CĐ CHU NHIEM LOP
Chia sẻ bởi Nguyễn Mua |
Ngày 12/10/2018 |
38
Chia sẻ tài liệu: CĐ CHU NHIEM LOP thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN ĐỨC THIỆU
PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC
CHUYÊN ĐỀ
Công tác chủ nhiệm lớp
Quy trình tiết sinh hoạt TT cuối tuần
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo chính
là: “…Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,bồi dưỡng
nhân tài…” cho lớp lớp các thế hệ con người Việt Nam.
Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã từng khẳng
định rằng: “giáo dục là quốc sách hàng đầu”;sự nghiệp
giáo dục và đào tạo là sự nghiệp chung của toàn xã hội;
và chúng ta - Đội ngũ những Thầy, Cô giáo
là một trong những nhân tố quan trọng góp phần xây
dựng thành công sự nghiệp cao cả này, được xã hội giao
phó một sứ mệnh lịch sử là: “trồng người”.
* ĐẶT VẤN ĐỀ:
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Bên cạnh việc truyền đạt kiến thức cho học sinh, xuất phát từ cái “tâm” của người làm Thầy, ngoài mong muốn
thiết tha nhất là đào tạo cho các em học sinh sẽ trở thành những con người có tri thức trong tương lai. Các Thầy, cô giáo luôn động viên cho các em biết trau dồi, học tập những đức tính tốt, những “điều hay; lẽ phải, cách sống trong cái đạo làm người” mà tổ tiên, ông cha ta trải qua bao đời đã khuyên dạy để trở thành những con người vừa có tri thức, vừa phải có bản lĩnh, lý tưởng, có phẩm chất đạo đức tốt và một nhân cách đẹp.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Bước vào năm học 2010 - 2011 với chủ đề: "Năm học tiếp tục đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục…". Để tăng cường sự kết hợp giữa giáo viên, nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác chủ nhiệm, công tác giảng dạy, tạo nên sự đồng bộ và tác động tích cực đến mục tiêu Giáo dục Tiểu học.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
I/TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM:
Công tác chủ nhiệm lớp là một nội dung về chuyên
môn nghiệp vụ của giáo viên tiểu học. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của GV và HS.
Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người GV đã hoàn
thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục,
rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường tiểu học, vai trò của người GVCN hết sức quan trọng. GVCN thay mặt nhà trường quản lý, điều hành lớp, trực tiếp giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách
cho HS, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục: Nhà
trường, gia đình và xã hội.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Trong giai đoạn hiện nay công tác chủ nhiệm ngày
càng đòi hỏi sự dày công của người GV bởi yêu cầu
ngày càng cao của xã hội phát triển . Bởi tình hình cuộc
sống thường ngày vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến HS. Bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít PH đã giao phó việc giáo dục con cái họ cho nhà trường.
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang tập trung đổi mới phương pháp giáo dục nên công tác CN lớp càng được quan tâm hơn và có những đòi hỏi cao hơn. Qua nhận thức về công tác CN, qua trao đổi thảo luận cùng đồng nghiệp, được sự chỉ đạo sâu sát của nhà trường bản thân mỗi GV càng ý thức sâu sắc hơn tầm quan trọng và nhiệm vụ cao cả của GVCN.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Tuy nhiên trong mỗi nhà trường vẫn còn tồn tại một số học sinh đạt chất lượng văn hóa và đạo đức chưa cao. Chất lượng ở từng lớp có sự chênh lệch ….
Có thể trong quá trình thực hiện GVCN còn thiếu nhiệt tình, sử dụng PP giáo dục thiếu linh hoạt, thiếu kinh nghiệm hoặc thiếu liên tục…
Để làm tốt công tác chủ nhiệm thì trước hết đối với bản thân mỗi GV phải thực sự yêu nghề, nhiệt tình và tận tâm với công việc. Phải gần gũi, yêu thương , tôn trọng HS. Mỗi GV thực sự là tấm gương sáng cho HS noi theo thể hiện qua tư tưởng, tác phong, ngôn ngữ, cách làm việc và ứng xử hàng ngày . Vì vậy điều cần thiết đối với mỗi GV là được tham gia bàn bạc kĩ về công tác này để tìm ra phương pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả công tác CN trong nhà trường.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
II/CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
* Khảo sát đối tượng học sinh thông qua kết quả học tập và GVCN năm trước, qua học sinh trong lớp hoặc qua phụ huynh.
* Tiến hành phân loại HS để đưa vào sổ Kế hoạch công tác chủ nhiệm, cụ thể:
1. Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra phương pháp
giáo dục phù hợp:
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
- Học sinh có hoàn cảnh khó khăn: Cha mẹ li hôn, đông anh em, không cha mẹ, cha mẹ hay cãi vã, cha mẹ cờ bạc, rượu chè…
- Học sinh khuyết tật.
- Học sinh yếu.
- Học sinh cá biệt về đạo đức.
- Học sinh có những năng lực đặc biệt.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
2. Áp dụng các phương pháp giáo dục phù hợp với từng loại đối tượng:
* Đối với những học sinhcó hoàn cảnh gia đình khó khăn:
-GVCN thường xuyên quan tâm, động viên giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần. Kêu gọi HS cả lớp có tinh thần đoàn kết giúp bạn vượt khó. Đề đạt với chi hội PH lớp, nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ những em đó. Tính ưu việt của việc làm này là vừa khắc phục được khó khăn vừa giáo dục được lòng nhân ái cho học sinh và tranh thủ được sự hỗ trợ của nhà trường, của hội phụ huynh học sinh.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
* Đối với những HS khuyết tật :
- GVCN cần dành tình cảm ưu ái hơn để bù đắp lại những gì mà các em thiếu may mắn trong cuộc đời. Chú ý cách bố trí chỗ ngồi phù hợp, cách đặt câu hỏi gợi mở khi tìm hiểu bài và sự đòi hỏi yêu cầu về nội dung bài học sẽ khác hơn với HS bình thường.
Thường xuyên gặp gỡ phụ huynh để kết hợp theo dõi diễn biến về sức khỏe và học tập của các em.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
* Đối với những HS cá biệt về đạo đức
-Tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình : Gia đình có sự mâu thuẫn giữa bố và mẹ, gia đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè, kẻ xấu lôi kéo hoặc trẻ có tính xấu mà bản thân gia đình chưa giáo dục được.
