Cach viet sang kien kinh nghiem

Chia sẻ bởi Phan Văn Nhị | Ngày 12/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: Cach viet sang kien kinh nghiem thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Giáo viên : PHAN VĂN NHỊ
Trường TH A Tà Đảnh – Tri Tôn – An Giang
- Sáng kiến là ý kiến sinh ra từ những nhận xét mới
    - Kinh nghiệm là những hiểu biết do trông thấy, nghe thấy, do từng trải mà có.
Kinh nghiệm là những tri thứ do qui nạp và thực nghiệm đem lại, đã được chỉnh lý và phân lọai để lập thành cơ sở của khoa học. Như vậy nói tới kinh nghiệm là nói đến những việc đã làm,đã có kết quả, đã được kiểm nghiệm trong thực tế , không phải là những việc  dự định hay còn trong ý nghĩ.
           

Sáng kiến kinh nghiệm là gì?

“ Sáng kiến kinh nghiệm “ là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người viết tích lũy  được trong thực tiễn công tác giảng dạy và giáo dục, bằng những họat động cụ thể đã khắc phục được những khó khăn mà với những biện pháp thông thường không thể giải quyết được , góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt  trong công tác của người giáo viên.
2. Những yêu cầu cơ bản
đối với
một sáng kiến kinh nghiệm
            Khi viết một sáng kiến kinh nghiệm, tác giả cần làm rõ tính mục đích, tính thực tiễn, tính sáng tạo khoa học và khả năng vận dụng, mở rộng SKKN đó như thế nào?Sau đây là biểu hiện cụ thể cần đạt được của những yêu cầu trên:
                - Đề tài đã giải quyết được những mâu thuẫn, những khó khăn gì có tính chất thời sự trong công tác giảng dạy, giáo dục học sinh, trong công tác phụ trách Đội TNTP.Hồ Chí Minh…?
               - Tác giả viết SKKN nhằm mục đích gì? ( nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân, để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, để tham gia nghiên cứu khoa học… )
Tính mục đích
               - Tác giả trình bày được những sự kiện đã diễn ra trong thực tiễn công tác giảng dạy, giáo dục của mình, công tác Đội TNTP ở nơi mình công tác.
               - Những kết luận được rút ra trong đề tài  phải là sự khái quát hóa từ những sự thực phong phú, những họat động cụ thể đã tiến hành ( cần tránh việc sao chép sách vở mang tính lý thuyết đơn thuần, thiếu tính thực tiễn )

Tính thực tiễn :








               - Trình bày được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn làm chỗ dựa cho việc giải quyết vấn đề đã nêu ra trong đề tài.
               - Trình bày một cách rõ ràng,mạch lạc các bước tiến hành trong SKKN
               - Các phương pháp tiến hành mới mẻ, độc đáo.
               - Dẫn chứng các tư liệu, số liệu và kết quả chính xác làm nổi bật  tác dụng , hiệu quả của SKKN đã áp dụng.
            Tính khoa học của một đề tài SKKN được thể hiện cả trong nội dung lẫn hình thức trình bày đề tài cho nên khi viết SKKN, tác giả cần chú ý cả 2 điểm này.

Tính sáng tạo khoa học:

               - Trình bày, làm rõ hiệu quả khi áp dụng SKKN ( có dẫn chứng các kết quả,các số liệu để so sánh hiệu quả của cách làm mới so với  cách làm cũ )
               - Chỉ ra được những điều kiện căn bản, những bài học kinh nghiệm để áp dụng có hiệu quả SKKN, đồng thời phân tích cho thấy triển vọng trong việc vận dụng và phát triển SKKN đã trình bày ( Đề tài có thể vận dụng trong phạm vi nào? Có thể mở rộng, phát triển đề tài như thế nào? )
           

Khả năng vận dụng và mở rộng SKKN:

