Các vùng miền VIệt Nam - Phần II C
Chia sẻ bởi Nguyễn Bảo Lễ |
Ngày 12/10/2018 |
91
Chia sẻ tài liệu: Các vùng miền VIệt Nam - Phần II C thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
VIỆT NAM – QUÊ HƯƠNG TÔI
PHẦN II C
Tp Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai,Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang,Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
LÂM ĐỒNG
BÌNH PHƯỚC
TÂY NINH
BÌNH DƯƠNG
ĐỒNG NAI
BÌNH THUẬN
BÀ RỊA VŨNG TÀU
LONG AN
ĐỒNG THÁP
AN GIANG
TIỀN GIANG
VĨNH LONG
BẾN TRE
KIÊN GIANG
CẦN THƠ
HẬU GIANG
TRÀ VINH
SÓC TRĂNG
BẠC LIÊU
CÀ MAU
TP HỒ CHÍ MINH
Chọn vào địa danh
TP.HỒ CHÍ MINH
Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn vào Nam kinh lược, đặt cơ sở hành chính đầu tiên và việc xác định Sài Gòn ở vị trí trung tâm cho cả vùng đất phương Nam đã thể hiện xu thế phát triển và bản lĩnh kiên cường của một dân tộc vốn có nền tảng văn hiến ngàn đời. Chính vì vậy mà Sài Gòn – Gia Định suốt mấy thế kỷ qua đã đứng vững trước bao thử thách và ngày càng phát triển ...
NHỮNG NHÂN VẬT ĐÃ ĐẾN SÀIGÒN – GIA ĐỊNH
Sương Nguyệt Anh (1864 - 1921), Nguyễn Thái Bình , Trương Tấn Bửu (1752 - 1827) , Nguyễn Hữu Cảnh (1650 - 1700), Nguyễn Văn Cừ , Lê Văn Duyệt (1763 - 1832) , Lê Quang Định (1759 - 1813) , Nguyễn Huỳnh Đức (? - 1819) , Thích Quảng Đức (1897 - 1963) , Trịnh Hoài Đức (1765 - 1825) , Phạm Thế Hiển (1803 - 1861) , Hồ Hảo Hớn (1926 - 1967) , Nguyễn Thị Minh Khai (1910 - 1941) , Trần Tuấn Khải (1895 - 1983) , Lê Văn Khôi (? - 1835) , Trương Minh Ký (1855 - 1900) , Trương Vĩnh Ký (1837 - 1898) , Nguyễn Hiến Lê (1912 - 1984) , Nguyễn Văn Linh (1915 - 1998) , Phan Xích Long (1898 - 1916) , Thái Văn Lung (1916 - 1946) .
TỈNH AN GIANG
Tỉnh lỵ: Thành phố Long Xuyên
Các huyện: Thị xã Châu Đốc; huyện: An Phú, Tân Châu, Phú Tân,Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, Chợ Mới, Châu Thành, Thoại Sơn.
Di tích - Danh thắng: Chùa Xã Tón (Xray Tôn); Chùa Giồng Thành;Chùa Tây An; Lăng Thoại Ngọc Hầu; Miếu Bà Chúa Xứ; Cù lao ông Hổ; Thành cổ Óc Eo; Di tích lịch sử quản cơ ; Trần Văn Thành; Khu du lịch Núi Sam; Khu di tích lịch sử Tức Dụp; Khu du lịch núi Cấm; Thánh đường hồi giáo ; Ma Bu Rát .
Lễ hội: Lễ hội Bà Chúa Xứ; Hội đền Nguyễn Trung Trực; Lễ hội Chol Chnam Thmay; Lễ Đôn Ta; Lễ hội Hát Gi; Hội đua bò dân tộc Khmer .
Là một tỉnh miền Tây Nam Bộ, bắt đầu từ chỗ sông Mê Kông chảy vào nước ta được chia làm đôi. Phía Đông và Đông Bắc An Giang giáp Đồng Tháp, phía Đông Nam giáp Tp Cần Thơ, phía Nam và Tây Nam giáp Kiên Giang, phía Tây giáp nước Cam-pu-chia.
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Phía bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía tây giáp huyện Cần Giờ của Tp Hồ Chí Minh, còn lại phía nam và đông nam giáp biển.