- Dùng PP tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với HS nhưng không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng PP trách phạt, chú ý gần gũi các em thường xuyên, khen-chê kịp thời . Giao cho các em đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn trách nhiệm với các em để từng bước các em tự điều chỉnh mình.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
* Đối với HS yếu:
- Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học yếu, học yếu những môn nào. Có thể là ở gia đình các em đó không có thời gian học tập vì phải làm nhiều việc hoặc em đó vì hổng kiến thức nên cảm thấy chán nản.
GV lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng này bằng những việc cụ thể như sau:
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
+ Giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay hiểu chưa sâu vào những thời gian ngoài giờ lên lớp.
+ Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để HS có thể trả lời được nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em.
+ Thường xuyên kiểm tra cac đối tượng đó trong quá trình lên lớp.
+ Tổ chức cho HS học theo nhóm để HS khá, giỏi kèm cặp, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
+ Gặp gỡ PHHS trao đổi về tình hình học tập cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
+ Cần xóa bỏ ấn tượng HS yếu mà luôn luôn động viên, tuyên dương kịp thời khi các em làm bài đúng. Kiên nhẫn với HS, tránh thúc ép, căng thẳng khi luyện tập các kĩ năng cho HS. Rất cẩn trọng trong việc đánh giá HS. Nên đánh giá sự tiến bộ của mỗi HS so với bản thân và đối chiếu với yêu cầu chung. Đánh giá với mục đích giúp đỡ HS phát triển tốt hơn. Tránh việc so sánh HS với nhau. Luôn nhìn nhận khen ngợi bất cứ sự tiến bộ nào, dù là nhỏ nhất.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
* Đối với những HS có năng lực đặc biệt:
- Điều quan trọng là phát hiện những năng lực đặc biệt từ HS về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hội họa…
-Bồi dưỡng, khơi dậy ở các em lòng say mê hứng thú học tập thông qua những hội thi, những buổi nói chuyện ngoại khóa, những tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Tóm lại: Dù với đối tượng nào bản thân GV phải lưu ý dùng phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh để giáo dục và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức là then chốt
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
3.Nội dung giáo dục
- Giáo dục cho HS mọi lúc, mọi nơi theo “ 5 điều Bác Hồ dạy”
- Kịp thời động viên khi HS thực hiện việc làm tốt, uốn nắn khi thấy HS có hành vi sai trái.
- Tổ chức các hoạt động học tập dưới nhiều hình thức: Hái hoa dân chủ, sân chơi học trò, đố vui để học, rung chuông vàng….
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
4. Xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động giáo dục ( xây dựng nề nếp)
- Học tập nội quy của nhà trường.
- Xây dựng nề nếp lớp: Nề nếp ra vào lớp, chuyên cần, nề nếp học tập như : Học thuộc bài , làm bài đầy đủ và có đủ dụng cụ học tập khi đến lớp….
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
- Lấy ý kiến của HS để bầu ban cán sự lớp có đủ uy tín năng lực lãnh đạo. Tập huấn cách điều hành lớp cho ban cán sự. GV phối hợp với ban cán sự lớp điều hành : 10 phút truy bài đầu giờ hoặc sinh hoạt lớp cuối tuần… Xây dựng tổ học tập, nhóm học tập, “Đôi bạn cùng tiến” để HS có đủ điều kiện giúp đỡ lẫn nhau. GV tổ chức các tiết HĐNGLL theo các chủ đề phù hợp và hấp dẫn nhằm gây hứng thú cho HS. Hướng dẫn các em cách tổ chức ban đầu, khi HS đã quen dần GV chỉ đóng vai trò cố vấn.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
5. Xây dựng tập thể HS:
- GVCN tập trung xây dựng cho các em nhận thức về tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau, nhắc nhở nhau giữ gìn nề nếp lớp và có ý thức kỉ luật cao. HS phải hiểu được rằng: Một cá nhân chỉ có thể tiến bộ dần trong một tập thể tiến bộ.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
- Cuối tuần, cuối tháng, cuối kì cần dành thời gian thỏa đáng để đánh giá lại mọi hoạt động của HS nhằm biểu dương những HS có những việc làm tốt để cả lớp học tập, đồng thời ngăn chặn kịp thời những tác động xấu đến các em.
6. Đánh giá học sinh:
- Có kế hoạch chủ nhiệm cụ thể theo tuần, tháng, học kì, năm. Sau mỗi giai đoạn GV tự đánh giá rút kinh nghiệm và điều chỉnh phương pháp cho phù hợp.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
7. Công tác phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội:
GVCN phải biết vận động, động viên phụ huynh cùng với PH bàn bạc một số giải pháp nhằm giúp con em họ học tốt, giáo dục đạo đức tốt ở gia đình, thu nộp đầy đủ các khoản quy định. Cùng tập thể lớp thăm hỏi, động viên, giúp đỡ kịp thời những học sinh ốm đau, HS gặp khó khăn…Thường xuyên thông tin để phụ huynh biết tình hình học tập của các em từ đó có định hướng, tạo điều kiện giáo dục tốt các em. Với những em mắc khuyết điểm cần điều chỉnh ngay thì GV cần tranh thủ thời gian gặp trực tiếp phụ huynh hoặc gặp qua điện thoại để cùng bàn hướng giải quyết.
- Với phụ huynh:
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
- Với Đội TNTP HCM:
- GVCN bám sát kế hoạch của Đội , phối hợp với Tổng phụ trách tạo ra các sân chơi bổ ích , thiết thực cho các em. Có kế hoạch tổ chức thi đua xây dựng nề nếp học tập, hạnh kiểm.
- Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các em giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, bảo vệ của công…
- Giáo dục HS ý thức tự giác của người Đội viên, giáo dục HS chấp hành tốt Luật ATGT, giáo dục lòng nhân ái “Lá lành đùm lá rách” qua các tiết sinh hoạt theo chủ điểm.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
- Với địa phương:
GVCN phải biết kết hợp với chi đoàn TN, Hội phụ nữ , Ban dân chính thôn…để vận động HS đến trường 100%, làm tốt công tác Phổ cập, giáo dục HS cá biệt hoặc đỡ đầu những HS có hoàn cảnh khó khăn.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
- Kết hợp thường xuyên với các GV dạy bộ môn để nắm tình hình học tập, hoạt động của HS, trao đổi với GV bộ môn về đặc điểm của từng đối tượng HS, đặc biệt là những HS khuyết tật, những HS yếu, những HS cá biệt, những HS có hoàn cảnh khó khăn để GV bộ môn nắm rõ và có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng HS.
