CACH CAM TRAI
Chia sẻ bởi Quốc Việt |
Ngày 12/10/2018 |
31
Chia sẻ tài liệu: CACH CAM TRAI thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
TRẠI DÃ NGOẠI
_____________
Đề tài: LỀU TRẠI
Huỳnh Toàn – Chủ nhiệm SBĐ
- Lều có nhiều công dụng trong hoạt động dã ngoại của thanh niên chúng ta nhất là phải sinh hoạt qua đêm. Lều là nhà, là nơi hội họp, sinh hoạt... Do đó, một mái lều được dựng nhanh, trang trí đẹp... cũng là một trong những nội dung không thể thiếu khi đi trại.
- Lều có nhiều hình dáng và kích thước khác nhau. Cách dựng lều cũng đa dạng, tùy thời gian và tính chất sử dụng, tạm chia thành 2 loại sau đây:
+ Lều đặc dụng: Gồm có các loại lều chữ thập đỏ, lều của các đoàn thám hiểm, các đoàn khảo sát địa chất... Các loại lều này cách dựng nó phải theo qui trình của người thiết kế.
+ Lều bạt: (hay còn gọi là lều chữ A) Thường có 2 mặt 2 cửa ra vào. Thời gian sử dụng ít ngày là nơi trú tạm cho nên lều phải thực hiện nhanh, mang vác gọn nhẹ, dễ tháo gỡ.
Trong hoạt động trại thì lều bạt là laoị lều mà ta thường hay sử dụng nhất. Vậy chúng ta hãy thử tìm hiểu qui trình thực hiện lều bạt ra sao?
I. CÁC VẬT DỤNG CẦN THIẾT CỦA LỀU BẠT VÀ CÔNG DỤNG CỦA NÓ:
1. Tấm lều (bạt):
- Chất liệu: Thường là tấm mũ, vải, nylon...
- Hình dáng: Hình chữ nhật hoặc hình vuông.
- Kích thước: Lớn hay nhỏ lệ thuộc số lượng người ở trong đó.
VD: 2m x 3m: Lều cá nhân
3m x 4m có thể ở từ 5 - 7 người.
4m x 6m có thể ở từ 8 - 10 người.
- Công dụng: Tạo thành 2 mái lều để che nắng, gió, mưa...
2. Tấm trải:
- Chất liệu: Mũ, vải, nylon, chiếu, đệm, giấy (có thể do nhiều mảnh nhỏ ghép lại).
- Hình dáng: Tương đương với tấm lều.
- Công dụng: Dùng trải dưới đất để ngồi (tấm trải thường dễ quên nên tạo không ít khó khăn trong sinh hoạt).
3.Gậy:
- Vật liệu: Có thể bằng sắt, nhôm, thép... nhưng để tiện cho việc di chuyển nên thường sử dụng bằng tầm vông vừa nhẹ vừa bền, mỗi lều bạt phải có từ 2 gậy trở lên. Nếu vùng đất trại có nhiều cây thì ta có thể tận dụng cây rừng ở đó thay cho gậy lều cũng được.
- Kích thước: Chiều cao của gậy lệ thuộc vào kích thước tấm lều, nếu tấm lều là 3m x 4m thì chiều cao của gậy phải từ 1m4 ( 1m6, tấm lều 4m x 6m thì gậy phải từ 1m6 ( 1m8.
- Công dụng: Cùng với tấm lều tạo không gian cần thiết cho việc trú ngụ, sinh hoạt trong lều.
4. Cọc:
- Vật liệu: Sắt, thép, nhôm, đinh, tre, gỗ... cọc lệ thuộc vào địa hình nơi dựng lều, cọc cũng có thể là 1 gốc cây, 1 cục đá, 1 rễ cây... mỗi lều bạt phải có từ 6 - 8 cọc.
- Hình dáng và kích thước: Có một đầu nhọn để đóng xuống đất, một đầu bằng để làm điểm tựa cho búa đóng, nếu đất có độ rắn cao thì mỗi cọc phải từ 20 - 30 cm, nếu độ rắn ít thì phải 30 - 40 cm, nếu là nền xi măng có thể sử dụng cọc bằng đinh 10 cm đến 15 cm. Nếu là cát nơi bãi biển nên dùng cọc gỗ dài hơn 50 cm hoặc có thể sử dụng cọc chùm (tức nhiều cọc đóng gần nhau rồi cột dây níu chúng lại với nhau để bảo đảm cho cọc chính được vững).
- Công dụng: Giữ cho lều được cố định trên các đầu gậy thông qua các dây lều.
5. Dây lều:
- Vật liệu: Dây dù, dây nylon, mũ, dây bố... thông thường hay sử dụng dây dù, nhưng dây phải có đủ độ bền, độ chịu lực cần thiết trong suốt thời gian sử dụng lều. Số lượng dây bằng số lượng cọc, nếu lều 3m x 4m phải có 2 dây cái (dây chính, mỗi dây dài từ 3m - 4m) và 4 dây con (dây phụ, mỗi dây 1m - 1m5).
- Công dụng: Cùng với cọc giữ cho tấm lều cố định trên các đầu gậy, cùng với cọc chỉnh các mái lều theo ý muốn.
6. Búa đóng:
- Vật liệu: Có thể dùng búa gỗ (tự chế) nhưng nên dùng búa sắt có đầu tà dùng để đóng, một đầu bén dùng để chặt phát hoang, tạo cọc...