Tỉnh lỵ: Thành phố Vũng Tàu
Các huyện: Thị xã Bà Rịa; huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc, Tân Thành, Long Đất, Côn Đảo.
Vũng Tàu có nhiều bãi biển đẹp như bãi Sau (Thùy Vân), bãi Trước (Tầm Dương), bãi Dâu (Phương Thảo), bãi Dứa (Hương Phong),... và nhiều di tích, thắng cảnh như Hải Đăng trên núi Nhỏ, núi Lớn, Bạch Dinh, Niết Bàn Tịnh Xá, Thích Ca Phật Đài, nhà lớn Long Sơn v.v.. đã thu hút nhiều du khách.
TỈNH BẠC LIÊU
Là một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nằm ở mảnh đất tận cùng của tổ quốc.
Phía Bắc giáp Sóc Trăng và Cần Thơ, phía Đông giáp biển Đông, phía tây giáp Cà Mau và Kiên Giang.
Là vùng đất trẻ được khai mở vào cuối thế kỷ 17 và được phù sa bồi đắp.
Tỉnh lỵ: Thị xã Bạc Liêu
Các huyện: Hồng Dân, Vĩnh Lợi, Giá Rai
Bạc Liêu còn là “cái nôi dân ca vọng cổ” - nơi sản sinh ra bản Dạ Cổ Hoài Lang- nghe tiếng trống đêm thâu nhớ chồng-do nghệ sĩ Cao Văn Lầu biên soạn.
Di tích - Danh thắng: Chùa Xiêm Cán; Chùa Quan Đế (chùa Ông); Chùa Mới Hoà Bình; Chùa Vĩnh Hoà; Chùa Minh; Quần thể kiến trúc nhà Tây; Tháp cổ Vĩnh Hưng; Sân chim Bạc Liêu.
TỈNH BẾN TRE
Là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp với biển Đông. Phía bắc giáp Tiền Giang, phía tây và tây nam giáp Vĩnh Long, phía nam giáp Trà Vinh. Thị xã Bến Tre cách Tp Hồ Chí Minh 85 km.
Bến Tre có 8 đơn vị hành chính cấp huyện gồm:Thị xã Bến Tre Huyện Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Chợ Lách , Giồng Trôm, Mỏ Cày, Thạnh Phú.
Di tích - Danh thắng: Cồn Phụng; Cồn Tiên; Cồn Ốc; Cồn Qui; Chùa Hội Tôn; Chùa Tuyên Linh; Chùa Viên Minh; Làng du kích Đồng Khởi; Mộ Nguyễn Đình Chiểu; Mộ Võ Trường Toản; Mộ Phan Thanh Giản; Sân chim Vàm Hồ; Vườn cây ăn trái Cái Mơn .
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Tỉnh lỵ: Thị xã Thủ Dầu Một
Các huyện: Bến Cát, Dầu Tiếng, Tân Uyên, Phú Giáo,Thuận An, Dĩ An. Bình Dương là một tỉnh ở miền Đông Nam bộ, phía bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây giáp tỉnh Tây Ninh.
Di tích - Danh thắng:
Chùa núi Châu Thới; Chùa Hội Khánh; Chùa Long Hưng; Chùa Bà; Làng sơn mài Tương Bình Hiệp; Làng nghề gốm sứ
Là một vùng đất thuộc Gia Định xưa có hơn 300 năm lịch sử. Nơi đây dân cư đông đúc,
có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như gốm sứ, sơn mài, điêu khắc gỗ...
TỈNH BÌNH PHƯỚC
Là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Giáp với Campuchia ở phía bắc và tây bắc, tỉnh Bình Phước còn có địa giới tỉnh liền kề với Đăk Nông ở phía đông bắc, giáp Đồng Nai và Lâm Đồng ở phía đông. Phía nam có Tây Ninh và Bình Dương.
Bình Phước trước đây cùng Bình Dương thuộc địa phận tỉnh Sông Bé.