8) Phối hợp với các GV dạy bộ môn:
9) Tham gia các hoạt động do Nhà trường tổ chức
- GVCN nắm kế hoạch hoạt động của Nhà trường và triển khai cụ thể cho lớp mình để tham gia tốt các hoạt động do Nhà trường tổ chức
- Muốn tham gia các hoạt động đạt hiệu quả cao, GV phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc và tổ chức các hội thi tại lớp mình. Sau đó tiếp tục tập luyện, đầu tư để tham gia tại trường .
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
* Công tác chủ nhiệm lớp là hoạt động được tổ chức lồng ghép dưới nhiều hình thức : lồng ghép trong quá trình dạy học ở trên lớp ; lồng ghép thông qua môi trường giáo dục; lồng ghép thông qua các hoạt động ngoại khoá, NGLL, đặc biệt là trong tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần ;….
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
TIẾT SHTT CUỐI TUẦN
III/ VAI TRÒ VÀ QUY TRÌNH CỦA TIẾT SHTT CUỐI TUẦN:
1/ Vai trò
- Tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần được tiến hành đánh giá các hoạt động, các công việc của lớp được diễn ra trong tuần, tháng, học kì, kết hợp giáo dục HS về nhiều mặt ; đồng thời các nhiệm vụ, yêu cầu của nhà trường cũng được phổ biến trong tiết này.
- Tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần giữ vai trò quan trọng trong công việc chuyển giao các nhiệm vụ, các phong trào thi đua,… của nhà trường tới các lớp một cách kịp thời.
-Tổ chức tốt tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần là tạo điều kiện để các em có cơ hội tham gia vào các hoạt động của lớp, khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự diễn đạt chúng bằng lời nói.
+ Qua giao tiếp trong giờ sinh hoạt TT rèn kĩ năng ứng xử một cách hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, rèn cho các em thói quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm, dạy HS thoải mái, tự tin trước đám đông.
+ Qua tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần quan hệ giữa HS sẽ thân thiện hơn, gắn bó hơn. Các em có cơ hội chia sẻ công việc và tri thức cùng nhau, giải tỏa tâm lý, giúp các em vui vẻ, tự tin học tập trong sự đoàn kết, giúp đỡ, tôn trọng lẫn nhau trong tập thể lớp.
+ Qua tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần, GV có cơ hội tìm hiểu hoàn cảnh, tính tình của HS, lắng nghe các câu chuyện của các em. Từ đó GV sẽ có biện pháp giáo dục đúng đắn.
TIẾT SHTT CUỐI TUẦN
1. Sự chuẩn bị của GV và HS cho giờ SHTT cuối tuần :
a. Đối với giáo viên :
- Việc đầu tiên là phải lập kế hoạch cho tiết sinh hoạt TT cuối tuần.Cần có những nhận xét cụ thể, thật sát với tình hình của lớp. Chú ý đến việc khuyến khích, tuyên dương, khen ngợi HS, dù sự tiến bộ của các em là không đáng kể so với những hạn chế.
- Kế hoạch cần thể hiện được các mặt hoạt động trong tuần đến, tháng đến và có sự phân công công việc cho từng HS cụ thể.
TIẾT SHTT CUỐI TUẦN
- Hướng dẫn các tổ trưởng, các lớp phó, lớp trưởng tổng kết các mặt hoạt động trong tuần qua, tháng qua, tổng kết đợt thi đua.
- Dự kiến sẽ đan xen vào tiết sinh hoạt những hoạt động vui chơi, giải trí nào nhưng phải phù hợp với chủ đề, chủ điểm.
- Chuẩn bị một tâm lí thật thoải mái, vui vẻ ; tạo tâm thế gần gũi, yêu thương học sinh.
TIẾT SHTT CUỐI TUẦN
b. Đối với học sinh :
-Các tổ trưởng, các lớp phó, lớp trưởng tổng kết cho được các mặt hoạt động theo nhiệm vụ được phân công. Dự kiến sẽ bình chọn, tuyên dương bạn nào, nhắc nhở bạn nào nhưng phải đảm bảo sự công bằng cho mọi thành viên trong lớp (có sự xem xét, hướng dẫn của thầy cô).
- Chuẩn bị tâm thế háo hức, vui vẻ để bước vào tiết sinh hoạt lớp.
- Có thể trang trí trên bảng đen, sắp xếp bàn ghế phù hợp với không gian lớp học…
TIẾT SHTT CUỐI TUẦN
2. Nội dung và hình thức cho tiết SHTT cuối tuần :
a. Lựa chọn nội dung phù hợp :
Trong giờ SHTT, các công việc được triển khai thực hiện :
-Đánh giá các công việc thực hiện trong tuần một cách toàn diện về các mặt giáo dục : đạo đức, học tập, thể chất, thẩm mĩ, lao động và các nề nếp…
-Tổng kết hoạt động trong tuần, tháng (vào tuần cuối tháng), học kì (vào tuần cuối của học kì), cả năm (vào tuần cuối của năm học).
-Tổng kết các đợt thi đua (vào tuần cuối của đợt thi đua), cần có yêu cầu giáo dục HS theo chủ đề của đợt thi đua.
TIẾT SHTT CUỐI TUẦN
-Đánh giá kết quả thi đua của các tổ.
-Phổ biến kế hoạch thực hiện của tuần tới, tháng tới, phát động thi đua theo chủ điểm, giáo dục theo chủ đề của đợt thi đua tới.
-Tuyên dương, khen ngợi, động viên, khuyến khích những học sinh tiến bộ và những HS chưa tiến bộ.
-Sẽ chọn nội dung nào xen vào để cho các em vui chơi, giải trí…
- Nội dung chương trình luôn được đổi mới phù hợp với nguyện vọng của HS và phù hợp với thời điểm tổ chức.
TIẾT SHTT CUỐI TUẦN
b. Tạo môi trường tổ chức sinh hoạt:
- Cho HS tự trang trí lớp học của mình theo sở thích. Các em tự nêu ra khẩu hiệu học tập, rèn luyện cho chính các em.
- Cần thay đổi vị trí, không gian của từng tổ trong mỗi hoạt động , đảm bảo các tổ hoạt động hiệu quả. Khi tổ chức có thể sắp xếp bàn ghế theo hình chữ U, chữ V hoặc vòng tròn, không nên lặp lại một kiểu chỗ ngồi khiến HS dễ nhàm chán.