            Để đảm bảo được những yêu cầu trên, đòi hỏi người viết SKKN :
            + Phải có thực tế ( đã gặp những mâu thuẫn, khó khăn cụ thể trong thực tiễn công tác giảng dạy, giáo dục học sinh, trong việc giải quyết những vấn đề thực tiễn của công tác Đội TNTP ở địa phương, cơ sở nới mình công tác… )
            + Phải có lý luận làm cơ sở cho việc tìm tòi biện pháp giải quyết vấn đề.
            + Có phương pháp, biết trình bày SKKN khoa học, rõ ràng, mạch lạc:
   - Nắm vững cấu trúc của một đề tài, biết cân nhắc, chọn lọc đặt tên các đề mục phù hợp nội dung,thể hiện tính logic của đề tài
   -Nắm vững các phương pháp nghiên cứu khoa học.Khi xác định một phương pháp nào đó được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài, tác giả cần phải xác định được các yếu tố cơ bản: Mục tiêu của việc thực hiện phương pháp?Phương pháp được áp dụng với đối tượng nào?Nội dung thông tin cần thu được qua phương pháp đó?Những biện pháp cụ thể để tiến hành phương pháp nghiên cứu có hiệu quả?
            + Thu thập đầy đủ các tư liệu, số liệu liên quan đến kinh nghiệm trình bày. Các số liệu được chọn lọc và trình bày trong những bảng thống kê thích hợp, có tác dụng làm nổi bật vấn đề mà tác giả muốn chứng minh, dẫn chứng.
            Có thể  chia SKKN thành 2 mức độ như sau:
            + Tường thuật kinh nghiệm: tác giả kể lại những suy nghĩ, những việc đã làm,những cách làm đã mang lại những kết quả như thế nào? Ở mức độ tường thuật, tác giả cần:
                - Làm nổi bật các biện pháp có tính chất sáng tạo, có tác dụng tốt đã giúp tác giả khắc phục khó khăn, mang lại kết quả trong công tác giảng dạy, giáo dục ở cơ sở ( mô tả công việc tiến hành theo trình tự logic).
                - Mô tả các kết quả đã đạt được từ việc áp dụng các biện pháp đã tiến hành.
                - Chỉ ra những bài học kinh nghiệm cần thiết.
            Tuy nhiên cần tránh việc kể lể dài dòng, dàn trải biến bản SKKN thành một bản báo cáo thành tích hoặc một bản báo cáo tổng kết đơn thuần. Điều này sẽ làm cho bản SKKN kém giá trị, thiếu tính thuyết phục.

Mức độ và cách giới thiệu SKKN:

+ Phân tích kinh nghiệm: Ở mức độ này, tác giả cần thực hiện được các yêu cầu như ở mức độ tường thuật kinh nghiệm. Ngòai ra cần nhận xét, đánh giá những ưu điểm, tác động và những mặt còn hạn chế của SKKN  đã thực hiện,hướng phát triển nâng cao của đề tài ( nếu có thể ). Trong việc phân tích  , tác giả cần phải :
               - Mô tả các biện pháp đã tiến hành trong đề tài và giải thích ý nghĩa,lý do lựa chọn những biện pháp và tác dụng của chúng.
               - Nêu được mối quan hệ giữa các biện pháp với đặc điểm đối tượng, với những điều kiện điều kiện khách quan.
               - Rút ra những kết luận khái quát  hướng dẫn cho việc áp dụng có hiệu quả SKKN ( những điều kiện cần bảo đảm, những bài học kinh nghiệm ) và mở rộng, phát triển SKKN.
Các bước tiến hành viết một SKKN:
+Chọn đề tài  ( đặt tên đề tài ):
   Các vấn đề có thể chọn để viết SKKN rất phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực như :
   - Kinh nghiệm trong việc giảng dạy ( một chương, một bài, một  nội dung kiến thức cụ thể… )
   - Kinh nghiệm trong việc giáo dục học sinh
               - Kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng, phụ đạo học sinh
               - Kinh nghiệm trong việc tổ chức một họat động giáo dục cụ thể cho học sinh ( Ví dụ: họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp, công tác xã hội … )
               - Kinh nghiệm giải quyết những vấn đề khó khăn, phức tạp trong khi tiến hành các họat động, các phong trào của Đội TNTP. Hồ Chí Minh ( VD: Tổ chức sinh hoạt sao nhi đồng, bồi dưỡng phụ trách sao,bồi dưỡng năng lực tự quản cho đội viên, bồi dưỡng BCH Đội, bồi dưỡng phụ trách chi đội,triển khai chương trình rèn luyện đội viên,xây dựng một mô hình họat động Đội, tổ chức bồi dưỡng một số kỹ năng cụ thể cho phụ trách chi đội, BCH đội,phụ trách sao…)
           
