Cau hoi on tap HKI_Ly 6

Chia sẻ bởi Doãn Bá Thao | Ngày 14/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Cau hoi on tap HKI_Ly 6 thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KỲ I - VẬT LÝ LỚP 6

I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Khi ném một quả bóng bàn đập vào một bức tường, lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng
A. chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
B. không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
C. chỉ làm biến dạng quả bóng.
D. vừa làm biến dạng đồng thời làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
Câu 2. Trọng lượng riêng của gạo vào khoảng
A. 12000 N. B. 12000 kg. C. 12000 N/m3. D. 12000 kg/m3.
Câu 3. Trên vỏ các chai nước giải khát có ghi các số liệu (ví dụ 250ml). Số liệu đó chỉ
A. khối lượng của nước trong chai. B. khối lượng của cả chai nước.
C. thể tích của nước trong chai. D. thể tích của cả chai nước.
Câu 4. Gió đã thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một
A. lực hút. B. lực căng. C. lực đẩy. D. lực kéo.
Câu 5. Trong các số liệu dưới đây, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hoá?
A. Trên vỏ của hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén.
B. Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330ml.
C. Trên vỏ túi xà phòng bột có ghi: Khối lượng tịnh 1kg.
D. Ở một số cửa hàng vàng bạc có ghi: Vàng 99,99.
Câu 6. Trong các thước sau đây, thước nào thích hợp để đo chiều dài sân trường em?
A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 5mm. B. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.
C. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm. D. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.
Câu 7. Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước và có thể chìm hoàn toàn trong nước chỉ cần
A. một ca đong. B. một bình chia độ bất kì.
C. một bình chia độ có kích thước sao cho vật rắn có thể bỏ lọt vào bình. D. một bình tràn.
Câu 8. Dụng cụ dùng để đo thể tích của chất lỏng là
A. bình tràn, bình chứa. B. ca đong, bình chia độ.
C. bình chứa, bình chia độ. D. bình tràn, ca đong.
Câu 9. Con số nào dưới đây chỉ lượng vật chất chứa trong vật.
A. 2 lít. B. 10 gói. C. 2 kilogam. D. 5 mét.
Câu 10. Trong thí nghiệm đo thể tích của vật rắn không thấm nước và không bỏ lọt vào bình chia độ, bình chia độ dùng để đo thể tích của
A. nước còn lại trong bình tràn sau khi đã thả vật rắn vào và nước tràn vào bình chứa.
B. nước tràn vào bình chứa. C. nước trong bình tràn khi chưa thả vật rắn vào.
D. nước còn lại trong bình tràn sau khi đã thả vật rắn vào.
Câu 11. Một bạn dùng thước đo có ĐCNN 1dm để đo chiều dài lớp học. Trong các cách ghi kết quả sau, cách ghi nào đúng nhất?
A. 5m. B. 500cm. C. 50dm. D. 50,0dm.
Câu 12. Để kéo trực tiếp một thùng nước có khối lượng 20kg từ dưới giếng lên, người ta phải dùng một lực
A. F = 20N. B. F < 20N. C. F = 200N. D. 20N < F < 200N.
Câu 13. Để đưa các thùng đựng dầu lên xe tải, một người đã lần lượt dùng 4 tấm ván làm mặt phẳng nghiêng. Biết với 4 tấm ván này, người đó đã đẩy thùng dầu đi lên với các lực lần lượt là F1 = 1000N; F2 = 200N; F3 = 500N; F4 = 1200N; Hỏi tấm ván nào dài nhất?
A. Tấm ván 1. B. Tấm ván 2. C. Tấm ván 3. D. Tấm ván 4.
Câu 14. Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 0,2cm để đo độ dài cuốn sách giáo khoa Vật lí 6. Cách ghi kết quả đo đúng nhất là:
A. 23cm. B. 24cm. C. 240mm. D. 24,0cm.
Câu 15. Sách giáo khoa Vật lí 6 dày khoảng 0,5cm. Khi đo chiều dài này, nên chọn
A. thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm. B. thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 1mm.
C. thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 1cm. D. thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.