TIẾT SHTT CUỐI TUẦN
- Trong quá trình tổ chức, cần tạo không khí vui tươi, thoải mái, tự tin, mạnh dạn để các em tự do phát biểu những suy nghĩ riêng của mình. GV không nên áp đặt. Cần chú ý lắng nghe ý kiến của các em, phát huy tính tích cực , chủ động và sáng tạo của các em.
TIẾT SHTT CUỐI TUẦN
3.Qui trình tiến hành tiết SHTT cuối tuần :
a. Học sinh :
Lớp trưởng điều khiển chương trình của tiết sinh hoạt tập thể.
1- Ổn định lớp.
+ Văn nghệ mở đầu
2- Giới thiệu đại biểu
3- Các tổ trưởng nhận xét từng mặt hoạt động trong tuần qua về : đạo đức, học tập, nề nếp tác phong, thể dục, vệ sinh, chấp hành nội quy…
TIẾT SHTT CUỐI TUẦN
4 - Các lớp phó nhận xét từng mặt theo sự phân công.
+ Cả lớp tham gia ý kiến
5- Lớp trưởng đánh giá chung :
Tuyên dương, khen ngợi, động viên nhắc nhở các bạn.
+ Triển khai công tác tuần đến, tháng đến (nếu là tuần cuối tháng), phát động thi đua theo chủ điểm, theo đợt thi đua.
*Lưu ý : trong quá trình tổ chức tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần cần đan xen một số tiết mục văn nghệ, hoặc tổ chức trò chơi … để gây hứng thú cho các em.
TIẾT SHTT CUỐI TUẦN
b. Giáo viên :
+ Nhận xét chung qua phần đánh giá của lớp trưởng (động viên, nhắc nhở, khen ngợi học sinh).
+ Giải pháp thực hiện thi đua trong tuần đến, tháng đến.
TIẾT SHTT CUỐI TUẦN
Kết luận:
Trong cuộc đời của mỗi giáo viên, có lẽ ít ai không làm công tác chủ nhiệm, công việc mang lại cho ta nhiều niềm vui, nỗi buồn và những kỷ niệm khó quên. Vì thế mà người ta vẫn bảo rằng làm giáo viên chủ nhiệm giống như nuôi con mọn. Nhất là đối với các cô giáo chủ nhiệm lớp Một thì trách nhiệm càng nặng nề hơn vì HS lớp Một là HS khối đầu cấp của bậc Tiểu học các em mới chuyển từ Mầm non lên, các em còn nhiều bỡ ngỡ, lạ lẫm với môi trường mới nên các em cần được GVCN quan tâm hơn so với các khối khác. Hơn ai hết cô chủ nhiệm phải là người hướng dẫn tỉ mỉ, kĩ càng để các em quen dần với trường, với lớp, với bạn.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM & TIẾT SHTT CUỐI TUẦN
Hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm là một niềm vui lớn. Song để đạt được điều đó không phải là một điều dễ dàng. Con đường dẫn đến thành công có nhiều ngả. Điều kiện hỗ trợ cho ta cũng rất nhiều. Nếu ví tập thể lớp là một cơ thể sống thì giáo viên chủ nhiệm giống như linh hồn của cả lớp. GV chủ nhiệm chính là “người dẫn đường” định hướng cho các em thực hiện tốt các nhiệm vụ. Quan tâm phong trào của lớp là phải “để ý” từ việc lớn đến chuyện nhỏ, không chỉ trong giờ học mà cả lúc xếp hàng vào lớp, trong giờ ra chơi, tập thể dục giữa giờ, súc miệng, múa hát tập thể, ăn, ngủ trưa (nếu là lớp bán trú), động viên các em tham gia các loại bảo hiểm… GV chủ nhiệm hầu như không bao giờ xa rời các em.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM &TIẾT SHTT CUỐI TUẦN
Tuy nhiên, là người bám sát lớp nhưng GV chủ nhiệm cũng không phải là người làm thay cho các em mọi việc.
Một GV chủ nhiệm giỏi là phải biết đào tạo được đội ngũ cán bộ lớp vững về cách quản lý lớp học. Chính các em là những người thay GV chủ nhiệm điều hành mọi hoạt động của lớp và luôn theo sát các thành viên trong lớp hơn bất kỳ một thầy cô nào.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM &TIẾT SHTT CUỐI TUẦN
Trong giáo dục cũng phải biết tùy thuộc vào từng đối tượng HS mà dạy dỗ. Dù bị phạm lỗi nhưng đa phần các em vẫn thích thầy cô nhẹ nhàng hơn là mắng phạt nặng lời. Tuy nhiên khi các em mắc những lỗi vi phạm trầm trọng thì phải thật sự nghiêm khắc chứ không thể dễ dãi bỏ qua. Mỗi em có một cá tính riêng nên dù khuyên bảo hay trách cứ thì cũng tùy từng HS mà xử lý.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM &TIẾT SHTT CUỐI TUẦN
Thầy cô là nhà tâm lý, người cầm cân nảy mực nên cần phải biết và hiểu tính nết từng em một. Có em hôm nay vui nhưng ngày mai buồn hoặc ngược lại. Có em hôm nay khuyên bảo lại nghe nhưng ngày mai thì lại khác. Chúng ta không thể cứng nhắc mà phải biết linh hoạt khi tiếp xúc với các em để các em cảm nhận được rằng thầy, cô chính là niềm tin , là chỗ dựa tinh thần cho các em.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM &TIẾT SHTT CUỐI TUẦN
MỘT SỐ MẪU (tham khảo)
Ưu điểm:
TUẦN:……..Từ ngày:…../…/….đến ngày:…/…/…..
Mẫu dành cho tổ trưởng
Tồn tại:
Đánh giá chung:
MỘT SỐ MẪU (tham khảo)
Ưu điểm:
TUẦN:……..Từ ngày:…../…/….đến ngày:…/…/…..
Mẫu dành cho Ban cán sự lớp
Tồn tại:
Đánh giá chung:
MỘT SỐ MẪU (tham khảo)
* Ghi chú:
Mỗi mục thực hiện tốt được chấm: 10 điểm; XD bài : 20 điểm
Mỗi lần vi phạm bị trừ : 5 điểm
Biểu điểm xếp loại:
+ Từ 90 100 điểm xếp loại : Tốt
+ Từ 70 89 điểm xếp loại : Khá
+ Từ 50 69 điểm xếp loại : TB
Cám ơn các thầy cô đã lắng nghe!
