Cau hoi on vat ly 7
Chia sẻ bởi Nguyễn Đình Phúc |
Ngày 12/10/2018 |
82
Chia sẻ tài liệu: cau hoi on vat ly 7 thuộc Đại số 7
Nội dung tài liệu:
Phòng giáo dục & Đào tạo huyện Triệu Phong
Trường THCS Triệu Độ
GV: Lê Anh Phương
Đt: 0905.478.555
Email: [email protected]
ĐỀ CƯƠNG
ÔN THI VẬT LÍ 7 HỌC KÌ II
Bài 17: SỰ NHIỂM ĐIỆN DO CỌ XÁT
Câu 1 :
Có thể làm cho một vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật bị nhiểm điện có khả năng gì?
Để kiểm tra xem một vật có nhiễm điện hay không, ta làm thế nào?
Trả lời: Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách đem vật đó cọ xát với vật khác. Vật bị nhiểm điện có khả năng hút các vật khác
Để kiểm tra xem một vật có nhiễm điện hay không, thử xem vật đó có hút được các vật nhẹ không: Nếu hút chứng tỏ vật đó nhiễm điện .
Câu 2: Trong nhà máy dệt có những bộ phận chải các sợi vải. Ở điều kiện thường, các sợi vải này dễ bị chập dính vào nhau và bị rối. Hãy giải thích tại sao? Làm thế nào để khắc phục hiện tượng này?
HD: Khi chải các sợi vải thì các sợi vải bị nhiểm điện do cọ xát nên các sợi vải có thể hút nhau nên bị rối. Biện pháp khắc phục: Người ta dùng bộ phận chải các sợi vãi được cấu tạo bằng chất liệu có tác dụng khi sợi vải chạy qua thì không bị nhiểm điện nữa.
Câu 3: Giải thích tại sao vào những ngày thời tiết khô ráo, đặc biệt là những ngày hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra?
Trả lời: Khi chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa cọ xát vào tóc. Cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện . Do đó tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra .
Câu 4: Khi thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt, đặc biệt ở mép cánh quạt chạm vào không khí?
Trả lời: Khi thổi trên mặt bàn, luồng gió thổi làm bụi bay đi. Cánh quạt điện khi quay cọ xát mạnh với không khí và bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt hút các hạt bụi có trong không khí ở gần nó.
Mép cánh quạt chém vào không khí được cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất. Do đó chỗ mép cánh quạt hút bụi mạnh nhất và bụi bám ở mép cánh quạt nhiều nhất.
Câu 5: Vào những ngày thời tiết khô ráo, lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng. Giải thích tại sao?
Trả lời: Khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô, chúng bị cọ xát và bị nhiễm điện. Vì thế chúng hút các bụi vải.
Câu 6: Vào những ngày thời tiết khô ráo, nhất là những ngày hanh khô, khi cởi áo ngoài bằng len, dạ hay sợi tổng hợp, ta thường nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Nếu khi đó ở trong buồng tối, ta còn thấy các chớp sáng li ti.
Trả lời: Khi ta cử động cũng như cởi áo, do áo len(dạ hay sợi tổng hợp) bị cọ xát nên đã nhiểm điện, tương tự như các đám mây dông bị nhiểm điện. Khi đó giữa các phần tử bị nhiểm điện trên áo len hay giữa áo len và áo trong xuất hiện các tia lữa điện là các chớp sáng li ti. Không khí khi đó bị giản nở phát ra những tiếng lách tách nhỏ
Câu 7: Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? Giải thích?
Trả lời: Trong các xưởng dệt vải thường có các bụi vải bay lơ lửng trong không khí. Các hạt bụi đó gây khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đến các công nhân làm việc. Vì vậy mà người ta treo các tấm kim loại đã nhiễm điện lên cao để hút bụi, do vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ khác. Như vậy, sức khỏe công nhân được đảm bảo, đồng thời xưởng cũng sạch hơn.
