Câu hỏi tự luận HKII

Chia sẻ bởi Đinh Xuân Dương | Ngày 14/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: Câu hỏi tự luận HKII thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

Vật Lý 6

Tự luận:

Câu 1: Một bình cầu thủy tinh chứa không khí được đậy kín bằng nút cao su, xuyên qua nút thủy tinh là một thanh thủy tinh hình chữ L (hình trụ hở hai đầu). Giữa ống thủy tinh nằm ngang có một giọt nước màu như hình vẽ. Hãy mô tả hiện tượng xảy ra khi hơ nóng và làm nguội bình cầu? Từ đó có nhận xét gì?
(- Khi áp tay vào bình thủy tinh (hoặc hơ nóng), ta thấy giọt nước màu chuyển động ra phía ngoài điều đó chứng tỏ không khí trong bình nở ra khi nóng lên.
- Khi để nguội bình( hoặc làm lạnh) Thì giọt nước màu chuyển động vào phía trong. Điều đó chứng tỏ không khí trong bình co lại khi lạnh đi.
Câu 2: Trong hơi thở của người bao giờ cũng có hơi nước. Tại sao ta chỉ có thể nhìn thấy hơi thở của người vào những ngày thời tiết lạnh?
( Vào những ngày thời tiết lạnh, hơi nước trong hơi thở của người gặp không khí lạnh ngưng tụ lại thành những hạt nước nhỏ liti nên ta nhìn thấy hơi thở của người .
Câu 3: Để một cốc nước đá ở ngoài không khí sau thời gian ngắn, ta thấy có các giọt nước bám vào thành ngoài của cốc, điều đó chứng tỏ
( Hơi nước trong không khí xung quanh cốc nước đá gặp lạnh ngưng tụ thành nước và bám vào thành cốc.
Câu 4: Khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá để
( Giảm bớt sự bay hơi làm cây đỡ bị mất nước hơn, khi mới trồng cây thì cây chưa tự hút nước trong đất, Khi ta không phạt bớt lá, thì cây bay hơi nước nhiều, cây sẽ mất nước, héo và chết.
Câu 5: Khi rót nước sôi vào 2 cốc thủy tinh dày và mỏng khác nhau, cốc nào dễ vỡ hơn, vì sao?
( Cốc thủy tinh dày, vì cốc dãn nở không đều do sự chênh lệch nhiệt độ giữa thành trong và thành ngoài của cốc, Khi rót nước vào cốc thủy tinh dày thì thành bên trong cốc nóng lên và nở ra, còn thành cốc bên ngoài chưa nở kịp nên gây ra lực lớn làm vở cố.
Câu 6: Không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh vì
( Khối lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn.
Câu 7: Giải thích tại sao các tấm tôn lợp nhà thường có hình lượn sóng?
( Để trời nóng các tấm tôn có thể dãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn, nên tránh được hiện tượng gây ra lực lớn có thể làm rách tôn lợp mái.
Câu 8: Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm?
( Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ thành các giọt sương trên lá.
Câu 9: Em hay cho biết ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng như thế nào? Cho ví dụ về việc sử dụng ròng rọc trong đời sống?
( - Ròng rọc cố định giúp đổi chiều của lực tác dụng nâng vật.
- Ròng rọc động giúp làm giảm lực nâng vật lên.
- Sử dụng ròng rọc trong xây dựng, …
Câu 10: Khi nhiệt kế thủy ngân (hoặc rượu) nóng lên thì cả bầu chứa và thủy ngân (hoặc rượu) đều nóng lên. Tại sao thủy ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên trong ống thủy tinh?
( Thủy ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên trong ống thủy tinh vì Thủy ngân (hoặc rượu) là chất lỏng nên nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn là thủy tinh làm vỏ nhiệt kế.
Câu 11: Trong một ống thủy tinh nhỏ nằm ngang chứa không khí được hàn kín ở hai đầu, có một giọt thủy ngân nằm ở giữa (như hình vẽ), Nếu đốt nóng đầu phía bên phải, thì giọt thủy ngân sẽ dịch chuyển như thế nào? Giải thích?

(
- Giọt thủy ngân lúc đầu chạy sang bên phải một ít, sau đó thì chạy sang bên trái.
- Vì lúc đầu thủy tinh nóng lên nở ra trước, ống to lên, không khí dồn về bên phải và giọt nước bị đẩy về bên phải, sau đó không khí nơi đốt nóng lên nở ra, vì nở nhiều hơn thủy tinh nên đẩy giọt nước chạy sang bên trái.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Xuân Dương
Dung lượng: 86,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)