Chào tạm biệt
PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC
CHUYÊN ĐỀ
Công tác chủ nhiệm lớp
Quy trình tiết sinh hoạt TT cuối tuần
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo chính
là: “…Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,bồi dưỡng
nhân tài…” cho lớp lớp các thế hệ con người Việt Nam.
Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã từng khẳng
định rằng: “giáo dục là quốc sách hàng đầu”;sự nghiệp
giáo dục và đào tạo là sự nghiệp chung của toàn xã hội;
và chúng ta - Đội ngũ những Thầy, Cô giáo
là một trong những nhân tố quan trọng góp phần xây
dựng thành công sự nghiệp cao cả này, được xã hội giao
phó một sứ mệnh lịch sử là: “trồng người”.
* ĐẶT VẤN ĐỀ:
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Bên cạnh việc truyền đạt kiến thức cho học sinh, xuất phát từ cái “tâm” của người làm Thầy, ngoài mong muốn
thiết tha nhất là đào tạo cho các em học sinh sẽ trở thành những con người có tri thức trong tương lai. Các Thầy, cô giáo luôn động viên cho các em biết trau dồi, học tập những đức tính tốt, những “điều hay; lẽ phải, cách sống trong cái đạo làm người” mà tổ tiên, ông cha ta trải qua bao đời đã khuyên dạy để trở thành những con người vừa có tri thức, vừa phải có bản lĩnh, lý tưởng, có phẩm chất đạo đức tốt và một nhân cách đẹp.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Bước vào năm học 2010 - 2011 với chủ đề: "Năm học tiếp tục đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục…". Để tăng cường sự kết hợp giữa giáo viên, nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác chủ nhiệm, công tác giảng dạy, tạo nên sự đồng bộ và tác động tích cực đến mục tiêu Giáo dục Tiểu học.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
I/TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM:
Công tác chủ nhiệm lớp là một nội dung về chuyên
môn nghiệp vụ của giáo viên tiểu học. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của GV và HS.
Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người GV đã hoàn
thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục,
rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường tiểu học, vai trò của người GVCN hết sức quan trọng. GVCN thay mặt nhà trường quản lý, điều hành lớp, trực tiếp giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách
cho HS, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục: Nhà
trường, gia đình và xã hội.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Trong giai đoạn hiện nay công tác chủ nhiệm ngày
càng đòi hỏi sự dày công của người GV bởi yêu cầu
ngày càng cao của xã hội phát triển . Bởi tình hình cuộc
sống thường ngày vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến HS. Bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít PH đã giao phó việc giáo dục con cái họ cho nhà trường.
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang tập trung đổi mới phương pháp giáo dục nên công tác CN lớp càng được quan tâm hơn và có những đòi hỏi cao hơn. Qua nhận thức về công tác CN, qua trao đổi thảo luận cùng đồng nghiệp, được sự chỉ đạo sâu sát của nhà trường bản thân mỗi GV càng ý thức sâu sắc hơn tầm quan trọng và nhiệm vụ cao cả của GVCN.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Tuy nhiên trong mỗi nhà trường vẫn còn tồn tại một số học sinh đạt chất lượng văn hóa và đạo đức chưa cao. Chất lượng ở từng lớp có sự chênh lệch ….
Có thể trong quá trình thực hiện GVCN còn thiếu nhiệt tình, sử dụng PP giáo dục thiếu linh hoạt, thiếu kinh nghiệm hoặc thiếu liên tục…
Để làm tốt công tác chủ nhiệm thì trước hết đối với bản thân mỗi GV phải thực sự yêu nghề, nhiệt tình và tận tâm với công việc. Phải gần gũi, yêu thương , tôn trọng HS. Mỗi GV thực sự là tấm gương sáng cho HS noi theo thể hiện qua tư tưởng, tác phong, ngôn ngữ, cách làm việc và ứng xử hàng ngày . Vì vậy điều cần thiết đối với mỗi GV là được tham gia bàn bạc kĩ về công tác này để tìm ra phương pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả công tác CN trong nhà trường.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
II/CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
* Khảo sát đối tượng học sinh thông qua kết quả học tập và GVCN năm trước, qua học sinh trong lớp hoặc qua phụ huynh.
* Tiến hành phân loại HS để đưa vào sổ Kế hoạch công tác chủ nhiệm, cụ thể:
1. Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra phương pháp
giáo dục phù hợp:
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
- Học sinh có hoàn cảnh khó khăn: Cha mẹ li hôn, đông anh em, không cha mẹ, cha mẹ hay cãi vã, cha mẹ cờ bạc, rượu chè…
- Học sinh khuyết tật.
- Học sinh yếu.
- Học sinh cá biệt về đạo đức.
- Học sinh có những năng lực đặc biệt.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
2. Áp dụng các phương pháp giáo dục phù hợp với từng loại đối tượng:
* Đối với những học sinhcó hoàn cảnh gia đình khó khăn:
-GVCN thường xuyên quan tâm, động viên giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần. Kêu gọi HS cả lớp có tinh thần đoàn kết giúp bạn vượt khó. Đề đạt với chi hội PH lớp, nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ những em đó. Tính ưu việt của việc làm này là vừa khắc phục được khó khăn vừa giáo dục được lòng nhân ái cho học sinh và tranh thủ được sự hỗ trợ của nhà trường, của hội phụ huynh học sinh.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
* Đối với những HS khuyết tật :
- GVCN cần dành tình cảm ưu ái hơn để bù đắp lại những gì mà các em thiếu may mắn trong cuộc đời. Chú ý cách bố trí chỗ ngồi phù hợp, cách đặt câu hỏi gợi mở khi tìm hiểu bài và sự đòi hỏi yêu cầu về nội dung bài học sẽ khác hơn với HS bình thường.
Thường xuyên gặp gỡ phụ huynh để kết hợp theo dõi diễn biến về sức khỏe và học tập của các em.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
* Đối với những HS cá biệt về đạo đức
-Tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình : Gia đình có sự mâu thuẫn giữa bố và mẹ, gia đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè, kẻ xấu lôi kéo hoặc trẻ có tính xấu mà bản thân gia đình chưa giáo dục được.
