Câu hỏi cảm thụ van 7
Chia sẻ bởi Cao Thị Hằng |
Ngày 11/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: câu hỏi cảm thụ van 7 thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Ôn thi HSG – Ngữ văn 7
Dạng đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 7
Phần Tiếng Việt: - Giá trị của biện pháp tu từ, thành ngữ, từ loại ( quan hệ từ, đại từ ) …..
- Ngữ pháp: Các loại câu, các thành phần câu…
Phần cảm thụ văn học ( Ngữ liệu đã học, ngữ liệu bên ngoài )
Tập làm văn: Văn biểu cảm ( Biểu cảm về sự vật, con người; Biểu cảm về tác phẩm văn học )
Nghị luận : Tư tưởng đạo lí, hiện tượng đời sống
Đề bài tự luyện ( Phần cảm thụ văn học )
Câu 1: Cho đoạn văn:
Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang ,... Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng.
(Vũ Tú Nam ) Xác định và phân tích giá trị của các từ láy có trong đoạn văn trên để thấy được những cảm nhận hết sức tinh tế của nhà văn Vũ Tú Nam về mưa xuân .
Xác định được các từ láy có trong đoạn văn Bâng khuâng , phập phồng , bổi hổi , xốn xang , nhớ nhung , lấm tấm . - Phân tích được những giá trị biểu cảm của những từ láy có trong đoạn văn :
Bằng việc sd hàng loạt từ láy miêu tả trạng thái cảm xúc.....đoạn văn đã mang đến cho người đọc những cảm nhận bất ngờ thú vị về mưa xuân. Đó không còn là những hạt mưa đơn thuần mà là cả một sự bâng khuâng gieo hạt – gieo sự sống.Mỗi hạt mưa xuân bé nhỏ ấy mang hơi thở ấm áp của mùa xuân phả vào không gian trời đất làm ấm nồng đất đai, làm cây cối tốt tươi. Có phải vì thế mà mặt đất hồi sinh giống như người con gái đang “phập phồng” chờ đợi “ bổi hổi, xốn xang” vì nhớ, vì yêu nay được thỏa lòng mong ước? trong màn mưa xuân giăng mắc, hoa xoan tim tím rải đầy thảm cỏ non như đang rắc nhớ nhung, nỗi nhớ mùa xuân xinh đẹp, nỗi nhớ của tình yêu chung thủy. Mưa xuân về cũng là dịp hoa trẩu trắng nở khắp vùng đất đỏ, màu trắng ấy “ lấm tấm” nổi bật trên nền đất phì nhiêu.... Quả thật, mưa xuân được nhà văn Vũ Tú Nam cảm nhận hết sức tinh tế: mưa xuân nhẹ, mỏng đáng yêu và dạt dào sức sống sức - sức sống tươi non, rạo rực, sức sống mùa xuân. Qua đó bạn đọc thấy được cách dùng từ chính xác, sự cảm nhận tinh tế, sâu sắc, tâm hồn yêu cái đẹp yêu mùa xuân của nhà văn Vũ Tú Nam. .
Câu 2: Phân tích giá trị biểu đạt của từ láy trong bài thơ “Mùa xuân dịu nhẹ” của Nguyễn Duy
Mùa xuân trở dạ dịu dàng
Hoa khe khẽ hé nhẹ nhàng hương bay
Nhẹ nhàng lộc cựa nách cây
Dịu dàng vương mãi tím mây ngang chiều
Mùa xuân – mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa khơi nguồn cảm hứng thi ca. Trong dòng chảy bất tận ấy Nguyễn Duy cũng đóng góp một khoảng trời xuân rất đỗi dịu nhẹ.
Mùa xuân trở dạ dịu dàng
Hoa khe khẽ hé nhẹ nhàng hương bay
Nhẹ nhàng lộc cựa nách cây
Dịu dàng vương mãi tím mây ngang chiều
Bằng việc sử dụng một loạt từ láy: Dịu dàng, nhẹ nhàng,, khe khẽ….nhà thơ
đã miêu tả, cảm nhận vẻ đẹp dịu nhẹ, đáng yêu của đất trời khi nàng xuân vừa chớm bằng tất cả sự rung động, nâng niu, trân trọng, mến yêu.
Nàng xuân vừa gõ cửa đã xua đi cái lạnh lẽo của mùa đông, phả vào không gian, đất trời hơi thở ấm áp nồng nàn khiến vạn vật bừng tỉnh, hồi sinh. Sức sống mãnh liệt, căng tràn đang trỗi dậy trong cái ‘nhẹ nhàng” cựa của lộc non, chồi biếc, trong cái ‘khe khẽ’’ hé của hoa, trong hương thơm “nhẹ nhàng” thoảng bay của hương ….Sức sống ấy cứ âm thầm chảy, âm thầm trào dâng trong từng làn da, thớ thịt của cỏ cây hoa lá… Những từ láy ấy cứ nhảy nhót, vận động suốt mạch thơ, cứ dịu dàng, êm ái trong sự vận động, biến đổi tinh tế của cảnh vật khi mùa xuân “trở dạ”. Khoảnh khắc dịu dàng tươi đẹp ấy khiến lòng người ấm áp, đắm say với bao cảm xúc mến yêu.
Câu 3: Cảm nhận của em về khổ thơ
Đất muốn nói điều chi thế?