Câu 16. Các kết quả đo độ dài trong ba bài báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau: a)l1 = 20,1cm. b) l2 = 21cm.c) l3 = 20,5cm. ĐCNN của thước đo dùng trong mỗi bài thực hành lần lượt là
A. a) 0,5cm. b) 2cm. c) 0,1cm hoặc 0,2cm. B. a) 1cm. b) 0,1cm. c) 0,1cm hoặc 0.2cm.
C. a) 1mm. b) 0,1cm. c) 5mm. D. a) 0,1cm. b) 1cm. c) 0,1cm hoặc 0,5cm.
Câu 17. Biết độ dài mặt phẳng nghiêng lớn hơn độ cao bao nhiêu lần thì lực dùng để kéo vật lên cao có thể nhỏ hơn trọng lượng của vật bấy nhiêu lần. Muốn kéo một vật nặng 2000N lên cao 1,2m với lực kéo 500N thì phải dùng mặt phẳng nghiêng có độ dài l bằng bao nhiêu?
A. l  4,8 m. B. l = 2,4 m. C. l < 4,8 m. D. l = 4 m.
Câu 18. Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực?
A. Đọc một trang sách. B. Xách một xô nước. C. Nâng một tấm gỗ. D. Đẩy một chiếc xe.
Câu 19. Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau:
A. Trọng lực là lực hút của Trái Đất lên một vật.
B. Trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật đó.
C. Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật đó.
D. Trong lực có phương thẳng đứng có chiều hướng về phía Trái Đất.
Câu 20. Một bình tràn chỉ có thể chứa được nhiều nhất là 100cm3 nước, đang đựng 60cm3 nước. Thả một vật rắn không thấm nước vào bình thì thấy thể tích nước tràn ra khỏi bình là 30cm3. Thể tích vật rắn là
A. 70cm3. B. 40cm3. C. 90cm3. D. 30cm3.
Câu 21. Đơn vị không để đo thể tích là
A. cc. B. niu-tơn. C. mililít. D. mét khối.
Câu 22. Một học sinh dùng thước có ĐCNN là 1 cm để đo chiều dài của bàn học sinh. Cách ghi kết quả đúng:
A. 120,0 cm. B. 120 cm. C. 1,2 m. D. 12 dm.
Câu 23. Cân nào sau đây không phải là ứng dụng của đòn bẩy?
A. Cân Rô-béc-van. B. Cân đòn. C. Cân tạ. D. Cân đồng hồ.
Câu 24. Để giảm độ lớn lực kéo một vật nặng lên sàn ôtô tải bằng mặt phẳng nghiêng người ta có thể
A. giảm độ dài mặt phẳng nghiêng. B. tăng độ cao mặt phẳng nghiêng.
C. giảm độ cao mặt phẳng nghiêng. D. tăng độ dài mặt phẳng nghiêng.
Câu 25. Một cân đồng hồ có GHĐ 5kg và ĐCNN 0,5kg. Dùng nó có thể cân chính xác một con cá nặng
A. 5,5kg. B. 2,1kg. C. 1,5kg. D. 0,3kg.
Câu 26. Hai bạn An và Bình cùng đưa thùng hàng lên sàn ô tô (An đứng dưới đất còn Bình đứng trên thùng xe). Nhận xét nào về lực tác dụng của An và Bình lên thùng hàng sau đây là đúng?
A. An đẩy, Bình kéo. B. An kéo, Bình đẩy. C. An và bình cùng đẩy. D. An và Bình cùng kéo.
Câu 27. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng
A. thể tích bình chứa. B. thể tích bình tràn.
C. thể tích nước còn lại trong bình tràn. D. thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.
Câu 28. Phát biểu nào dưới đây không đúng: "Nện một cái búa vào một cái đe. Lực mà búa tác dụng vào đe và lực mà đe tác dụng vào búa sẽ làm cho
A. chuyển động của búa bị thay đổi." B. búa bị biến dạng một chút."
C. đe bị biến dạng một chút." D. chuyển động của đe bị thay đổi."
Câu 29. Biến dạng của vật nào dưới đây là biến dạng đàn hồi?
