Câu chuyện hay và ý nghĩa

Chia sẻ bởi Hoàng Minh Phú | Ngày 12/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: Câu chuyện hay và ý nghĩa thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Để bạn cảm thấy cuộc sống thêm ý nghĩa, Tôi xin kể cho bạn một câu chuyện có thực.
(Bấm chuột trái vào màn hình để đọc)
Câu chuyện bắt đầu từ một người nông dân nghèo có tên Fleming ở vùng Ayrshire, Scotland.
Một ngày nọ khi đang kiếm sống để nuôi gia đình, ông ta nghe thấy tiếng kêu cứu từ cái đầm lầy gần đó.
Ông ta đã buông đồ của mình xuống và chạy đến nơi phát ra tiếng kêu cứu. Tại đó, ông đã nhìn thấy một cậu bé đang bị ngập bùn đến đầu, sợ sệt, gào khóc và giãy giụa tìm mọi cách thoát ra.
Người nông dân đã cứu cậu bé thoát khỏi một cái chết mà lẽ ra có thể rất nặng nề và tàn nhẫn.

Ngày hôm sau, một cỗ xe sang trọng đã tới căn lều người nông dân.
Một quý ông trong trang phục quý phái bước ra và tự giới thiệu mình là cha của cậu bé mà người nông dân đã cứu sống.

Quý ông nói: Tôi muốn thưởng công cho bác vì bác đã cứu mạng con trai tôi!
Người nông dân nghèo Scotland đã đáp lại rằng: Tôi không thể nhận tiền cho việc tôi đã làm ngày hôm qua!
Đúng lúc đó, cậu con trai khoảng 10 tuổi của người nông dân bước vào căn lều.
Quý ông hỏi: Đây có phải con của bác không?
Vâng, người nông dân đã trả lời hết sức tự hào.
Thế thì tôi đề nghị bác một việc như thế này nhé.
Hãy cho phép tôi chu cấp việc học hành cho con trai bác như những gì tôi dành cho con trai tôi. Nếu con trai bác giống bác thì tôi chắc rằng cậu ta sẽ trở thành một người mà cả hai chúng ta đều hãnh diện.

Và người nông dân nghèo đã chấp nhận đề nghị này.
Sau đó, cậu con trai người nông dân Fleming đã theo học tại những trường tốt nhất và cậu đã tốt nghiệp trường đại học y Sainte-Marie ở London.
Với những khát vọng lớn lao, cậu đã liên tục phấn đấu và cuối cùng đã được cả thế giới công nhận.
Vào năm 1927, người bác sĩ lừng danh ALEXANDER FLEMING đã phát minh ra thuốc kháng sinh pénicilline.
Vài năm sau sự kiện trên, người con trai của quý ông được cứu sống khỏi đầm lầy năm xưa bị mắc chứng bệnh viêm phổi.
Cái gì đã cứu sống cậu ta lần này?
…Đó chính là pénicilline.
Tên của quý ông đó là…?
Ngài Randolph Henry Spencer CHURCHILL và con trai của ông, Ngài Winston Churchill.

Ngài Winston CHURCHILL và Ngài Alexander FLEMING đã là bạn thân của nhau trong suốt cuộc đời. Ngài Alexander FLEMING mất năm 1955 tại London ở tuổi 74 và Ngài Winston CHURCHILL mất năm 1965 ở tuổi 91 cũng tại London. Cả hai ông đều yên nghỉ tại cùng một nghĩa trang.
Ai đó đã nói rằng:
« Tất cả những gì ra đi rồi sẽ quay trở lại………
Hãy làm việc như thể bạn không cần tiền,
Hãy yêu như thể bạn chưa bao giờ bị tổn thương,
Hãy nhảy múa như thể không có ai nhìn thấy bạn,
Hãy hát lên như thể không có ai nghe thấy bạn,
Và hãy sống như thể thiên đường đang hiện diện trên trái đất này ».
Đôi khi, vì những thăng trầm trong cuộc sống hằng ngày mà chúng ta đã quên đi những điều nhỏ bé quan trọng. Chúng ta quên nói lời «Xin chào », « Làm ơn », « Cám ơn » hoặc quên chúc mừng ai đó vừa trải qua một sự kiện quan trọng trong cuộc đời họ. Chúng ta đơn giản quên đi một lời khen hay một cử chỉ ân cần, quên mất niềm vui khi làm những việc đó.
Đôi khi, ta tự hỏi tại sao có một số người thường xuyên viết thư cho ta hay đơn giản chỉ gửi cho ta những câu chuyện cười mà không kèm một lời nào cả? Có thể đơn giản bởi vì họ chỉ muốn giữ gìn một sự liên hệ!
Đó cũng chính là một cách để nói lên rằng họ nghĩ đến bạn, rằng bạn là một người quan trọng đối với họ, hay đơn giản chỉ là họ rất mến bạn!

Do vậy, lần tới khi bạn nhận được một câu chuyện cười, một tin nhắn hay một thứ gì tương tự thì hãy hiểu rằng điều này có nghĩa người ta nghĩ đến bạn trong ngày hôm đó và người bạn ở đầu bên kia của mạng internet chỉ muốn gửi tới bạn một nụ cười và một ánh mắt thân tình.

Take care yourself and have a nice day,  !!!
Biên dịch từ Slide của CLAUDE LIBIER, ngày 03/04/2007.
Nhạc: Amazing Grace
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Minh Phú
Dung lượng: 1,40MB| Lượt tài: 1
Loại file: pps
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)