- Dùng PP tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với HS nhưng không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng PP trách phạt, chú ý gần gũi các em thường xuyên, khen-chê kịp thời . Giao cho các em đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn trách nhiệm với các em để từng bước các em tự điều chỉnh mình.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
* Đối với HS yếu:
- Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học yếu, học yếu những môn nào. Có thể là ở gia đình các em đó không có thời gian học tập vì phải làm nhiều việc hoặc em đó vì hổng kiến thức nên cảm thấy chán nản.
GV lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng này bằng những việc cụ thể như sau:
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
+ Giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay hiểu chưa sâu vào những thời gian ngoài giờ lên lớp.
+ Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để HS có thể trả lời được nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em.
+ Thường xuyên kiểm tra cac đối tượng đó trong quá trình lên lớp.
+ Tổ chức cho HS học theo nhóm để HS khá, giỏi kèm cặp, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
+ Gặp gỡ PHHS trao đổi về tình hình học tập cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
+ Cần xóa bỏ ấn tượng HS yếu mà luôn luôn động viên, tuyên dương kịp thời khi các em làm bài đúng. Kiên nhẫn với HS, tránh thúc ép, căng thẳng khi luyện tập các kĩ năng cho HS. Rất cẩn trọng trong việc đánh giá HS. Nên đánh giá sự tiến bộ của mỗi HS so với bản thân và đối chiếu với yêu cầu chung. Đánh giá với mục đích giúp đỡ HS phát triển tốt hơn. Tránh việc so sánh HS với nhau. Luôn nhìn nhận khen ngợi bất cứ sự tiến bộ nào, dù là nhỏ nhất.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
* Đối với những HS có năng lực đặc biệt:
- Điều quan trọng là phát hiện những năng lực đặc biệt từ HS về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hội họa…
-Bồi dưỡng, khơi dậy ở các em lòng say mê hứng thú học tập thông qua những hội thi, những buổi nói chuyện ngoại khóa, những tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Tóm lại: Dù với đối tượng nào bản thân GV phải lưu ý dùng phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh để giáo dục và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức là then chốt
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
3.Nội dung giáo dục
- Giáo dục cho HS mọi lúc, mọi nơi theo “ 5 điều Bác Hồ dạy”
- Kịp thời động viên khi HS thực hiện việc làm tốt, uốn nắn khi thấy HS có hành vi sai trái.
- Tổ chức các hoạt động học tập dưới nhiều hình thức: Hái hoa dân chủ, sân chơi học trò, đố vui để học, rung chuông vàng….
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
4. Xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động giáo dục ( xây dựng nề nếp)
- Học tập nội quy của nhà trường.
- Xây dựng nề nếp lớp: Nề nếp ra vào lớp, chuyên cần, nề nếp học tập như : Học thuộc bài , làm bài đầy đủ và có đủ dụng cụ học tập khi đến lớp….
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
- Lấy ý kiến của HS để bầu ban cán sự lớp có đủ uy tín năng lực lãnh đạo. Tập huấn cách điều hành lớp cho ban cán sự. GV phối hợp với ban cán sự lớp điều hành : 10 phút truy bài đầu giờ hoặc sinh hoạt lớp cuối tuần… Xây dựng tổ học tập, nhóm học tập, “Đôi bạn cùng tiến” để HS có đủ điều kiện giúp đỡ lẫn nhau. GV tổ chức các tiết HĐNGLL theo các chủ đề phù hợp và hấp dẫn nhằm gây hứng thú cho HS. Hướng dẫn các em cách tổ chức ban đầu, khi HS đã quen dần GV chỉ đóng vai trò cố vấn.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
5. Xây dựng tập thể HS:
- GVCN tập trung xây dựng cho các em nhận thức về tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau, nhắc nhở nhau giữ gìn nề nếp lớp và có ý thức kỉ luật cao. HS phải hiểu được rằng: Một cá nhân chỉ có thể tiến bộ dần trong một tập thể tiến bộ.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
- Cuối tuần, cuối tháng, cuối kì cần dành thời gian thỏa đáng để đánh giá lại mọi hoạt động của HS nhằm biểu dương những HS có những việc làm tốt để cả lớp học tập, đồng thời ngăn chặn kịp thời những tác động xấu đến các em.
6. Đánh giá học sinh:
- Có kế hoạch chủ nhiệm cụ thể theo tuần, tháng, học kì, năm. Sau mỗi giai đoạn GV tự đánh giá rút kinh nghiệm và điều chỉnh phương pháp cho phù hợp.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
7. Công tác phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội:
GVCN phải biết vận động, động viên phụ huynh cùng với PH bàn bạc một số giải pháp nhằm giúp con em họ học tốt, giáo dục đạo đức tốt ở gia đình, thu nộp đầy đủ các khoản quy định. Cùng tập thể lớp thăm hỏi, động viên, giúp đỡ kịp thời những học sinh ốm đau, HS gặp khó khăn…Thường xuyên thông tin để phụ huynh biết tình hình học tập của các em từ đó có định hướng, tạo điều kiện giáo dục tốt các em. Với những em mắc khuyết điểm cần điều chỉnh ngay thì GV cần tranh thủ thời gian gặp trực tiếp phụ huynh hoặc gặp qua điện thoại để cùng bàn hướng giải quyết.
- Với phụ huynh:
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
- Với Đội TNTP HCM:
- GVCN bám sát kế hoạch của Đội , phối hợp với Tổng phụ trách tạo ra các sân chơi bổ ích , thiết thực cho các em. Có kế hoạch tổ chức thi đua xây dựng nề nếp học tập, hạnh kiểm.
- Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các em giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, bảo vệ của công…
- Giáo dục HS ý thức tự giác của người Đội viên, giáo dục HS chấp hành tốt Luật ATGT, giáo dục lòng nhân ái “Lá lành đùm lá rách” qua các tiết sinh hoạt theo chủ điểm.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
- Với địa phương:
GVCN phải biết kết hợp với chi đoàn TN, Hội phụ nữ , Ban dân chính thôn…để vận động HS đến trường 100%, làm tốt công tác Phổ cập, giáo dục HS cá biệt hoặc đỡ đầu những HS có hoàn cảnh khó khăn.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
- Kết hợp thường xuyên với các GV dạy bộ môn để nắm tình hình học tập, hoạt động của HS, trao đổi với GV bộ môn về đặc điểm của từng đối tượng HS, đặc biệt là những HS khuyết tật, những HS yếu, những HS cá biệt, những HS có hoàn cảnh khó khăn để GV bộ môn nắm rõ và có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng HS.
