Câu hỏi ôn tập sinh 9 HK1

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hương Giang | Ngày 15/10/2018 | 78

Chia sẻ tài liệu: câu hỏi ôn tập sinh 9 HK1 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

I-CÂU HỎI ÔN TẬP:
Câu 1: Tại sao loại sinh sản giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với với những loài sinh sản vô tính ?
Sự sinh sản trong sinh sản vô tính: Chỉ đơn thuần dựa trên cơ chế nguyên phân: tế bào con luôn luôn giống hệt tế bào mẹ (nếu không xảy ra đột biến) → cơ thể con giống hệt cơ thể mẹ → không (ít) co biến dị.
Sự sinh sản trong sinh sản giao phối (hửu tính): dựa trên hai cơ chế chủ yếu:
+ Cơ chế giảm phân: Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) trong quá trình phát sinh giao tử → tạo ra được nhiều loại giao tử khác nhau .
+ Cơ chế thụ tinh: Có sự tổ hợp lại các nhân tố di truyền có nguồn gốc khác nhau trong giao tử → tạo ra đuợc nhiều giao từ khác nhau (biến dị tổ hợp) ở hợp tử → biến dị phong phú.
Câu 2:Khi cho lai giống cà chua quả đỏ và quả vàng với nhau được F1 toàn cà chua quả đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau , kết quả F2 như thế nào ?
Ở cà chua , màu quả được quy định bởi một cặp gen và tính trạng quả đỏ là trội so với quả vàng .
Giao phấn hai cây cà chua P thuần chủng  thu được F1.
Cho một số cây F1 tiếp tục giao phấn với nhau , F2 thu được 289 cây quả đỏ và 96 cây quả vàng . Em hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2
Giải Do đề bài cho mỗi gen quy định một tính trạng nên ta xác định được đây là bài toán di truyền thuộc quy luật Menđen
Bước 1- Quy ước gen A : quả đỏ ; a : quả vàng
Bước 2 - Biện luận để xác định kiểu gen của bố mẹ
Do F2 thu được 298 quả đỏ : 96 quả vàng
Tỉ lệ kiểu hình ở F2 : 289/ 96 xấp xỉ 3 đỏ : 1 vàng
Tỷ lệ tuân theo định luật phân ly của Menđen . Suy ra cả hai cây cà chua F1 đem lai đều có kiểu gen dị hợp Aa và kiểu hình quả đỏ .
Do P thuần chủng nên P có kiểu gen là AA và aa
Bước 3 - Lập sơ đồ lai P    : AA ( quả đỏ )      X         aa ( quả vàng )
GP :    A                                   a
F1  :                         Aa  ( quả đỏ ) 
F1  : Aa ( quả đỏ )        X           F1 : Aa ( quả đỏ )
 GF1: A , a                                  A , a
F2 :            1AA  : 2 Aa  : 1aa
Kiểu hình :   3 quả đỏ  : 1 quả vàng
Câu 3: Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội:
Bộ NST lưỡng bội
Bộ NST đơn bội

NST tồn tại thành từng cặp tương đồng hoặc tương đồng không hoàn toàn. Mỗi cặp NST gồm 2NST đơn có nguồn gốc khác nhau
Gen trên NST tồn tại thành từng cặp alen
 Tồn tại ở tế bào sinh dưỡng và mô tế bào sinh dục nguyên thủy
Chỉ tồn tại thành từng chiếc và xuất phát từ một nguồn gốc
 Gen tồn tại thành từng chiếc có nguồn gốc xuất phát từ bố hoặc mẹ
Tồn tại trong tế bào giao tử


Câu 4: Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân .
(Giống nhau :
-Đều có sự nhân đôi NST
-Đều trải qua các kì phân bào tương tự.
- Đều có sự biến đổi hình thái nhiễm sắc thể theo chu kỳ đóng và tháo xoán.
-Nhiễm sắc thể đều tập trung trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa .
Đều là cơ chế sinh học đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ .
(Khác nhau :
Nguyên phân
Giảm phân

- Xảy ra ở tế bào dinh dưỡng và mô tế bào sinh dục sơ khai.
- Trải qua một lần phân bào.
- Nhiễm sắc thể sau khi nhân đôi thành từng nhiễm sắc thể kép sẽ tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo ở kỳ giữa.
- Trải qua một chu kỳ biến đổi hình thái nhiễm sắc thể.
- Kết quả tạo ra hai tế bào con từ tế bào mẹ có bộ nhiễm sắc thể 2n giống tế bào mẹ.
- Cơ chế duy trì bộ nhiễm sắc thể của loài trong một cá thể.
- Xảy ra tại vùng chín của tế bào sinh dục.
- Xảy ra hai lần phân bào kiên tiếp: lần phân bào 1 là lần ph
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hương Giang
Dung lượng: 90,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)