Câu hổi trắc nghiệm Vật Lý 6

Chia sẻ bởi Phạm Văn Hải | Ngày 14/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: Câu hổi trắc nghiệm Vật Lý 6 thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Nội dung ôn tập học kỳ I
1. Giới hạn đo (GHĐ) của thước là :
A) Khoảng cách tính từ đầu thước đến cuối thước.
B) Độ dài lớn nhất ghi trên thước.
C) Độ dài giữa 2 vạch liên tiếp trên thước.
D) Cả A, B, C đều sai.
2. Trước khi đo độ dài của một vật ta nên ước lượng giá trị cần đo để :
A) Chọn dụng cụ đo thích hợp nhằm tránh sai số trong khi đo.
B) Chọn dụng cụ đo có GHĐ lớn hơn vật cần đo để chỉ cần thực hiện một lần đo.
C) Chọn dụng cụ đo có GHĐ nhỏ hơn vật cần đo thực hiện nhiều lần đo.
D) Có thể chọn nhiều dụng cụ đo khác nhau tùy ý.
3. Nguyên nhân gây ra kết quả sai trong khi đo là :
A) Đặt thước không song song và cách xa vật đo.
B) Đặt mắt nhìn lệch.
C) Một đầu của vật không đặt đúng vach chia của thước.
D) Cả ba nguyên nhân trên.
4. Một học sinh dùng thước đo độ dài có ghi độ chia nhỏ nhất là 1cm để đo độ chiều dài lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng ?
5m
500cm.
50dm
500,0cm.
5. Trong các cách ghi kết quả đo với bình chia độ có độ chia tới 0,5cm3 sau đây, cách ghi nào là đúng :
A) 6,5cm3
B) 16,2cm3.
C) 16cm3
D) 6,50cm3.
6. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì người ta xác định thể tích của vật bằng cách :
Đo thể tích bình tràn.
Đo thể tích bình chứa.
Đo thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.
Đo thể tích nước còn lại trong bình.
7. Nguyên nhân nào sau đây gây ra sai số trong khi đo thể tích của chất lỏng ?
A) Bình chia độ nằm nghiêng.
B) Mắt nhìn nghiêng.
C) Mặt thoáng chất lỏng hơi lõm xuống hay cong lên.
D) Cả 3 nguyên nhân A, B, C.
8. Một bình tràn chứa nước tới miệng tràn là 150cm3, bỏ vào bình một vật rắn không thấm nước thì vật ấy nổi một phần và thể tích phần nước tràn từ bình tràn sang bình chứa là 25cm3. Dùng một que thật nhỏ dìm vật chìm hoàn toàn vào trong bình tràn thì thể tích nước ở bình chứa tăng thêm 5cm3.
Thể tích của vật rắn là :
A) V = 25cm3.
B) V = 125cm3.
C) V = 30cm3.
D) V = 20cm3.
9. Để có thể tích của hòn sỏi cỡ 2cm3, bình chia độ nào sau đây là thích hợp nhất ?
A) Bình có GHĐ 250ml và ĐCNN 10ml
B) Bình có GHĐ 150ml và ĐCNN 5ml
C) Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN 2ml
D) Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN 1ml
10. Đối với cân Rôbecvan, kết luận nào sau đây là sai ?
A) ĐCNN của cân là khối lượng của quả cân nhỏ nhất trong hộp quả cân.
B) GHĐ của cân là khối lượng của quả cân lớn nhất trong hộp quả cân.
C) GHĐ của cân là tổng khối lượng của các quả cân trong hộp quả cân.
D) Cả A, C đều sai.
11. Các từ “ kéo, đẩy, ép, nâng ” đã được sử dụng để theo thứ tự điền vào chỗ trống của các câu sau đây theo bốn phương án. Chọn phương án hợp lí nhất.
Vật nặng treo vào đầu lò xo tác dụng lên lò xo một lực ……………………….
Đoàn tàu hỏa tác dụng lên đường ray một lực ………………………
Lực sĩ tác dụng lên cái tạ một lực …………………………
Chiếc bong bóng bay lên cao được là nhờ lực …………… của không khí.
A) kéo – đẩy – ép – nâng.
B) kéo – ép – đẩy – nâng.
C) kéo – ép – nâng – đẩy.
D) ép – kéo – nâng – đẩy.
12. Hai lực cân bằng là hai lực :
A) Mạnh như nhau.
B) Mạnh như nhau, cùng phương, cùng chiều.
C) Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều.
D) Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều và cùng đặt vào một vật.
13. Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào có xuất hiện hai lực cân bằng ?
A)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Hải
Dung lượng: 142,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)