8) Phối hợp với các GV dạy bộ môn:
9) Tham gia các hoạt động do Nhà trường tổ chức
- GVCN nắm kế hoạch hoạt động của Nhà trường và triển khai cụ thể cho lớp mình để tham gia tốt các hoạt động do Nhà trường tổ chức
- Muốn tham gia các hoạt động đạt hiệu quả cao, GV phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc và tổ chức các hội thi tại lớp mình. Sau đó tiếp tục tập luyện, đầu tư để tham gia tại trường .
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
* Công tác chủ nhiệm lớp là hoạt động được tổ chức lồng ghép dưới nhiều hình thức : lồng ghép trong quá trình dạy học ở trên lớp ; lồng ghép thông qua môi trường giáo dục; lồng ghép thông qua các hoạt động ngoại khoá, NGLL, đặc biệt là trong tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần ;….
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
TIẾT SHTT CUỐI TUẦN
III/ VAI TRÒ VÀ QUY TRÌNH CỦA TIẾT SHTT CUỐI TUẦN:
1/ Vai trò
- Tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần được tiến hành đánh giá các hoạt động, các công việc của lớp được diễn ra trong tuần, tháng, học kì, kết hợp giáo dục HS về nhiều mặt ; đồng thời các nhiệm vụ, yêu cầu của nhà trường cũng được phổ biến trong tiết này.
- Tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần giữ vai trò quan trọng trong công việc chuyển giao các nhiệm vụ, các phong trào thi đua,… của nhà trường tới các lớp một cách kịp thời.
-Tổ chức tốt tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần là tạo điều kiện để các em có cơ hội tham gia vào các hoạt động của lớp, khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự diễn đạt chúng bằng lời nói.
+ Qua giao tiếp trong giờ sinh hoạt TT rèn kĩ năng ứng xử một cách hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, rèn cho các em thói quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm, dạy HS thoải mái, tự tin trước đám đông.
+ Qua tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần quan hệ giữa HS sẽ thân thiện hơn, gắn bó hơn. Các em có cơ hội chia sẻ công việc và tri thức cùng nhau, giải tỏa tâm lý, giúp các em vui vẻ, tự tin học tập trong sự đoàn kết, giúp đỡ, tôn trọng lẫn nhau trong tập thể lớp.
+ Qua tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần, GV có cơ hội tìm hiểu hoàn cảnh, tính tình của HS, lắng nghe các câu chuyện của các em. Từ đó GV sẽ có biện pháp giáo dục đúng đắn.
TIẾT SHTT CUỐI TUẦN
1. Sự chuẩn bị của GV và HS cho giờ SHTT cuối tuần :
a. Đối với giáo viên :
- Việc đầu tiên là phải lập kế hoạch cho tiết sinh hoạt TT cuối tuần.Cần có những nhận xét cụ thể, thật sát với tình hình của lớp. Chú ý đến việc khuyến khích, tuyên dương, khen ngợi HS, dù sự tiến bộ của các em là không đáng kể so với những hạn chế.
- Kế hoạch cần thể hiện được các mặt hoạt động trong tuần đến, tháng đến và có sự phân công công việc cho từng HS cụ thể.
TIẾT SHTT CUỐI TUẦN
- Hướng dẫn các tổ trưởng, các lớp phó, lớp trưởng tổng kết các mặt hoạt động trong tuần qua, tháng qua, tổng kết đợt thi đua.
- Dự kiến sẽ đan xen vào tiết sinh hoạt những hoạt động vui chơi, giải trí nào nhưng phải phù hợp với chủ đề, chủ điểm.
- Chuẩn bị một tâm lí thật thoải mái, vui vẻ ; tạo tâm thế gần gũi, yêu thương học sinh.
TIẾT SHTT CUỐI TUẦN
b. Đối với học sinh :
-Các tổ trưởng, các lớp phó, lớp trưởng tổng kết cho được các mặt hoạt động theo nhiệm vụ được phân công. Dự kiến sẽ bình chọn, tuyên dương bạn nào, nhắc nhở bạn nào nhưng phải đảm bảo sự công bằng cho mọi thành viên trong lớp (có sự xem xét, hướng dẫn của thầy cô).
- Chuẩn bị tâm thế háo hức, vui vẻ để bước vào tiết sinh hoạt lớp.
- Có thể trang trí trên bảng đen, sắp xếp bàn ghế phù hợp với không gian lớp học…
TIẾT SHTT CUỐI TUẦN
2. Nội dung và hình thức cho tiết SHTT cuối tuần :
a. Lựa chọn nội dung phù hợp :
Trong giờ SHTT, các công việc được triển khai thực hiện :
-Đánh giá các công việc thực hiện trong tuần một cách toàn diện về các mặt giáo dục : đạo đức, học tập, thể chất, thẩm mĩ, lao động và các nề nếp…
-Tổng kết hoạt động trong tuần, tháng (vào tuần cuối tháng), học kì (vào tuần cuối của học kì), cả năm (vào tuần cuối của năm học).
-Tổng kết các đợt thi đua (vào tuần cuối của đợt thi đua), cần có yêu cầu giáo dục HS theo chủ đề của đợt thi đua.
TIẾT SHTT CUỐI TUẦN
-Đánh giá kết quả thi đua của các tổ.
-Phổ biến kế hoạch thực hiện của tuần tới, tháng tới, phát động thi đua theo chủ điểm, giáo dục theo chủ đề của đợt thi đua tới.
-Tuyên dương, khen ngợi, động viên, khuyến khích những học sinh tiến bộ và những HS chưa tiến bộ.
-Sẽ chọn nội dung nào xen vào để cho các em vui chơi, giải trí…
- Nội dung chương trình luôn được đổi mới phù hợp với nguyện vọng của HS và phù hợp với thời điểm tổ chức.
TIẾT SHTT CUỐI TUẦN
b. Tạo môi trường tổ chức sinh hoạt:
- Cho HS tự trang trí lớp học của mình theo sở thích. Các em tự nêu ra khẩu hiệu học tập, rèn luyện cho chính các em.
- Cần thay đổi vị trí, không gian của từng tổ trong mỗi hoạt động , đảm bảo các tổ hoạt động hiệu quả. Khi tổ chức có thể sắp xếp bàn ghế theo hình chữ U, chữ V hoặc vòng tròn, không nên lặp lại một kiểu chỗ ngồi khiến HS dễ nhàm chán.
