Các ý kiến thống nhất TT 30

Chia sẻ bởi Lê Thanh Thịnh | Ngày 08/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: Các ý kiến thống nhất TT 30 thuộc Toán học 3

Nội dung tài liệu:

Tổng hợp thống nhất các ý kiến về thông tư 30/2014/TT-BGDĐT
 
BẢNG TỔNG HỢP THỐNG NHẤT
CÁC Ý KIẾN VỀ THÔNG TƯ 30/2014/TT-BGDĐT
1- Thời gian thực hiện từ ngày 15/10 nhưng tính từ hôm khai giảng đến nay đã học được 5 tuần rồi, vậy việc đánh giá bằng nhận xét ở tháng thứ nhất sẽ thực hiện như thế nào?
-         Tính từ thời điểm triển khai thực hiện.
2- Việc sử dụng học bạ: Đối với lớp 1 thì mua mới nhưng ở lớp 2 đến lớp 5 thì việc mua mới sẽ tốn kém. Nếu vận dụng TT30 trên học bạ cũ sẽ thực hiện ra sao?
          - Tùy tình hình cơ sở, nếu có điều kiện có thể sử dụng cùng lúc học bạ mới và cũ (Lớp 2 đến lớp 5) hoặc có thể tạo mẫu in vi tính đính kèm vào học bạ cũ.
3- Đối tượng tham gia đánh giá?
-       Theo Điều 4 Thông tư 30.
-       Phụ huynh và học sinh được khuyến khích tham gia đánh giá, trong đó giáo viên có vai trò quan trọng.
4- Đánh giá thường xuyên 1 học sinh căn cứ vào đâu?
-       Chuẩn kiến thức kĩ năng.
-       Đặc thù môn học.
-       Nội dung bài học.
-       Căn cứ vào thực tế học tập của HS:
+ Hoàn thành hay chưa hoàn thành nhiêm vụ (kiến thức, kĩ năng) của bài học, của môn học;
+ Thực hành, vận dụng được hay chưa thực hành vận dụng được các kiến thức, kĩ năng của bài học, môn học.
+ Quá trình học tập tiến bộ hay chưa tiến bộ.
-       Căn cứ vào các biểu hiện quá trình hình thành năng lực, phẩm chất của HS.
5-Tiêu chí đánh giá chung?
- Đánh giá từng học sinh, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác.
6- Cách nhận xét bằng lời? Cách ghi nhận xét?
- Nhận xét hàng ngày theo chuẩn KT - KN đồng thời chỉ ra biện pháp hỗ trợ học sinh khắc phục những thiếu sót, giúp học sinh tiến bộ.
-  Có thể nhận xét bằng lời hoặc ghi vào vở của các em.
- Cuối tháng tổng hợp ghi vào Sổ theo dõi chất lượng giáo dục.
7- Cấu trúc lời nhận xét?
-  Khen ngợi học sinh làm tốt, động viên học sinh làm chưa tốt.
- Nêu rõ điểm đáng khen và chỉ rõ điểm cần khắc phục.
- Nêu rõ biện pháp hỗ trợ giúp học sinh rèn luyện.
8-  Việc đánh giá thường xuyên khiến GVCN gặp nhiều khó khăn trong việc ghi lời nhận xét vì sĩ số HS đông. Vậy cách ghi như thế nào? Số lượng HS cần được ghi lời nhận xét mỗi buổi dạy bao nhiêu là đạt?
    - Nguyên tắc là 100%  HS được đánh giá nhận xét thường xuyên nhưng có 2 hình thức nhận xét/ đánh giá: a. Nêu lời nhận xét và b. Ghi lời nhận xét; tùy theo sự tiếp thu của HS mà GV có thể quyết định ghi lời nhận xét hay chỉ nêu lời nhận xét (không nhất thiết tiết dạy nào cũng ghi lời nhận xét 100%)
9- Sĩ số lớp quá đông thì làm sao giáo viên có đủ thời gian ghi nhận xét vào vở học sinh?
          - GV theo dõi, quan sát một số đối tượng trong lớp để tập trung nhận xét. Thời gian đầu, mỗi tiết học nhận xét khoảng 5 HS. Hiệu trưởng động viên GV ngày càng nhận xét nhiều hơn, chi tiết hơn. Tuyệt đối là không thống nhất số lượng cụ thể số HS được nhận xét (tùy thuộc vào thực tế từng lớp và năng lực của GV).
10-Nếu phụ huynh thắc mắc vì sao hôm nay con em mình đi học mà không được GV nhận xét thì sẽ trả lời như thế nào?
          - Khi họp PHHS, GV phải quán triệt quan điểm rằng trong một ngày không thể ghi nhận xét hết tất cả các em. Điều quan trọng mà PH quan tâm là hỏi HS hôm nay con học những gì? Học có vui không?
11- Việc đánh giá học sinh bằng cách dán những bông hoa xanh, đỏ hay sử dụng kí hiệu A, A+, B, B+, mặt cười có hợp lý không? Phải hiểu việc làm này như thế nào cho đúng, đây có phải là một hình thức khác của cho điểm không?
- Thực chất của việc đánh giá học sinh bằng cách dán những bông hoa xanh, đỏ hay sử dụng kí hiệu A, A+, B, B+ chỉ là một hình thức thay thế cho điểm số, chưa thể hiện được nhận xét của giáo viên về quá trình, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh, cũng như chưa cho thấy biện pháp hỗ trợ giúp học sinh tiến bộ. Chỉ có thể sử dụng hìnhh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thanh Thịnh
Dung lượng: 52,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)