Tỉnh lỵ Thị xã Đồng Xoài
Thị xã Đồng Xoài (tỉnh lỵ, cách Tp Hồ Chí Minh 128 km)
Huyện Bình Long, Bù Đăng, Bù Đốp ,Chơn Thành , Đồng Phú, Lộc Ninh , Phước Long
Lễ hội: Lễ Bỏ Mả ; Lễ hội đâm Trâu; Lễ hội cầu mưa người Xtiêng; Lễ mừng lúa mới người Khmer; Tết mừng lúa mới người M` Nông .
Danh thắng: Núi Bà Rá
TỈNH BÌNH THUẬN
Là miền đất cuối cùng của miền Trung, phiá Nam giáp miền Đông, phiá Tây là rừng nuí giáp Lâm đồng .Bình Thuận có bờ biển dài, có cả hải đảo và vùng đồng bằng, miền núi. Bình Thuận được chọn là một trong các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Danh thắng- Lễ hội: Nhóm tháp Pôsanư, Cù lao Câu, Núi Tà Cú, Lễ nghinh Ông…
Trường Dục Thanh xây dựng năm 1907 (cùng năm xây dựng với trường Đông Kinh Nghĩa Thục) tạo lạc trên địa bàn làng Thành Đức nay là số 39 đường Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, TP. Phan Thiết để hưởng ứng phong trào Duy Tân do cụ Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng. Trường do các cụ Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh (hai người con của nhà văn nhà thơ Nguyễn Thông) thành lập.. Năm 1910 trên đường đi tìm phương cứu nước, thầy giáo Nguyễn tất Thành ( sau này là Hồ Chí Minh) được cụ Nghè Trương Gia Mô giới thiệu đã đến Phan Thiết và dừng chân dạy học ở trường Dục Thanh
TỈNH CÀ MAU
Cà Mau là tỉnh tận cùng phía Nam của nước Việt Nam, được tách ra từ tỉnh Minh Hải tháng 01 năm 1997. Hình dạng tỉnh Cà Mau giống chữ V, có 3 mặt tiếp giáp với biển.
Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang (63 km), phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu (75 km),phía Đông và Đông Nam giáp với Biển Đông, phía Tây giáp với vịnh Thái Lan.Bờ biển dài 254 km.
Gồm: Thành phố Cà Mau
Huyện Đầm Dơi ,Ngọc Hiển ,Cái Nước, Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình
Di tích - Danh thắng: Hòn Khoai; Chùa Quan Âm; Chùa Hưng Quảng; Đình Tân Hưng; Hồng Anh Thư Quán; Đất Năm Căn; Mũi Cà Mau; Hòn Đá Bạc; Rừng Sác.
TỈNH CẦN THƠ
Tỉnh lỵ: Thành phố Cần Thơ
Các huyện, thị: Thốt Nốt, Ô Môn, 1 phần huyện Châu Thành và Châu Thành A, Phụng Hiệp, Long Mỹ.
Cần Thơ tiếp giáp với 6 tỉnh: phía bắc giáp An Giang và Đồng Tháp, phía nam giáp Sóc Trăng, Bạc Liêu, phía tây giáp Kiên Giang, phía đông giáp Vĩnh Long. Cần Thơ có nhiều hệ thống sông ngòi kênh rạch
Di tích - Danh thắng: Chùa Phước Hậu; Chùa Nam Nhã; Hội Linh Cổ tự; Chùa Ông; Đình Bình Thuỷ; Chùa Khánh Quang; Mộ danh nhân Phan Văn Trị; Bến Ninh Kiều.
TỈNH ĐỒNG NAI
Là tỉnh miền Đông Nam bộ, cửa ngõ phía đông của Tp Hồ Chí Minh, phía bắc giáp Lâm Đồng, phía đông giáp Bình Thuận, phía tây giáp Bình Dương, Bình Phước và Tp Hồ Chí Minh, phía nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu
Di tích - Danh thắng: Rừng Nam Cát Tiên; Hồ Long Ẩn; Chùa Bửu Phong; Mộ cổ Hàng Gòn; Đá Chồng Định Quán; Khu dl đảo Ó - Đồng Trường; Làng bưởi Tân Triều; Thác Trị An; Thác Đá Hàn; Đền thờ Nguyễn Tri Phương; Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh; Đình Tân Lân; Đình An Hoà; Chùa Long Thiền .