Câu 8: Giải thích hiện tượng dông sét:
Trả lời: Khi những giọt nước nhỏ của luồng không khí bốc lên cao, chúng cọ xát với nhau tạo thành các đám mây giông tích điện. Khi đó, giữa các đám mây giông tích điện cọ xát với nhau hoặc giữa các đám mây giông vơí mặt đất xuất hiện tia lửa điện, phát ea ánh sáng chói lòa gọi là chớp. Do nhiệt độ cao của các tia lửa điện, không khí giãn nở đột ngột, phát ra tiếng nổ. - Tiếng nổ kèm theo khi có tia lửa điện giữa hai đám mây gọi là sấm. - Tiếng nổ kèm theo khi có tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất gọi là sét.
Câu 9 : Với phát biểu: “Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác”, một học sinh cho rằng, nam châm hút được sắt thì nam châm cũng là vật bị nhiễm điện. Theo em hiểu như thế có đúng không? Tại sao?
HD: Hiểu như thế là không đúng. Nam châm hút được sắt là một đặc tính hoàn toàn khác với sự nhiễm điện, đặc tính đó chính là từ môi trường của nam châm.
Câu 10 :Đưa một chiếc thước nhựa đã nhiễm điện lại gần một dòng nước nhỏ đang chảy ra từ vòi nước, ta thấy dòng nước không chảy xuống theo phương thẳng đứng nữa mà hơi bị cong đi một chút. Hãy giải thích tại sao?
HD: Vật đã nhiễm điện thì có khả năng hút các vật khác.
Thước nhựa nhiễm điện hút dòng nước làm dòng nước bị cong về phía thước nhựa.
Câu 11 Tại sao trên các cánh quạt (quạt điện ở nhà) thường bị bám bụi nhiều hơn so với các vật dụng khác như bàn, ghế, tủ chẳng hạn?
HD: *Cánh quạt quay, cọ xát với không khí và trở thành vật bị nhiễm điện. Khi bị nhiễm điện thì nó rất dễ hút các vật nhẹ khác, nhất là bụi.
Trong khi đó các vật dụng khác như bàn, ghế, tủ không bị nhiễm điện nên những vật dụng này chỉ bị bụi bám vào mà chúng không “hút” được bụi. Đó chính là lí do giải thích vì sao cánh quạt thường bị bám bụi nhiều hơn.
Câu 12: Lấy một mảnh pôliêtilen trải trên miếng kim loại mỏng sau đó dùng một mảnh len dạ cọ xát mạnh với mảnh pôliêtilen nhiều lần.
Hãy cho biết:
a) Mảnh pôliêtilen và miếng kim loại có bị nhiễm điện không? Tại sao?
b) Dùng ngón tay chạm vào đầu bút thử điện, đầu kia của bút chạm vào miếng kim loại. Hãy dự đoán điều gì sẽ xảy ra? Kết quả này cho biết đặc điểm gì của vật nhiễm điện?
HD: a) Mảnh pôliêtilen và miếng kim loại đều bị nhiễm điện, nguyên nhân của sự nhiễm điện này là do mảnh pôliêtilen đã được cọ xát với mảnh len dạ.
b) Quan sát kĩ đèn của bút thử điện ta sẽ thấy khi vừa chạm bút vào miếng kim loại, đèn lóe sáng (trong một thời gian rất ngắn). Kết quả này cho biết: Khi một vật bị nhiễm điện, nó có khả năng phóng điện qua các vật khác.
Câu 13: Bằng kiến thức của mình về sự nhiễm điện, hãy giải thích vì sao trong các cơn dông thường thấy chớp kèm theo tiếng sấm vang rền, đôi khi còn có cả sét.
HD: Khi hơi nước trong luồng không khí bốc lên cao, chúng cọ xát với nhau tạo thành các đám mây dông tích điện. Khi đó, các đám mây dông tích điện với nhau hoặc giữa các đám mây dông và mặt đất xuất hiện tia lửa điện phát ra ánh sáng chói lòa gọi là chớp. Do nhiệt độ cao của tia lửa điện, không khí giãn nở đột ngột, phát ra tiếng nổ.
Câu 14: Trong hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, khi hai vật cọ xát với nhau có thể nào chỉ có một vật bị nhiễm điện còn vật kia vẫn không bị nhiễm điện không? Tại sao?
