờ cổ răng sữa nhô cao.
E: trụ men răng sữa nghiêng về mặt nhai
F: cổ răng sữa thắt lại rõ rệt và thu hẹp hơn
G: chân răng sữa dài và mảnh hơn (so với kích thước thân răng).
H: chân răng hàm sữa tách ra ở gần cổ răng hơn và càng gần về phía chóp thì càng tách xa hơn.
* Tác dụng của Răng sữa
Công dụng chính của răng sữa là giúp tiêu hóa thức ăn vì sau 6 tháng tuổi, trẻ ăn bổ sung những thứ cứng hơn, khó tiêu hơn. Thông thường một cái răng sữa mọc lên và đứng trên cung hàm, sau vài năm thì chân răng bắt đầu tiêu dần chuẩn bị nhường chỗ cho một mầm răng vĩnh viễn sắp trồi lên ngay đúng vị trí đó. Nếu răng sữa bị hỏng sớm, phải nhổ khi chưa đến lúc, mầm răng vĩnh viễn bên dưới chưa lớn kịp nên chưa mọc ngay được. Lỗ nhổ răng đó bị bít lại và cứng chắc, khi mầm răng vĩnh viễn mọc lên sẽ gặp khó khăn, mọc chậm và đôi khi mọc lệch.
Răng sữa cũng giúp xương hàm phát triển. Nhờ chúng, bé có thể nhai, cắn thức ăn được, động tác này làm cho hàm phát triển bình thường. Răng sữa cũng giúp trẻ phát âm; nếu răng sữa bị hỏng sớm phải nhổ, trẻ có thể nói ngọng.
Vì những công dụng lớn lao như vậy, cha mẹ rất cần chăm sóc răng cho trẻ.
 Những chiếc răng đầu đời-Răng sữa: Răng cửa giữa hàm dưới là chiếc răng đầu tiên trong đời bé, mọc khi bé được 6-8 tháng tuổi
Số lượng răng sữa đủ là 20 cái (10 cái hàm trên, 10 cái hàm dưới), khi bé được 24-30 tháng.

** Tuổi mọc và thay răng sữa
Hàm dưới - Răng cửa giữa : 6 tháng ===> [ tuổi thay ] ===> 6 - 7 tuổi - Răng cửa bên : 7 tháng ===> [ tuổi thay ] ===>7 - 8 tuổi - Răng hàm sữa 1: 12 tháng ===> [ tuổi thay ] ===>9 – 10 tuổi - Răng nanh: 16 tháng ===> [ tuổi thay ] ===>10 – 11 tuổi - Răng hàm sữa thứ 2: 24 tháng ===> [ tuổi thay ] ===>11 tuổi Hàm trên - Răng cửa giữa: 7 tháng ===> [ tuổi thay ] ===> 7 tuổi - Răng cửa bên: 9 tháng ===> [ tuổi thay ] ===> 8 tuổi - Răng hàm sữa 1: 14 tháng ===> [ tuổi thay ] ===>11 - 12 tuổi - Răng nanh: 18 tháng ===> [ tuổi thay ] ===>11 - 12 tuổi - Răng hàm sữa 2: 24 tháng ===> [ tuổi thay ] ===>12 tuổi
Răng sữa là bộ răng tồn tại ở giai đoạn quan trọng nhất của sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ em. Răng sữa được hình thành từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 10 của bào thai, được lắng đọng chất men và ngà (sự khoáng hóa) từ tháng 4 đến tháng thứ 6 sau khi sinh . - Răng sữa mọc vào trong xoang miệng khoảng tháng thứ 6 sau khi sinh. Đến 2 hoặc 3 tuổi, trẻ em có đủ bộ răng sữa gồm 20 răng (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới). - Ngoài chức năng ăn nhai, phát âm, răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của xương hàm và giữ đúng vị trí cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này. - Chân răng sữa tiêu dần khi đi đến tuổi thay, răng vĩnh viễn thay thế mọc dần lên thế vào vị trí răng sữa. - Trẻ em từ 6-11 tuổi hiện diện cả răng sữa và răng vĩnh viển trên cung hàm, gọi là răng hỗn hợp (denture mixte).
Răng mọc nhanh hay chậm vài tháng cũng là bình thường hoặc có thể do một số yếu tố không phải bệnh lý như trẻ đẻ non, yếu; chế độ ăn của bé chưa hợp lý; chế độ ăn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: 544,89KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)