Cam nghi ve loai cay em yeu
Chia sẻ bởi Dương Thị Thu |
Ngày 11/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: cam nghi ve loai cay em yeu thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
“Tre xanh, xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh...”
Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các neỏ đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả, cây tre được xem như là biểu tượng của người Việt, đất Việt chúng ta.
Cùng với cây đa, bến nước, sân đình, một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẵn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.
Tre gắn bó với đời sống người dân lao động thôn quê. Những bác nông dân, trưa nắng trên đường về cũng ghé quá thăm bóng mát cây tre. tre giúp chúng ta dựng nhà dựng cửa, dựng bờ ruộng. Cả những vật dụng trong gia đình như bàn, ghế, rổ.... cũng được làm từ tre. Tuổi thơ em nằm trong chiếc nôi tre, nằm nghe tiếng ấu ơ của bà, của mẹ. Lớn lên một chúc, trên đường cắp sách đến trường, luỹ tre cũng che mát cho em.
tre cũng cùng con người tham gia chiến đấu. Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. Hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Ân xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre. Các lũy tre xanh đã trở thành các “pháo đài” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai. Các luỹ tre xanh đã trở thành những chiến lũy và là nguồn vật liệu để chế tạo vũ khí tấn công trong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giành Độc lập Tự do cho Tổ Quốc. Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc ta, cây tre đã từng là nguồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích như cây tre trăm đốt,... đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt tre cả. Và cho đến ngày nay, cây tre còn rất nhiều giá tích cực trong đời sống.
Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các neỏ đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả, cây tre được xem như là biểu tượng của người Việt, đất Việt chúng ta.
Cùng với cây đa, bến nước, sân đình, một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẵn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.
Tre gắn bó với đời sống người dân lao động thôn quê. Những bác nông dân, trưa nắng trên đường về cũng ghé quá thăm bóng mát cây tre. tre giúp chúng ta dựng nhà dựng cửa, dựng bờ ruộng. Cả những vật dụng trong gia đình như bàn, ghế, rổ.... cũng được làm từ tre. Tuổi thơ em nằm trong chiếc nôi tre, nằm nghe tiếng ấu ơ của bà, của mẹ. Lớn lên một chúc, trên đường cắp sách đến trường, luỹ tre cũng che mát cho em.
tre cũng cùng con người tham gia chiến đấu. Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. Hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Ân xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre. Các lũy tre xanh đã trở thành các “pháo đài” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai. Các luỹ tre xanh đã trở thành những chiến lũy và là nguồn vật liệu để chế tạo vũ khí tấn công trong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giành Độc lập Tự do cho Tổ Quốc. Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc ta, cây tre đã từng là nguồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích như cây tre trăm đốt,... đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt tre cả. Và cho đến ngày nay, cây tre còn rất nhiều giá tích cực trong đời sống.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Thị Thu
Dung lượng: 24,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)