HD: Khi hai vật cọ xát với nhau, không thể xảy ra trường hợp chỉ một vật bị nhiễm điện còn vật kia vẫn không bị nhiễm điện, vì trong quá trình cọ xát êlectron đã dịch chuyển từ vật nọ sang vật kia. Như vậy, vật nhận thêm êlectron phải nhiễm điện âm còn vật mất bớt êlectron phải nhiễm điện dương.
Câu 15: Tại sao khi muốn nhận biết một vật bị nhiễm điện người ta thường dùng các vụn giấy, quả cầu xốp hoặc các vụn bông, … mà không dùng các vật khác như quả bỏng đá, viên sỏi, …?
HD: Về lí thuyết là các vật bị nhiễm điện do cọ xát có khả năng hút các vật khác, bất kể đó là vật nào. Tuy nhiên, đối với các vật nhẹ thì tác dụng của lực biểu hiện rõ hơn nên người ta thường dùng các vật nhẹ như mẩu giấy, quả cầu bấc, … làm vật thử nghiệm.
Câu 16: Vì sao máy bay sau khi hạ cánh phải được nối đất?
HD: Vì khi bay, do cọ xát với không khí nên thân máy bay bị nhiễm điện. Khi hạ cánh cần phải nối đất để làm trung hòa các điện tích đó. Nếu không sẽ có thể gây nên tai nạn về điện đối với người và gây cháy nổ.
BÀI 18: HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
Câu 1: Có mấy loại điện tích? Các vật tương tác với nhau như thế nào?
Có hai loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương.
Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
Câu 2: Biết rằng lúc đầu cả tóc và lược nhựa đều chưa bị nhiễm điện, nhưng sau khi chải tóc khô bằng lược nhựa, thì cả lược và tóc đều bị nhiễm điện và cho rằng lược nhiễm điện âm.
a) Hỏi sau khi chải, tóc bị nhiễm điện loại gì? Khi đó các electron dịch chuyển từ lược nhựa sang tóc hay ngược lại ?
b) Vì sao có những lần sau khi chải tóc thấy có một vài sợi tóc dựng đứng thẳng lên ?
Trả lời: a Tóc bị nhiễm điện dương, khi đó electrôn dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa
( lược nhựa nhận thêm electron, còn tóc mất bớt electron.)
b. Vì những sợi tóc đó chúng nhiễm điện cùng loại, chúng đẩy nhau.
Câu 3 : Khi nào vật nhiễm điện âm, vật nhiễm điện dương?
Hd: Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectrôn, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron.
Câu 4 : Giải thích vì sao khi cọ xát hai vật trung hoà điện ta lại thu được hai vật nhiễm điện trái dấu?
HD: Trước khi cọ xát, cả hai vật đều trung hoà về điện. Sau khi cọ xát, do êlectrôn có thể dịch chuyển từ vật này sang vật khác, làm cho một vật thiếu êlectrôn bị nhiểm điện dương; vật kia thừa êlectrôn, bị nhiễm điện âm.
Câu 5: Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
HD: Mọi vật đều được cấu tạo bởi các nguyên tử. Mỗi nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các êlectron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân.
Bình thường, tổng điện tích âm của electron có trị số tuyệt đối bằng tổng điện tích dương của hạt nhân nên nguyên tử trung hòa về điện. Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.
Câu 6: Tại sao trước khi cọ xát, các vật không hút các giấy vụn nhỏ?
Trước khi cọ xát , các vật không hút các vụn giấy nhỏ vì rằng các vật đó chưa bị nhiễm điện , các điện tích âm và điện tích dương trung hoà lẫn nhau
Câu 7: Cọ xát một thước nhựa vào một mảnh len thì thước nhựa bị nhiểm điện. Hỏi mảnh len có bị nhiểm điện hay không? Nếu có thì điện tích trên mảnh len cùng dấu hay khác dấu với điện tích trên thước nhựa? Vì sao?