Mà không nói được với người
Mà rạo rực trong quả ngọt
Mà rung rưng màu lá tươi ( Trần Đăng Khoa )
Câu 4: Phân tích gía biểu đạt của từ láy
Dạng đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 7
Phần Tiếng Việt: - Giá trị của biện pháp tu từ, thành ngữ, từ loại ( quan hệ từ, đại từ ) …..
- Ngữ pháp: Các loại câu, các thành phần câu…
Phần cảm thụ văn học ( Ngữ liệu đã học, ngữ liệu bên ngoài )
Tập làm văn: Văn biểu cảm ( Biểu cảm về sự vật, con người; Biểu cảm về tác phẩm văn học )
Nghị luận : Tư tưởng đạo lí, hiện tượng đời sống
Đề bài tự luyện ( Phần cảm thụ văn học )
Câu 1: Cho đoạn văn:
Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang ,... Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng.
(Vũ Tú Nam ) Xác định và phân tích giá trị của các từ láy có trong đoạn văn trên để thấy được những cảm nhận hết sức tinh tế của nhà văn Vũ Tú Nam về mưa xuân .
Xác định được các từ láy có trong đoạn văn Bâng khuâng , phập phồng , bổi hổi , xốn xang , nhớ nhung , lấm tấm . - Phân tích được những giá trị biểu cảm của những từ láy có trong đoạn văn :
Bằng việc sd hàng loạt từ láy miêu tả trạng thái cảm xúc.....đoạn văn đã mang đến cho người đọc những cảm nhận bất ngờ thú vị về mưa xuân. Đó không còn là những hạt mưa đơn thuần mà là cả một sự bâng khuâng gieo hạt – gieo sự sống.Mỗi hạt mưa xuân bé nhỏ ấy mang hơi thở ấm áp của mùa xuân phả vào không gian trời đất làm ấm nồng đất đai, làm cây cối tốt tươi. Có phải vì thế mà mặt đất hồi sinh giống như người con gái đang “phập phồng” chờ đợi “ bổi hổi, xốn xang” vì nhớ, vì yêu nay được thỏa lòng mong ước? trong màn mưa xuân giăng mắc, hoa xoan tim tím rải đầy thảm cỏ non như đang rắc nhớ nhung, nỗi nhớ mùa xuân xinh đẹp, nỗi nhớ của tình yêu chung thủy. Mưa xuân về cũng là dịp hoa trẩu trắng nở khắp vùng đất đỏ, màu trắng ấy “ lấm tấm” nổi bật trên nền đất phì nhiêu.... Quả thật, mưa xuân được nhà văn Vũ Tú Nam cảm nhận hết sức tinh tế: mưa xuân nhẹ, mỏng đáng yêu và dạt dào sức sống sức - sức sống tươi non, rạo rực, sức sống mùa xuân. Qua đó bạn đọc thấy được cách dùng từ chính xác, sự cảm nhận tinh tế, sâu sắc, tâm hồn yêu cái đẹp yêu mùa xuân của nhà văn Vũ Tú Nam. .
Câu 2: Phân tích giá trị biểu đạt của từ láy trong bài thơ “Mùa xuân dịu nhẹ” của Nguyễn Duy
Mùa xuân trở dạ dịu dàng
Hoa khe khẽ hé nhẹ nhàng hương bay
Nhẹ nhàng lộc cựa nách cây
Dịu dàng vương mãi tím mây ngang chiều
Mùa xuân – mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa khơi nguồn cảm hứng thi ca. Trong dòng chảy bất tận ấy Nguyễn Duy cũng đóng góp một khoảng trời xuân rất đỗi dịu nhẹ.
Mùa xuân trở dạ dịu dàng
Hoa khe khẽ hé nhẹ nhàng hương bay
Nhẹ nhàng lộc cựa nách cây
Dịu dàng vương mãi tím mây ngang chiều
Bằng việc sử dụng một loạt từ láy: Dịu dàng, nhẹ nhàng,, khe khẽ….nhà thơ
đã miêu tả, cảm nhận vẻ đẹp dịu nhẹ, đáng yêu của đất trời khi nàng xuân vừa chớm bằng tất cả sự rung động, nâng niu, trân trọng, mến yêu.
Nàng xuân vừa gõ cửa đã xua đi cái lạnh lẽo của mùa đông, phả vào không gian, đất trời hơi thở ấm áp nồng nàn khiến vạn vật bừng tỉnh, hồi sinh. Sức sống mãnh liệt, căng tràn đang trỗi dậy trong cái ‘nhẹ nhàng” cựa của lộc non, chồi biếc, trong cái ‘khe khẽ’’ hé của hoa, trong hương thơm “nhẹ nhàng” thoảng bay của hương ….Sức sống ấy cứ âm thầm chảy, âm thầm trào dâng trong từng làn da, thớ thịt của cỏ cây hoa lá… Những từ láy ấy cứ nhảy nhót, vận động suốt mạch thơ, cứ dịu dàng, êm ái trong sự vận động, biến đổi tinh tế của cảnh vật khi mùa xuân “trở dạ”. Khoảnh khắc dịu dàng tươi đẹp ấy khiến lòng người ấm áp, đắm say với bao cảm xúc mến yêu.
Câu 3: Cảm nhận của em về khổ thơ
Đất muốn nói điều chi thế?
Mà không nói được với người
Mà rạo rực trong quả ngọt
Mà rung rưng màu lá tươi ( Trần Đăng Khoa )
Câu 4: Phân tích gía biểu đạt của từ láy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Cao Thị Hằng
Dung lượng: 158,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)