TIẾT SHTT CUỐI TUẦN
- Trong quá trình tổ chức, cần tạo không khí vui tươi, thoải mái, tự tin, mạnh dạn để các em tự do phát biểu những suy nghĩ riêng của mình. GV không nên áp đặt. Cần chú ý lắng nghe ý kiến của các em, phát huy tính tích cực , chủ động và sáng tạo của các em.
TIẾT SHTT CUỐI TUẦN
3.Qui trình tiến hành tiết SHTT cuối tuần :
a. Học sinh :
Lớp trưởng điều khiển chương trình của tiết sinh hoạt tập thể.
1- Ổn định lớp.
+ Văn nghệ mở đầu
2- Giới thiệu đại biểu
3- Các tổ trưởng nhận xét từng mặt hoạt động trong tuần qua về : đạo đức, học tập, nề nếp tác phong, thể dục, vệ sinh, chấp hành nội quy…
TIẾT SHTT CUỐI TUẦN
4 - Các lớp phó nhận xét từng mặt theo sự phân công.
+ Cả lớp tham gia ý kiến
5- Lớp trưởng đánh giá chung :
Tuyên dương, khen ngợi, động viên nhắc nhở các bạn.
+ Triển khai công tác tuần đến, tháng đến (nếu là tuần cuối tháng), phát động thi đua theo chủ điểm, theo đợt thi đua.
*Lưu ý : trong quá trình tổ chức tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần cần đan xen một số tiết mục văn nghệ, hoặc tổ chức trò chơi … để gây hứng thú cho các em.
TIẾT SHTT CUỐI TUẦN
b. Giáo viên :
+ Nhận xét chung qua phần đánh giá của lớp trưởng (động viên, nhắc nhở, khen ngợi học sinh).
+ Giải pháp thực hiện thi đua trong tuần đến, tháng đến.
TIẾT SHTT CUỐI TUẦN
Kết luận:
Trong cuộc đời của mỗi giáo viên, có lẽ ít ai không làm công tác chủ nhiệm, công việc mang lại cho ta nhiều niềm vui, nỗi buồn và những kỷ niệm khó quên. Vì thế mà người ta vẫn bảo rằng làm giáo viên chủ nhiệm giống như nuôi con mọn. Nhất là đối với các cô giáo chủ nhiệm lớp Một thì trách nhiệm càng nặng nề hơn vì HS lớp Một là HS khối đầu cấp của bậc Tiểu học các em mới chuyển từ Mầm non lên, các em còn nhiều bỡ ngỡ, lạ lẫm với môi trường mới nên các em cần được GVCN quan tâm hơn so với các khối khác. Hơn ai hết cô chủ nhiệm phải là người hướng dẫn tỉ mỉ, kĩ càng để các em quen dần với trường, với lớp, với bạn.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM & TIẾT SHTT CUỐI TUẦN
Hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm là một niềm vui lớn. Song để đạt được điều đó không phải là một điều dễ dàng. Con đường dẫn đến thành công có nhiều ngả. Điều kiện hỗ trợ cho ta cũng rất nhiều. Nếu ví tập thể lớp là một cơ thể sống thì giáo viên chủ nhiệm giống như linh hồn của cả lớp. GV chủ nhiệm chính là “người dẫn đường” định hướng cho các em thực hiện tốt các nhiệm vụ. Quan tâm phong trào của lớp là phải “để ý” từ việc lớn đến chuyện nhỏ, không chỉ trong giờ học mà cả lúc xếp hàng vào lớp, trong giờ ra chơi, tập thể dục giữa giờ, súc miệng, múa hát tập thể, ăn, ngủ trưa (nếu là lớp bán trú), động viên các em tham gia các loại bảo hiểm… GV chủ nhiệm hầu như không bao giờ xa rời các em.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM &TIẾT SHTT CUỐI TUẦN
Tuy nhiên, là người bám sát lớp nhưng GV chủ nhiệm cũng không phải là người làm thay cho các em mọi việc.
Một GV chủ nhiệm giỏi là phải biết đào tạo được đội ngũ cán bộ lớp vững về cách quản lý lớp học. Chính các em là những người thay GV chủ nhiệm điều hành mọi hoạt động của lớp và luôn theo sát các thành viên trong lớp hơn bất kỳ một thầy cô nào.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM &TIẾT SHTT CUỐI TUẦN
Trong giáo dục cũng phải biết tùy thuộc vào từng đối tượng HS mà dạy dỗ. Dù bị phạm lỗi nhưng đa phần các em vẫn thích thầy cô nhẹ nhàng hơn là mắng phạt nặng lời. Tuy nhiên khi các em mắc những lỗi vi phạm trầm trọng thì phải thật sự nghiêm khắc chứ không thể dễ dãi bỏ qua. Mỗi em có một cá tính riêng nên dù khuyên bảo hay trách cứ thì cũng tùy từng HS mà xử lý.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM &TIẾT SHTT CUỐI TUẦN
Thầy cô là nhà tâm lý, người cầm cân nảy mực nên cần phải biết và hiểu tính nết từng em một. Có em hôm nay vui nhưng ngày mai buồn hoặc ngược lại. Có em hôm nay khuyên bảo lại nghe nhưng ngày mai thì lại khác. Chúng ta không thể cứng nhắc mà phải biết linh hoạt khi tiếp xúc với các em để các em cảm nhận được rằng thầy, cô chính là niềm tin , là chỗ dựa tinh thần cho các em.
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM &TIẾT SHTT CUỐI TUẦN
MỘT SỐ MẪU (tham khảo)
Ưu điểm:
TUẦN:……..Từ ngày:…../…/….đến ngày:…/…/…..
Mẫu dành cho tổ trưởng
Tồn tại:
Đánh giá chung:
MỘT SỐ MẪU (tham khảo)
Ưu điểm:
TUẦN:……..Từ ngày:…../…/….đến ngày:…/…/…..
Mẫu dành cho Ban cán sự lớp
Tồn tại:
Đánh giá chung:
MỘT SỐ MẪU (tham khảo)
* Ghi chú:
Mỗi mục thực hiện tốt được chấm: 10 điểm; XD bài : 20 điểm
Mỗi lần vi phạm bị trừ : 5 điểm
Biểu điểm xếp loại:
+ Từ 90 100 điểm xếp loại : Tốt
+ Từ 70 89 điểm xếp loại : Khá
+ Từ 50 69 điểm xếp loại : TB
Cám ơn các thầy cô đã lắng nghe!
Chào tạm biệt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Mua
Dung lượng: 1,57MB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)