   Khi tiến hành công việc viết SKKN, công việc đầu tiên của tác giả là cần suy nghĩ  lựa chọn một tên đề tài phù hợp. Trong nghiên cứu khoa học ( viết SKKN ) việc xác định tên đề tài có ý nghĩa quan trọng số một, đôi khi nó còn quan trọng hơn cả việc giải quyết đề tài. Việc xác định tên đề tài chính xác  có tác dụng định hướng giải quyêt vấn đề cho tác giả,giúp cho tác giả biết tập trung sự nghiên cứu vào vấn đề cần giải quyết, tránh được sự lan man, lạc đề.
               Tên đề tài chính là một mâu thuẫn, một vấn đề trong thực tiễn giảng dạy, giáo dục mà tác giả còn đang phân vân, trăn trở, tìm cách giải quyết, làm sáng tỏ. Tên đề tài mang tính chủ thể, đòi hỏi người viết phải có sự hứng thú với nó, phải kiên trì và quyết tâm với nó. Về mặt ngôn từ tên đề tài phải đạt các yêu cầu :
               - Đúng ngữ pháp.
               - Đủ ý , rõ nghĩa, không làm cho người đọc có thể hiểu theo ý khác.
               - Xác định được phạm vi, nội dung nghiên cứu cụ thể của đề tài, cần tránh vấn đề quá chung chung hoặc có phạm vi quá rộng khó có thể giải quyết trọn vẹn trong một đề tài.
Viết đề cương chi tiết:
                Đây là một công việc rất cần thiết trong việc viết SKKN. Nếu bỏ qua việc này, tác giả sẽ không định hướng được mình cần phải viết cái gì, cần thu thập những tư liệu gì về lý thuyết và thực tiễn ,cần trình bày những số liệu ra sao…? Việc chuẩn bị đề cương càng chi tiết bao nhiêu thì công việc viết SKKN càng thuận lợi bấy nhiêu. Khi xây dựng đề cương chi tiết, tác giả cần:
               - Xây dựng được một dàn bài chi tiết với các đề mục rõ ràng, hợp logic, chỉ ra được những ý cần viết trong từng đề mục cụ thể.Việc này cần được cân nhắc kỹ lưỡng sao cho đủ phán ánh nội dung đề tài, không thừa và cũng không thiếu.
               - Thiết kế các bảng thống kê số liệu phù hợp, các mẫu phiếu điều tra khảo sát, hình ảnh… phục vụ thiết thực cho việc minh họa, dẫn chứng cho đề tài.
   -Kiên quyết lọai bỏ những đề mục,những bảng thống kê, những thông tin không cần thiết cho đề tài.
            + Tiến hành thực hiện đề tài:
               -Tác giả tìm đọc các tài liệu liên quan đến đề tài, ghi nhận những công việc đã thực hiện trong thực tiễn ( biện pháp, các bước tiến hành, kết quả cụ thể ), thu thập các số liệu để dẫn chứng.Tác giả nên lưu trữ các tư liệu thu thập được theo từng lọai.    Nên sử dụng các túi hồ sơ riêng cho từng vấn đề thuận tiện cho việc tìm kiếm, tổng hợp thông tin.
               - Trong quá trình thu thập tài liệu cần tiếp tục  xem xét chỉnh sửa đề cương chi tiết cho phù hợp với tình hình thực tế.
            + Viết bản thảo SKKN theo đề cương đã chuẩn bị.Khi viết SKKN tác giả cần chú ý đây là lọai văn bản báo cáo khoa học cho nên ngôn ngữ viết cần ngắn gọn, xúc tích, chính xác. Cần tránh sử dụng ngôn ngữ nói hoặc kể lể dài dòng nhưng không diễn đạt được thông tin cần thiết.
            + Hòan chỉnh bản SKKN, đánh máy, in ấn.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1/ Đặt vấn đề :