HD: Mảnh len bị nhiểm điện điện tích trên mảnh len khác dấu với điện tích trên thước nhựa. Ban đầu mảnh len và thước nhựa đều trung hòa về điện. Sau khi cọ xát thước nhựa bị nhiểm điện âm thì mảnh len phải nhi
Trường THCS Triệu Độ
GV: Lê Anh Phương
Đt: 0905.478.555
Email: [email protected]
ĐỀ CƯƠNG
ÔN THI VẬT LÍ 7 HỌC KÌ II
Bài 17: SỰ NHIỂM ĐIỆN DO CỌ XÁT
Câu 1 :
Có thể làm cho một vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật bị nhiểm điện có khả năng gì?
Để kiểm tra xem một vật có nhiễm điện hay không, ta làm thế nào?
Trả lời: Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách đem vật đó cọ xát với vật khác. Vật bị nhiểm điện có khả năng hút các vật khác
Để kiểm tra xem một vật có nhiễm điện hay không, thử xem vật đó có hút được các vật nhẹ không: Nếu hút chứng tỏ vật đó nhiễm điện .
Câu 2: Trong nhà máy dệt có những bộ phận chải các sợi vải. Ở điều kiện thường, các sợi vải này dễ bị chập dính vào nhau và bị rối. Hãy giải thích tại sao? Làm thế nào để khắc phục hiện tượng này?
HD: Khi chải các sợi vải thì các sợi vải bị nhiểm điện do cọ xát nên các sợi vải có thể hút nhau nên bị rối. Biện pháp khắc phục: Người ta dùng bộ phận chải các sợi vãi được cấu tạo bằng chất liệu có tác dụng khi sợi vải chạy qua thì không bị nhiểm điện nữa.
Câu 3: Giải thích tại sao vào những ngày thời tiết khô ráo, đặc biệt là những ngày hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra?
Trả lời: Khi chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa cọ xát vào tóc. Cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện . Do đó tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra .
Câu 4: Khi thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt, đặc biệt ở mép cánh quạt chạm vào không khí?
Trả lời: Khi thổi trên mặt bàn, luồng gió thổi làm bụi bay đi. Cánh quạt điện khi quay cọ xát mạnh với không khí và bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt hút các hạt bụi có trong không khí ở gần nó.
Mép cánh quạt chém vào không khí được cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất. Do đó chỗ mép cánh quạt hút bụi mạnh nhất và bụi bám ở mép cánh quạt nhiều nhất.
Câu 5: Vào những ngày thời tiết khô ráo, lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng. Giải thích tại sao?
Trả lời: Khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô, chúng bị cọ xát và bị nhiễm điện. Vì thế chúng hút các bụi vải.
Câu 6: Vào những ngày thời tiết khô ráo, nhất là những ngày hanh khô, khi cởi áo ngoài bằng len, dạ hay sợi tổng hợp, ta thường nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Nếu khi đó ở trong buồng tối, ta còn thấy các chớp sáng li ti.
Trả lời: Khi ta cử động cũng như cởi áo, do áo len(dạ hay sợi tổng hợp) bị cọ xát nên đã nhiểm điện, tương tự như các đám mây dông bị nhiểm điện. Khi đó giữa các phần tử bị nhiểm điện trên áo len hay giữa áo len và áo trong xuất hiện các tia lữa điện là các chớp sáng li ti. Không khí khi đó bị giản nở phát ra những tiếng lách tách nhỏ
Câu 7: Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? Giải thích?
Trả lời: Trong các xưởng dệt vải thường có các bụi vải bay lơ lửng trong không khí. Các hạt bụi đó gây khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đến các công nhân làm việc. Vì vậy mà người ta treo các tấm kim loại đã nhiễm điện lên cao để hút bụi, do vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ khác. Như vậy, sức khỏe công nhân được đảm bảo, đồng thời xưởng cũng sạch hơn.
Câu 8: Giải thích hiện tượng dông sét:
Trả lời: Khi những giọt nước nhỏ của luồng không khí bốc lên cao, chúng cọ xát với nhau tạo thành các đám mây giông tích điện. Khi đó, giữa các đám mây giông tích điện cọ xát với nhau hoặc giữa các đám mây giông vơí mặt đất xuất hiện tia lửa điện, phát ea ánh sáng chói lòa gọi là chớp. Do nhiệt độ cao của các tia lửa điện, không khí giãn nở đột ngột, phát ra tiếng nổ. - Tiếng nổ kèm theo khi có tia lửa điện giữa hai đám mây gọi là sấm. - Tiếng nổ kèm theo khi có tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất gọi là sét.
