CD giu VS viet CD o tieu hoc

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Mỹ Hạnh | Ngày 12/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: CD giu VS viet CD o tieu hoc thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề

Nâng cao chất lượng
"Giữ vở sạch, viết chữ đẹp" ở tiểu học
G.V: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Như chúng ta đã biết đọc,viết,tính toán là những kĩ năng cơ bản của người học sinh nói chung và đặc biệt là học sinh tiểu học nói riêng. Đọc thông, viết thạo không phải dễ mà đạt được đối với mỗi học sinh khi đến trường. Đọc đã khó song viết lại càng khó hơn. Viết thế nào cho đúng, cho đẹp, viết chữ thế nào để thể hiện được
" Nét chữ là biểu hiện của nết người"
Đối với mỗi người học sinh thì chữ viết có tầm quan trong rất lớn: Nó không những làm cho chất lượng học tập được cao hơn mà nó con góp phần quan trọng trong việc rèn luyện cho HS những phẩm chất tốt như: tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật và óc thẩm mĩ. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: "Chữ viết cũng là một sự biểu hiện của nết người. Dạy cho HS viết đúng, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với bạn đọc bài, đọc vở của mình"
Hiện nay phong trào " Giữ vở sạch, viết chữ đẹp" trong các trường tiểu học rất được quan tâm và đã giấy lên các đợt thi đua về chữ viết.
Nhưng thực trạng chữ viết của HS hiện nay có rất nhiều điều phải bàn.
Phần 1: đặt vấn đề

Cách cầm bút viết của HS không đúng, cầm bút quá sát, các em chỉ viết được chữ chứ chưa viết đúng dòng kẻ, chưa biết dãn khoảng cách giữa chữ với chữ, thường xuyên tẩy xoá.
* Nguyên nhân:
- ở lớp dưới các em chưa được đào tạo một cách bài bản, hơn nữa mẫu chữ viết ở mẫu giáo khác với mẫu chữ ở tiểu học.