7. Cuốc xẻng:
Rất thiết thực khi đi trại như dọn đất trại, đào hố xí, hố nước, rãnh thoát nước, đấp nền trại... nên sử dụng cuốc đa dạng (vừa cuốc đất, vừa
_____________
Đề tài: LỀU TRẠI
Huỳnh Toàn – Chủ nhiệm SBĐ
- Lều có nhiều công dụng trong hoạt động dã ngoại của thanh niên chúng ta nhất là phải sinh hoạt qua đêm. Lều là nhà, là nơi hội họp, sinh hoạt... Do đó, một mái lều được dựng nhanh, trang trí đẹp... cũng là một trong những nội dung không thể thiếu khi đi trại.
- Lều có nhiều hình dáng và kích thước khác nhau. Cách dựng lều cũng đa dạng, tùy thời gian và tính chất sử dụng, tạm chia thành 2 loại sau đây:
+ Lều đặc dụng: Gồm có các loại lều chữ thập đỏ, lều của các đoàn thám hiểm, các đoàn khảo sát địa chất... Các loại lều này cách dựng nó phải theo qui trình của người thiết kế.
+ Lều bạt: (hay còn gọi là lều chữ A) Thường có 2 mặt 2 cửa ra vào. Thời gian sử dụng ít ngày là nơi trú tạm cho nên lều phải thực hiện nhanh, mang vác gọn nhẹ, dễ tháo gỡ.
Trong hoạt động trại thì lều bạt là laoị lều mà ta thường hay sử dụng nhất. Vậy chúng ta hãy thử tìm hiểu qui trình thực hiện lều bạt ra sao?
I. CÁC VẬT DỤNG CẦN THIẾT CỦA LỀU BẠT VÀ CÔNG DỤNG CỦA NÓ:
1. Tấm lều (bạt):
- Chất liệu: Thường là tấm mũ, vải, nylon...
- Hình dáng: Hình chữ nhật hoặc hình vuông.
- Kích thước: Lớn hay nhỏ lệ thuộc số lượng người ở trong đó.
VD: 2m x 3m: Lều cá nhân
3m x 4m có thể ở từ 5 - 7 người.
4m x 6m có thể ở từ 8 - 10 người.
- Công dụng: Tạo thành 2 mái lều để che nắng, gió, mưa...
2. Tấm trải:
- Chất liệu: Mũ, vải, nylon, chiếu, đệm, giấy (có thể do nhiều mảnh nhỏ ghép lại).
- Hình dáng: Tương đương với tấm lều.
- Công dụng: Dùng trải dưới đất để ngồi (tấm trải thường dễ quên nên tạo không ít khó khăn trong sinh hoạt).
3.Gậy:
- Vật liệu: Có thể bằng sắt, nhôm, thép... nhưng để tiện cho việc di chuyển nên thường sử dụng bằng tầm vông vừa nhẹ vừa bền, mỗi lều bạt phải có từ 2 gậy trở lên. Nếu vùng đất trại có nhiều cây thì ta có thể tận dụng cây rừng ở đó thay cho gậy lều cũng được.
- Kích thước: Chiều cao của gậy lệ thuộc vào kích thước tấm lều, nếu tấm lều là 3m x 4m thì chiều cao của gậy phải từ 1m4 ( 1m6, tấm lều 4m x 6m thì gậy phải từ 1m6 ( 1m8.
- Công dụng: Cùng với tấm lều tạo không gian cần thiết cho việc trú ngụ, sinh hoạt trong lều.
4. Cọc:
- Vật liệu: Sắt, thép, nhôm, đinh, tre, gỗ... cọc lệ thuộc vào địa hình nơi dựng lều, cọc cũng có thể là 1 gốc cây, 1 cục đá, 1 rễ cây... mỗi lều bạt phải có từ 6 - 8 cọc.
- Hình dáng và kích thước: Có một đầu nhọn để đóng xuống đất, một đầu bằng để làm điểm tựa cho búa đóng, nếu đất có độ rắn cao thì mỗi cọc phải từ 20 - 30 cm, nếu độ rắn ít thì phải 30 - 40 cm, nếu là nền xi măng có thể sử dụng cọc bằng đinh 10 cm đến 15 cm. Nếu là cát nơi bãi biển nên dùng cọc gỗ dài hơn 50 cm hoặc có thể sử dụng cọc chùm (tức nhiều cọc đóng gần nhau rồi cột dây níu chúng lại với nhau để bảo đảm cho cọc chính được vững).
- Công dụng: Giữ cho lều được cố định trên các đầu gậy thông qua các dây lều.
5. Dây lều:
- Vật liệu: Dây dù, dây nylon, mũ, dây bố... thông thường hay sử dụng dây dù, nhưng dây phải có đủ độ bền, độ chịu lực cần thiết trong suốt thời gian sử dụng lều. Số lượng dây bằng số lượng cọc, nếu lều 3m x 4m phải có 2 dây cái (dây chính, mỗi dây dài từ 3m - 4m) và 4 dây con (dây phụ, mỗi dây 1m - 1m5).
- Công dụng: Cùng với cọc giữ cho tấm lều cố định trên các đầu gậy, cùng với cọc chỉnh các mái lều theo ý muốn.
6. Búa đóng:
- Vật liệu: Có thể dùng búa gỗ (tự chế) nhưng nên dùng búa sắt có đầu tà dùng để đóng, một đầu bén dùng để chặt phát hoang, tạo cọc...
7. Cuốc xẻng:
Rất thiết thực khi đi trại như dọn đất trại, đào hố xí, hố nước, rãnh thoát nước, đấp nền trại... nên sử dụng cuốc đa dạng (vừa cuốc đất, vừa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Quốc Việt
Dung lượng: 13,24KB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)