A. Sợi dây đồng. B. Sợi dây cao su. C. Quả ổi chín. D. Cục đất sắt.
Câu 30. Một quyển sách có khối lượng 80g thì có trọng lượng là
A. 0,8N. B. 80N. C. 8N. D. 0,08N.
Câu 31. Độ chia nhỏ nhất của thước là
A. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. B. độ dài lớn giữa hai vạch chia bất kỳ trên thước.
C. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước. D. độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước.
Câu 32. Để đo trực tiếp chiều cao và chu vi của một cái cột nhà hình trụ, người ta
A. cần ít nhất một thước dây, một thước thẳng. B. cần ít nhất hai thước dây.
C. chỉ cần một thước thẳng. D. chỉ cần một thước dây.
Câu 33. Đưa từ từ một cực của một thanh nam châm lại gần một quả nặng bằng sắt đang được treo trên một sợi chỉ tơ. Lực hút của nam châm đã làm
A. quả nặng chuyển động lại gần nam châm. B. quả nặng bị biến dạng.
C. quả nặng dao dộng. D. quả nặng chuyển động ra xa nam châm.
Câu 34. Giới hạn đo của bình chia độ là
A. giá trị giữa hai vạch chia trên bình. B. giá trị lớn nhất ghi trên bình.
C. giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình. D. thể tích chất lỏng mà bình đo được.
Câu 35. Dụng cụ không đo được thể tích của chất lỏng là
A. xi lanh có ghi sẵn dung tích. B. bình tràn.
C. bình chia độ. D. ca đong có ghi sẵn dung tích.
Câu 36. Lúc quả bóng bàn rơi xuống chạm mặt bàn rồi nảy lên thì lực mà mặt bàn tác dụng lên quả bóng
A. không làm biến đổi chuyển động cũng không làm biến dạng quả bóng.
B. làm cho quả bóng bị biến dạng chút ít đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi.
C. chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
D. chỉ làm quả bóng bị biến dạng chút ít.
Câu 37. Dùng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao, có thể
A. kéo vật lên với một lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
B. làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên của vật.
C. làm giảm trọng lượng của vật. D. kéo vật lên với một lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật.
Câu 38. Khi đo nhiều lần một đại lượng mà ta thu được nhiều giá trị khác nhau, giá trị được lấy làm kết quả của phép đo là:
A. Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được.
B. Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất.
C. Giá trị được lặp lại nhiều nhất. D. Giá trị của lần đo cuối.
Câu 39. Cách ghi kết quả đo nào sau đây là đúng?
A. Chỉ cần ghi kết quả đo chia hết cho ĐCNN.
B. chỉ cần chữ số cuối cùng của kết quả đo chia hết cho ĐCNN.
C. Chỉ cần chữ số cuối cùng của kết quả đo cùng đơn vị với ĐCNN của dụng cụ đo và chia hết cho ĐCNN.
D. Chỉ cần chữ số cuối cùng của kết quả đo cùng đơn vị với ĐCNN của dụng cụ đo.
Câu 40. Kết quả đo độ dài trong bài báo cáo thực hành ghi như sau: l = 20,5 cm. ĐCNN của thước là:
A. 0,5 cm. B. 0,5 cm hoặc 0,1 cm. C. 0,2 cm. D. 5 cm.
Câu 41. Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá chìm hẳn vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 86cm3. Kết quả ghi đúng là
A. V= 141cm3. B. V= 55cm3. C. V= 86cm3 . D. V= 31cm3.
Câu 42. Hãy chỉ ra câu mà em cho là không đúng.
A. Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó.
B. Trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên người đó.
C. Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi.
D. Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của nó.
Câu 43. Trong các đơn vị đo dưới đây, đơn vị không dùng để đo độ dài là
A. dm2. B. m. C. mm. D. cm.
Câu 44. Một hòn đá được ném mạnh vào một gò đất mềm. Lực mà hòn đá tác dụng vào gò đất
A. chỉ làm biến đổi chuyển động của gò đất. B. làm cho gò đất bị biến dạng.
C. làm cho gò đất bị biến dạng đồng thời làm biến đổi chuyể
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Doãn Bá Thao
Dung lượng: 27,93KB| Lượt tài: 3
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)