Nêu ý nghĩa cấp thiết của vấn đề
- Vì sao có sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) ?
- Việc viết sáng kiến kinh nghiệm xuất phát từ đâu ?
- SKKN đã giải quyết khó khăn trong công tác như thế nào ?
- Dự kiến phương pháp giải quyết ?
II/ Nội dung, biện pháp giải quyết :
1/ Quá trình phát triển kinh nghiệm :
- Nêu các biện pháp cụ thể đã nghĩ ra và đã tổ chức tiến hành để giải quyết vấn đề :
+ Trước đây làm như thế nào ?
+ Hiện nay làm như thế nào ? Tại sao phải làm như vậy ?
- Sự vật chuyển biển như thế nào ?
- Kết quả thực hiện kiểm chứng ra sao về :
+ Định lượng.
+ Chất lượng.
(Có số liệu và dẫn chứng cụ thể)
- Đánh giá kết quả và rút ra kết luận khái quát : từ phân tích, so sánh khái quát một cách khoa học những thực tế đã trãi qua mà rút ra kết luận khái quát.
2/ Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm :
- Trình bày lại kết quả kiểm nghiệm : có so sánh, đối chiếu với tình trạng ban đầu và tình hình trước khi có những biện pháp khắc phục , bổ sung (nếu có).
- Phạm vi tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm.
- Nguyên nhân thành công và tồn tại.
- Những bài học kinh nghiệm (chuyên môn, quản lý): cho bản thân, tổ, nhóm chuyên môn, cho trường và ngành.
III/ Kết luận :
- Kết luận lại khái quát vấn đề đã nêu.
- Nêu điều kiện cần đảm bảo để thực hiện có hiệu quả SKKN (nếu có).
- Hướng nghiên cứu tới về đề tài này (nếu có).
TIÊU CHUẨN CHẤM CHỌN SKKN
I/ Tính mục đích : (3 điểm)
- Nêu rõ yêu cầu cấp thiết của vấn đề cần cải tiến.
- Nêu được hướng giải quyết hợp lý để cải tiến nội dung, phương pháp giáo dục hoặc biện pháp quản lý đang vướng mắc, đình trệ của cá nhân hoặc trường.
- Nêu được hiệu quả lâu dài của hướng giải quyết mới.
II/ Tính thực tiển : (6 điểm)
1/ Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm đối với học sinh, bản thân tác giả và nhóm tổ chuyên môn hoặc tác dụng đối với trường và ngành giáo dục (4 điểm).
2/ Phạm vi áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm (1 điểm).
3/ Những bài học kinh nghiệm (1 điểm).
III/ Tính sáng tạo khoa học : (9 điểm)
1/ Nêu thực thực trạng ban đầu của vấn đề (2 điểm).
2/ Nêu biện pháp và quá trình tổ chức tiến hành (2 điểm).
- Nêu đầy đủ, chính xác các nội dung, biện pháp mới được tiến hành.
- Nêu đầy đủ quá trình tổ chức tiến hành khoa học, hợp lý của thầy trò để đạt kết quả.
3/ Kết quả đạt được : (3 điểm)
- Đối với bản thân tác giả, học sinh, tổ chuyên môn (về chuyên môn).
- Đối với trường, đối với ngành (về quản lý).
Nêu các tồn tại nẩy sinh trong quá trình tổ chức tiến hành và các biện pháp khắc phục (nếu có).
4/ Phân tích nguyên nhân thành công và tồn tại, từ đó rút ra cơ sở lý luận và cơ sở thực tiển của vấn đề (2 điểm).
IV/ Kết luận: (2điểm)
Nêu được cơ sở lý luận về chuyên môn, về sư phạm, về quản lý chỉ đạo.
Xếp loại :
* Loại A : từ 17 đến 20 điểm.
* Loại B : từ 13 đến 16 điểm.
* Loại A : từ 10 đến 12 điểm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Văn Nhị
Dung lượng: 12,88MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)