Gồm: Thành phố Biên Hòa - Thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành; Nhơn Trạch;
Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu; Xuân Lộc; Định Quán; Tân Phú.
TỈNH ĐỒNG THÁP
Phía nam giáp Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía tây giáp An Giang, phía đông giáp Long An và Tiền Giang
Là tỉnh duy nhất trong cả nước có hai đô thị loại ba là: TX Sa Đéc ,Tp Cao Lãnh.
9 huyện gồm : Cao Lãnh ,Tân Hồng ,Hồng Ngự ,Tam Nông ,Thanh Bình ,Tháp Mười , Lấp Vò , Lai Vung , Châu Thành.
Danh lam, thắng cảnh:
Lăng cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc
Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Tràm Chim ,Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng
Khu di tích cách mạng Xẻo Quýt
Khu di tích văn hóa Óc Eo Gò Tháp ,Làng hoa kiểng Sa Đéc ,Núi Đt & Khu bảo tồn dược liệu Đồng Tháp Mười ,Chợ Chiếu đêm Định Yên , Chùa Kiến An Cung Sa Đéc
TỈNH HẬU GIANG
Khi khai quật các di chỉ văn hóa Óc Eo tại chân núi Ba Thê (An Giang), người ta phát hiện cách đây 1.000 năm cư dân vùng này đã biết chế tác cây dừa nước làm nhà ở và các dụng cụ phục vụ đời sống con người. Cách nay hơn 300 năm, người Việt, người Hoa... vào khẩn hoang Nam bộ lập tức kế thừa kinh nghiệm sử dụng cây dừa nước Từ xa xưa vùng đất này đã là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ, hiện nay vẫn là một trong số địa phương sản xuất và xuất khẩu gạo lớn nhất trong cả nước.
Tỉnh lỵ: Thị xã Vị Thanh
Các huyện: Phụng Hiệp, Vị Thủy, Long Mỹ; một số xã, ấp của hai huyện Châu Thành A và Châu Thành. Tỉnh Hậu Giang được tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ. Phía bắc tỉnh Hậu Giang giáp Tp. Cần Thơ, phía đông giáp tỉnh Sóc Trăng, phía nam giáp tỉnh Bạc Liêu và phía tây giáp tỉnh Kiên Giang.
TỈNH KIÊN GIANG
Tỉnh lỵ: Thị xã Rạch Giá . Các huyện, thị: Thị xã Hà Tiên; huyện: Hà Tiên, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận; 2 huyện đảo: Phú Quốc và Kiên Hải.
Kiên Giang là một dải đất nằm ở phía Tây nam của tổ quốc. Phía Đông và Đông Nam của tỉnh Kiên Giang giáp với các tỉnh An Giang, Cần Thơ và Hậu Giang, phía Nam giáp Cà Mau, phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài 54 km, ngoài ra còn có hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ ngoài vịnh.
Danh thắng:Cảnh đẹp Hà Tiên; Đảo Phú Quốc; Chùa Tam Bảo (Rạch Giá); Chùa Tam Bảo (Hà Tiên); Chùa Phù Dung; Nhà tù Hà Tiên; Nhà lao Cây Dừa; Đảo An Thới.
TỈNH LÂM ĐỒNG
Tỉnh lỵ: Thành phố Đà Lạt
Các huyện, thị: Thị xã Bảo Lộc;
Huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Bảo Lâm, Di linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.
Tỉnh Lâm Đồng nằm trên cao nguyên thứ ba và cao nhất của vùng đất Tây Nguyên, cao nguyên Lâm Viên - Di Linh (cao 1500 m so với mặt biển), 70% diện tích là núi rừng, phía bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía đông nam giáp các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận, phía tây giáp các tỉnh Bình Phước và Đồng Nai.
Thắng cảnh: Hồ Xuân Hương, cao nguyên LangBiang, đỉnh ChưYangsin, Hồ Than thở, Thác Frenn, Linh Sơn Tự…
TỈNH LONG AN
Tỉnh lỵ: Thị xã Tân An
Các huyện: Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Đức Hoà, Đức Huệ, Mộc Hoá, Tân Thạnh, Tân Trụ, Thạnh Hoá, Thủ Thừa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng.
