Cam nghi ve bai tho canh khuya
Chia sẻ bởi Dương Thị Thu |
Ngày 11/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: cam nghi ve bai tho canh khuya thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.
Bài làm
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là nhà thơ lớn, là danh nhân văn hóa thế giới. Bác đã để lại cho đời những bài thơ nổi tiếng về tình yêu đất nước, con người và thiên nhiên. Một trong số đó là bài thơ “Cảnh khuya” được Bác viết ở chiến khu Việt Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
Tiếng suối đêm êm đềm, trong vắt được Bác ví như “tiếng hát xa” văng vẳng trong không gian yên lặng của núi rừng Việt Bắc tạo cho người đọc một cảm giác như nhẹ đi và xua tan mọi âu lo phiền muộn.
“ Tiếng suối” trong thơ của Bác là tiếng hát êm ái ngọt ngào của con người, làm cho cảnh khuya ở chiến khu trở nên ấm áp hơn, mang hơi thở của cuộc sống hơn.
Trong “tiếng hát” ấm áp đó, ánh trăng vàng hiền hòa ôm lấy những cây cổ thụ vững chắc, rồi tất cả hòa lẫn với những đóa hoa rừng.
“ Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”
Âm điệu, màu sắc sáng tối, tầng tầng, lớp lớp tạo nên một bức tranh thiên nhiên lung linh, huyền ảo tuyệt đẹp. Chỉ với hai câu thơ, bằng cách sử dụng phương pháp so sánh tinh tế cùng cách dùng điệp ngữ “lồng” một cách thật tài tình, Bác đã nhân hóa các sự vật để vẽ lên một bức tranh sống động về cảnh đẹp dưới trăng của núi rừng Việt Bắc.
Trên nền tranh sống động ấy, thấp thoáng bóng hình tâm hồn của một thi sĩ đang thao thức, rung động trước cảnh đẹp hữu tình của thiên nhiên.
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”
Tiếng suối, ánh trăng, cổ thụ, hoa rừng và bóng người đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên hoàn chỉnh về vẻ đẹp của chiến khu Việt Bắc, một vẻ đẹp mang hơi ấm và sức sống của quân dân trước cuộc kháng chiến chống Pháp.
Tâm hồn thi sĩ trong Bác đã rung động, thao thức trước vẻ đẹp của thiên nhiên, nhưng cao hơn, sâu xa hơn chính là sự thao thức của tâm hồn chiến sĩ trong Bác.
“Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Hai tiếng “chưa ngủ” được điệp lại hai lần làm cho âm điệu vần thơ nhịp nhàng, triền miên như dòng suối chảy của cảm xúc, của tâm tình. Bác thao thức, lo lắng vì công cuộc kháng chiến của quân và dân ta, vì nền độc lập tự do của Tổ quốc. Cuộc kháng chiến chống Pháp đang trong thời kì khó khăn, ác liệt chính là nỗi niềm thao thức trong lòng Bác. Để lại cho chúng ta một cảm xúc khó tả. Mỗi một câu thơ là một cảm xúc, nỗi niềm của một người Cha, người Thầy của dân tộc.
Bài thơ “Cảnh khuya” đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên tha thiết, phong thái lạc quan, yêu đời của Bác,và cao hơn hết là tình yêu đất nước vô cùng sâu sắc của Người. Càng đọc, càng ngẫm nghĩ em càng khâm phục tâm hồn và con người của Bác.Ở Bác hội tụ đầy đủ mọi phẩm chất và tính cách của một bậc vĩ nhân. Bác là tấm gương sáng cho mọi thế hệ Việt Nam noi theo và là cho sự phấn đấu và rèn luyện của bản thân em.
Bài viết của em Hồ Tường Vy – Lớp 7/1 – Trường THCS Phan Triêm – Hà Tĩnh.
Bài làm
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là nhà thơ lớn, là danh nhân văn hóa thế giới. Bác đã để lại cho đời những bài thơ nổi tiếng về tình yêu đất nước, con người và thiên nhiên. Một trong số đó là bài thơ “Cảnh khuya” được Bác viết ở chiến khu Việt Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
Tiếng suối đêm êm đềm, trong vắt được Bác ví như “tiếng hát xa” văng vẳng trong không gian yên lặng của núi rừng Việt Bắc tạo cho người đọc một cảm giác như nhẹ đi và xua tan mọi âu lo phiền muộn.
“ Tiếng suối” trong thơ của Bác là tiếng hát êm ái ngọt ngào của con người, làm cho cảnh khuya ở chiến khu trở nên ấm áp hơn, mang hơi thở của cuộc sống hơn.
Trong “tiếng hát” ấm áp đó, ánh trăng vàng hiền hòa ôm lấy những cây cổ thụ vững chắc, rồi tất cả hòa lẫn với những đóa hoa rừng.
“ Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”
Âm điệu, màu sắc sáng tối, tầng tầng, lớp lớp tạo nên một bức tranh thiên nhiên lung linh, huyền ảo tuyệt đẹp. Chỉ với hai câu thơ, bằng cách sử dụng phương pháp so sánh tinh tế cùng cách dùng điệp ngữ “lồng” một cách thật tài tình, Bác đã nhân hóa các sự vật để vẽ lên một bức tranh sống động về cảnh đẹp dưới trăng của núi rừng Việt Bắc.
Trên nền tranh sống động ấy, thấp thoáng bóng hình tâm hồn của một thi sĩ đang thao thức, rung động trước cảnh đẹp hữu tình của thiên nhiên.
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”
Tiếng suối, ánh trăng, cổ thụ, hoa rừng và bóng người đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên hoàn chỉnh về vẻ đẹp của chiến khu Việt Bắc, một vẻ đẹp mang hơi ấm và sức sống của quân dân trước cuộc kháng chiến chống Pháp.
Tâm hồn thi sĩ trong Bác đã rung động, thao thức trước vẻ đẹp của thiên nhiên, nhưng cao hơn, sâu xa hơn chính là sự thao thức của tâm hồn chiến sĩ trong Bác.
“Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Hai tiếng “chưa ngủ” được điệp lại hai lần làm cho âm điệu vần thơ nhịp nhàng, triền miên như dòng suối chảy của cảm xúc, của tâm tình. Bác thao thức, lo lắng vì công cuộc kháng chiến của quân và dân ta, vì nền độc lập tự do của Tổ quốc. Cuộc kháng chiến chống Pháp đang trong thời kì khó khăn, ác liệt chính là nỗi niềm thao thức trong lòng Bác. Để lại cho chúng ta một cảm xúc khó tả. Mỗi một câu thơ là một cảm xúc, nỗi niềm của một người Cha, người Thầy của dân tộc.
Bài thơ “Cảnh khuya” đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên tha thiết, phong thái lạc quan, yêu đời của Bác,và cao hơn hết là tình yêu đất nước vô cùng sâu sắc của Người. Càng đọc, càng ngẫm nghĩ em càng khâm phục tâm hồn và con người của Bác.Ở Bác hội tụ đầy đủ mọi phẩm chất và tính cách của một bậc vĩ nhân. Bác là tấm gương sáng cho mọi thế hệ Việt Nam noi theo và là cho sự phấn đấu và rèn luyện của bản thân em.
Bài viết của em Hồ Tường Vy – Lớp 7/1 – Trường THCS Phan Triêm – Hà Tĩnh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Thị Thu
Dung lượng: 31,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)