- GV mầm non mới chỉ quan tâm về hình dáng chữ chứ chưa thật sự chú trọng đến việc dạy đúng quy trình.
- Các em chưa có ý thức học chỉ thích chơi.
2/ Đối với HS lớp 2,3, 4, 5
- Sai về độ cao: sai những độ con chữ có độ cao2.5 đơn vị; 1,25 đơn vị: g, h, r, s
Ví dụ:Chữ h, g viết 2 đơn vị li, chữ r, s viết nét thắt nằm dưới dòng kẻ.
Phần 2: thực trạng và biện pháp thực hiện
a. Thực trạng:
1/ đối với HS lớp 1:
- Thiếu nét xiên trái, móc trái, móc phải: Một số chữ có nét xiên trái,móc trái,móc phải như u, t, p,n, m, u,.Hoặc móc phải hơi dài .
Ví dụ:
-
- Sai nét khuyết:
Ví dụ:
- Dấu thanh, dấu phụ hơi to, dấu thanh đặt không sát âm chính.
Ví dụ:
- Các nét khuyết trên đặt bút chưa đúng vị trí như chữ b, k, l,.
Chưa biết viết liền nét, nối chưa đúng:
Ví dụ:
- Nét chữ xấu, nét chữ hơi hẹp:
Ví dụ:
*Nguyên nhân: - HS viết qua loa cho xong
- Chưa biết quy trình viết liền nét
- Do quen tay lười rèn luyện
- Lớp 4, 5 do lượng kiến thức cao.
B. Biện pháp thực hiện:
1/ Đối với sách vở sạch:
+ Kiểm tra sách vở đầu năm, yêu cầu sách vở có bọc ni lông, dán nhãn ( Đối với HS lớp 1,2 GV viết nhãn cho HS)
+ Quy định cả lớp dùng bút cùng màu mực.
+ Quán triệt HS không vẽ bẩn vào sách vở, không dùng bút xoá.
+ Hướng dẫn cụ thể về cách trình bày vở, đối với lớp 1, 2 GV cần hướng dẫn tỉ mỉ.
+ Vở của HS thu lại ở lớp khoảng 2- 3 tuần cho đưa về nhà để phụ huynh xem.
2/ Đối với chữ đẹp:
+ GV cần coi trọng chữ viết thường ngày của mình trên lớp.
+ Bồi dưỡng cho HS sớm có óc thẩm mĩ, lòng ham mê, thích thú luyện chữ viết đẹp.
+ Cho HS xem những bộ sách vở đẹp
+ Động viên khen ngợi những HS có tiến bộ.
+ Xây dựng tư thế ngồi viết và cách cầm bút đúng quy định:
- Tư thế ngồi thoải mái, hai tay đặt đúng điểm tựa.
- Cột lưng ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi.
- Tay phải cầm chắc bút bằng 3 ngón tay( ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa), đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút khoảng 2,5cm. Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt xuống bàn viết. Lúc viết, điều khiển bút bằng các cơ ở cổ tay và cánh tay.
- Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi lệch, đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái.
- ánh sáng phải đủ độ và thuận chiều, chiếu sáng từ bên phải sang.
1/ Luyện chữ đẹp cho HS lớp 1:
- GV cần nắm vững quy trình viết chữ để hướng dẫn HS viết đúng và đẹp.
- Cho HS nắm được khái niệm về đường kẻ, dòng kẻ, tên các nét cơ bản; Rèn cho HS viết đúng, đẹp các nét cơ bản.
Ví dụ: Khi viết chữ m thì cho HS nắm chắc chữ m gồm 2 nét móc trái và 1 nét móc hai đầu..
- Khi dạy chữ cái h, k, l, b GV cần nhắc nhở và hướng dẫn HS đặt bút ở dòng kẻ ngang số 2; Đối với những chữ cái có dấu phụ thì hướng dẫn và nhắc nhở HS viết dấu phụ gọn, rõ ràng.
Cần hướng dẫn HS viết liền nét: Khi viết vần "ươn" hướng dẫn HS viết con chữ u nối với con chữ o và n sau đó đặt dấu phụ của chữ ư và ơ,.
- Cần hướng dẫn HS đặt dấu thanh đúng vị trí, nhắc nhở và rèn cho HS dấu sắc, dấu huyền viết từ trên xuống và đặt dấu ở chữ ghi âm chính.
2/. Luyện chữ đẹp cho HS lớp 2, 3, 4, 5 và lớp 1 từ tuần 25 trở đi:
- Chia các chữ cái theo 5 nhóm:
* Chữ cái có 1 đơn vị: a, ă, â, c, e, ê, i, n, m ,o, ô, ơ, u, ư, v, x
* Chữ cái có 1.25 đơn vị: r, s
* Chữ cái có 1.5 đơn vị: t
* Chữ cái có 2 đơn vị: d, đ, q, p
* Chữ cái có 2,5 đơn vị: b, h, l, k, g, y
- Hàng tuần lên kế hoạch rõ ràng, cụ thể về việc rèn chữ viết cho HS.
- Khi HS làm bài, viết bài thì cần nhắc nhở HS viết cẩn thận, trình bày đẹp, không tẩy xoá.
- Trước khi HS viết bài cần hỏi HS thường sai độ cao: chữ g, l, h, r,. có độ cao là bao nhiêu?
- Khi HS làm bài, viết bài GV đi xuống từng HS để sửa cho HS và chỉ ra cụ thể: Nét khuyết chưa đúng độ cao, còn to quá hay nhỏ quá, nét khuyết trên đặt sai vị trí.
- Chữ u, ư, n, m chưa có nét móc phải hay chưa có nét móc trái.
- Dấu phụ của chữ ư, ơ hơi to; dấu phụ của chữ ô, ê hơi to và dặt chưa sát con chữ.
- Nét nối chưa đẹp cần viết xong các con chữ sau đó mới đặt dấu phụ, dấu thanh, nét chữ hơi hẹp cần viêt rộng ra
GV cần chỉ ra cụ thể chỗ sai, chỗ chưa đạt mà không chỉ ở 1 buổi mà phải trong 1 thời gian khi nào HS sửa được mới thôi.
- Đối với HS lớp 1, 2 mà HS không sửa được thì GV viết mãu cho HS.
- Qua mỗi bài viết GV cần kiểm tra kĩ và nhận xét thật cụ thể, những chỗ các em đã sửa được, những chỗ chưa sửa được và sang tiết học sau GV cần nhắc nhở kèm cặp để em đó sửa được.
- Những HS có tiến bộ trong việc " Giữ vở sạch, viết chữ đẹp" thì Gv cần tuyên dương ngay trước lớp.
- Những HS có bộ sách vở sạch sẽ, chữ đẹp thì GV cần tuyên dương và nhắc nhở các bạn trong lớp noi theo.
3/ Luyện viết nét thanh nét đậm:
- Tư thế ngồi và cách cầm bút phải đúng.
- Nét đưa lên đưa bút nhẹ.
- Nét đưa xuống nhấn tay một chút và đưa từ từ thì có nét đậm.
- Chú ý không nên ấn mạnh quá làm nét chữ mất tự nhiên.

Phần 3: Bài học kinh nghiệm:
Để phong trào " Giữ vở sạch, viết chữ đẹp" trong trường tiểu học đạt chất lượng cao. GV cần:
- Nắm chắc mẫu chữ, cở chữ, quy trình viết chữ.
- Hàng tháng, hàng tuần phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng.
- Phải chuẩn mực về chữ viết và cách trình bày.
- Phải tận tuỵ với HS trong tất cả mọi giờ lên lớp để uốn nắn những chỗ sai của HS, thường xuyên nhắc nhở các em về việc rèn luyện chữ, giữ vở sạch.
- Mỗi lần chấm bài, đánh giá điểm GV cần cho 1 điểm trình bày để các em có ý thức phấn đấu viết đẹp và trình bày đẹp.

- Phải động viên kịp thời những tiến bộ của HS.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Dung lượng: 3,37MB| Lượt tài: 2
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)