Câu hỏi học liệu mở văn 7 kì I

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Phượng | Ngày 11/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Câu hỏi học liệu mở văn 7 kì I thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

CÂU HỎI HỌC LIỆU MỞ VĂN 7 KÌ I.
I. VĂN - TIẾNG VIỆT:
Câu 1: “Cổng trường mở ra” cho em hiểu điều gì? Có thể thay thế tiêu đề khác được không?
Câu 2: ? Câu nói của mẹ “Bước qua cánh cổng trường là một TG kì diệu sẽ mở ra”. Em hiểu câu nói đó như thế nào?
Câu 3: Hãy nhớ lại và kể về 1 kĩ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của em?
Câu 4: Văn bản “Mẹ tôi”là bức thư của người bố gửi cho con trai nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi”? Có lần nào em lỡ gây ra một sự việc khiến cho bố mẹ buồn phiền không. Hãy kể lại hoặc viết suy nghĩ của em về mẹ mình ?
Câu 5: Sau khi nhận được thư của bố, En- ri- cô rât hối hận và viết một bức thư để xin mẹ tha lỗi. Em hãy nhập vai nhân vật để viết bức thư ấy.
Câu 6: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh và vai trò của người mẹ trong 2 VB “Cổng trường mở ra” và “mẹ tôi”.
Câu 7:? Tại sao tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê”? Tên truyện có liên qua đến ý nghĩa của truyện không? Trong truyện có mấy cuộc chia tay? Cuộc chia tay nào làm em cảm động nhất?
Câu 8: Quê hương, đất nước, con người Việt Nam qua các bài ca dao đã học?
Câu 9: Ca dao là tiếng nói tình cảm gia đình đằm thắm. tình yêu quê hương đất nước thiết tha.
Câu 10: Trong những từ ghép sau, từ nào là t.ghép C-P, từ nào là t.ghép Đ-L:
Học hành, nhà cửa, xoài tượng, nhãn lồng, đất cát, làm ăn, vôi ve, suy nghĩ, lâu đời, nhà ăn, chài lưới, ẩm ướt, đầu đuôi, bầu trời, yêu mến, cà chua, cá trắm đen, đồng áng, viết lách, gà qué, rừng rú, xe cộ, thuốc men, đường sá, ăn nói, ăn mặc, ăn ở, yếu ớt, chợ búa, giấy má, vườn tược, cá trích, ốc bươu.
Câu 11: Trong những từ ghép sau, từ nào có tính chất phân nghĩa? Từ nào có tính chất hợp nghĩa? mặn chát, phẳng lì, ánh nắng, vàng óng, nô giỡn, khoẻ mạnh, tươi tỉnh, ăn mặc, ăn ở, đi đứng, xe bò, xe đạp, áo dài, áo bà ba, loài người, thay mặt, nước mạnh, máu mủ, tóc tai, râu ria, ngọn ngành, nô đùa.
Câu 12: So sánh nghĩa của các từ láy sau đây với nghĩa của các tiếng gốc?
a. Dịu - dịu dàng; Nóng - nong nóng; Rét - ren rét; Thấp - thâm thấp; Xanh - xanh xanh.
b. Nặng - nặng nề; Tràn - tràn trề; Quẩn - luẩn quẩn; Xấu - xấu xí.
Câu 13: Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu viết:
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa
Mình đi mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu
a. Chỉ ra ngôi của đại từ trong các câu thơ trên?
b. Qua cách sử dụng trong đại từ trong những câu thơ trên, tác giả đã thể hiện nội dung gì?
Câu 14: Đại từ “bao nhiêu” trong câu ca dao sau có vai trò ngữ pháp gì?
Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu.

Câu 15: “Sông núi nước Nam” bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.?
Câu 16: Phân tích gía trị của việc sử dụng từ đồng âm trong hai câu thơ:
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
(Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan)

Câu 17: Bài thơ “Buổi chiều đứng ở Phủ Thiên Trường trông ra”giúp em hiểu gì về nhà vua Trần Nhân Tông, về thời đại nhà Trần?
Câu 18: ? Văn bản “Bánh trôi nước” có 2 nội dung: Theo em ND nào quyết định giá trị bài thơ? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ? Bài thơ gợi cho em hiểu gì về nhà thơ Hồ Xuân Hương?
Câu 19: ? Em hiều gì về hàm nghĩa của cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” ?
Có người cho rằng Qua đèo Ngang đâu chỉ là vượt qua một địa danh, một vùng biên ải xưa mà còn có ý nghĩa sâu rộng hơn. ý kiến của em?
Câu 20: Học bài thơ “Bạn đến
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Phượng
Dung lượng: 51,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)