Câu 9 : Với phát biểu: “Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác”, một học sinh cho rằng, nam châm hút được sắt thì nam châm cũng là vật bị nhiễm điện. Theo em hiểu như thế có đúng không? Tại sao?
HD: Hiểu như thế là không đúng. Nam châm hút được sắt là một đặc tính hoàn toàn khác với sự nhiễm điện, đặc tính đó chính là từ môi trường của nam châm.
Câu 10 :Đưa một chiếc thước nhựa đã nhiễm điện lại gần một dòng nước nhỏ đang chảy ra từ vòi nước, ta thấy dòng nước không chảy xuống theo phương thẳng đứng nữa mà hơi bị cong đi một chút. Hãy giải thích tại sao?
HD: Vật đã nhiễm điện thì có khả năng hút các vật khác.
Thước nhựa nhiễm điện hút dòng nước làm dòng nước bị cong về phía thước nhựa.
Câu 11 Tại sao trên các cánh quạt (quạt điện ở nhà) thường bị bám bụi nhiều hơn so với các vật dụng khác như bàn, ghế, tủ chẳng hạn?
HD: *Cánh quạt quay, cọ xát với không khí và trở thành vật bị nhiễm điện. Khi bị nhiễm điện thì nó rất dễ hút các vật nhẹ khác, nhất là bụi.
Trong khi đó các vật dụng khác như bàn, ghế, tủ không bị nhiễm điện nên những vật dụng này chỉ bị bụi bám vào mà chúng không “hút” được bụi. Đó chính là lí do giải thích vì sao cánh quạt thường bị bám bụi nhiều hơn.
Câu 12: Lấy một mảnh pôliêtilen trải trên miếng kim loại mỏng sau đó dùng một mảnh len dạ cọ xát mạnh với mảnh pôliêtilen nhiều lần.
Hãy cho biết:
a) Mảnh pôliêtilen và miếng kim loại có bị nhiễm điện không? Tại sao?
b) Dùng ngón tay chạm vào đầu bút thử điện, đầu kia của bút chạm vào miếng kim loại. Hãy dự đoán điều gì sẽ xảy ra? Kết quả này cho biết đặc điểm gì của vật nhiễm điện?
HD: a) Mảnh pôliêtilen và miếng kim loại đều bị nhiễm điện, nguyên nhân của sự nhiễm điện này là do mảnh pôliêtilen đã được cọ xát với mảnh len dạ.
b) Quan sát kĩ đèn của bút thử điện ta sẽ thấy khi vừa chạm bút vào miếng kim loại, đèn lóe sáng (trong một thời gian rất ngắn). Kết quả này cho biết: Khi một vật bị nhiễm điện, nó có khả năng phóng điện qua các vật khác.
Câu 13: Bằng kiến thức của mình về sự nhiễm điện, hãy giải thích vì sao trong các cơn dông thường thấy chớp kèm theo tiếng sấm vang rền, đôi khi còn có cả sét.
HD: Khi hơi nước trong luồng không khí bốc lên cao, chúng cọ xát với nhau tạo thành các đám mây dông tích điện. Khi đó, các đám mây dông tích điện với nhau hoặc giữa các đám mây dông và mặt đất xuất hiện tia lửa điện phát ra ánh sáng chói lòa gọi là chớp. Do nhiệt độ cao của tia lửa điện, không khí giãn nở đột ngột, phát ra tiếng nổ.
Câu 14: Trong hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, khi hai vật cọ xát với nhau có thể nào chỉ có một vật bị nhiễm điện còn vật kia vẫn không bị nhiễm điện không? Tại sao?
HD: Khi hai vật cọ xát với nhau, không thể xảy ra trường hợp chỉ một vật bị nhiễm điện còn vật kia vẫn không bị nhiễm điện, vì trong quá trình cọ xát êlectron đã dịch chuyển từ vật nọ sang vật kia. Như vậy, vật nhận thêm êlectron phải nhiễm điện âm còn vật mất bớt êlectron phải nhiễm điện dương.
Câu 15: Tại sao khi muốn nhận biết một vật bị nhiễm điện người ta thường dùng các vụn giấy, quả cầu xốp hoặc các vụn bông, … mà không dùng các vật khác như quả bỏng đá, viên sỏi, …?
HD: Về lí thuyết là các vật bị nhiễm điện do cọ xát có khả năng hút các vật khác, bất kể đó là vật nào. Tuy nhiên, đối với các vật nhẹ thì tác dụng của lực biểu hiện rõ hơn nên người ta thường dùng các vật nhẹ như mẩu giấy, quả cầu bấc, … làm vật thử nghiệm.
Câu 16: Vì sao máy bay sau khi hạ cánh phải được nối đất?
HD: Vì khi bay, do cọ xát với không khí nên thân máy bay bị nhiễm điện. Khi hạ cánh cần phải nối đất để làm trung hòa các điện tích đó. Nếu không sẽ có thể gây nên tai nạn về điện đối với người và gây cháy nổ.
BÀI 18: HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
Câu 1: Có mấy loại điện tích? Các vật tương tác với nhau như thế nào?
Có hai loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương.
Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
Câu 2: Biết rằng lúc đầu cả tóc và lược nhựa đều chưa bị nhiễm điện, nhưng sau khi chải tóc khô bằng lược nhựa, thì cả lược và tóc đều bị nhiễm điện và cho rằng lược nhiễm điện âm.
a) Hỏi sau khi chải, tóc bị nhiễm điện loại gì? Khi đó các electron dịch chuyển từ lược nhựa sang tóc hay ngược lại ?
b) Vì sao có những lần sau khi chải tóc thấy có một vài sợi tóc dựng đứng thẳng lên ?
Trả lời: a Tóc bị nhiễm điện dương, khi đó electrôn dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa
( lược nhựa nhận thêm electron, còn tóc mất bớt electron.)
b. Vì những sợi tóc đó chúng nhiễm điện cùng loại, chúng đẩy nhau.
Câu 3 : Khi nào vật nhiễm điện âm, vật nhiễm điện dương?
Hd: Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectrôn, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron.
Câu 4 : Giải thích vì sao khi cọ xát hai vật trung hoà điện ta lại thu được hai vật nhiễm điện trái dấu?
HD: Trước khi cọ xát, cả hai vật đều trung hoà về điện. Sau khi cọ xát, do êlectrôn có thể dịch chuyển từ vật này sang vật khác, làm cho một vật thiếu êlectrôn bị nhiểm điện dương; vật kia thừa êlectrôn, bị nhiễm điện âm.
Câu 5: Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
HD: Mọi vật đều được cấu tạo bởi các nguyên tử. Mỗi nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các êlectron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân.
Bình thường, tổng điện tích âm của electron có trị số tuyệt đối bằng tổng điện tích dương của hạt nhân nên nguyên tử trung hòa về điện. Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.
Câu 6: Tại sao trước khi cọ xát, các vật không hút các giấy vụn nhỏ?
Trước khi cọ xát , các vật không hút các vụn giấy nhỏ vì rằng các vật đó chưa bị nhiễm điện , các điện tích âm và điện tích dương trung hoà lẫn nhau
Câu 7: Cọ xát một thước nhựa vào một mảnh len thì thước nhựa bị nhiểm điện. Hỏi mảnh len có bị nhiểm điện hay không? Nếu có thì điện tích trên mảnh len cùng dấu hay khác dấu với điện tích trên thước nhựa? Vì sao?
HD: Mảnh len bị nhiểm điện điện tích trên mảnh len khác dấu với điện tích trên thước nhựa. Ban đầu mảnh len và thước nhựa đều trung hòa về điện. Sau khi cọ xát thước nhựa bị nhiểm điện âm thì mảnh len phải nhi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đình Phúc
Dung lượng: 178,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)