Long An là cửa ngõ của đồng bằng sông Cửu Long, phía bắc giáp Tây Ninh và nước Cam-pu-chia, phía đông giáp Tp. Hồ Chí Minh, phía nam giáp Tiền Giang và phía tây giáp Đồng Tháp.
Di tích - Danh thắng: Cụm di tích Bình Tả; Đồn Rạch Cốc; Chùa Tôn Thạnh; Lăng Nghuyễn Huỳnh Đức; Ngôi nhà 120 cột; Khu du lịch Đồng Tháp Mười.
TỈNH SÓC TRĂNG
Tỉnh lỵ: Thị xã Sóc Trăng
Các huyện: Kế Sách, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Long Phú, Vĩnh Châu
Cách Tp Hồ Chí Minh 231 km, cách thành phố Cần Thơ 60 km, Sóc Trăng nằm ở cuối lưu vực sông Mê Kông, giáp các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bạc Liêu và biển Đông.
Di tích - Danh thắng: Chùa Dơi; Chùa Kh`leang; Căn cứ Tỉnh uỷ Sóc Trăng; Chùa Đất Sét; Cồn Mỹ Phước; Khu du lịch Bình An; Vườn cò Thanh Trị.
Lễ hội: Lễ hội Oc-Om-Boc và Lễ hội đua ghe ngo.
TỈNH TÂY NINH
Tỉnh lỵ: Thị xã Tây Ninh
Các huyện: Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Hòa Thành, Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng
Là tỉnh biên giới của miền đông Nam bộ. Phía bắc giáp 3 tỉnh của Cam-pu-chia với đường biên giới dài 240 km, phía đông là tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía nam giáp Tp Hồ Chí Minh và Long An.
Di tích - Danh thắng: Núi Bà Đen; Hồ Dầu Tiếng; Căn cứ Trung ương cục Miền Nam; Tháp cổ Bình Thạnh; Chùa Phước Lưu; Tòa Thánh Cao Đài .
Lễ hội: Hội Xuân Núi Bà; Hội Vía Bà .
TỈNH TIỀN GIANG
Tỉnh lỵ: Thành phố Mỹ Tho
Các huyện, thị: thị xã Gò Công; huyện: Cái Bè,Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông.
Là phần đất của hai tỉnh Mỹ Tho và Gò Công cũ, phía bắc giáp Long An, phía tây giáp với Đồng Tháp, phía đông tiếp giáp với cửa Soài Rạp và biển Đông, phía nam giáp Bến Tre. Thành phố Mỹ Tho cách Tp Hồ Chí Minh 70 km.
Di tích - Danh thắng:Chùa Vĩnh Tràng;Chùa Linh Thứu; Chùa Thanh Trước; Đình Long Hưng; Đình Tân Hiệp; Di tích Ấp Bắc; Di tích lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút; Luỹ Pháo đài; Lăng Trương Định; Lăng Hoàng Gia; Mộ Thủ Khoa Huân; Mỹ Tho đại phố; Trại rắn Đồng Tâm; Chợ nổi Cái Bè; Cù lao Tân Phong.
TỈNH TRÀ VINH
Nằm ở hạ lưu sông Mê Kông được bao bọc bởi sông Tiền và sông Hậu, phía Bắc giáp tỉnh Bến Tre, phía Tây và Tây Bắc giáp Vĩnh Long và Cần Thơ, phía Tây Nam giáp Sóc Trăng, phía Đông giáp biển Đông
Tỉnh lỵ: Thị xã Trà Vinh . Các huyện: Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải
Di tích - Danh thắng: Ao Bà Om; Bãi biển Ba Động; Cồn Nghêu; Chùa Hang; Chùa Angkorette Pali; Chùa Nôdol; Chùa Sam-rông-ek; Chùa Lưỡng Xuyên; Chùa Di Đà; Đền thờ bác Hồ.
TỈNH VĨNH LONG
Tỉnh lỵ: Thị xã Vĩnh Long
Các huyện: Long Hồ, Măng Thít, Bình Minh, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm
Tỉnh Vĩnh Long là trung tâm và là hình ảnh thu nhỏ của đồng bằng sông Cửu Long bởi sự đa dạng và trù phú của vùng đất giữa hai dòng sông lớn Tiền Giang và Hậu Giang. Phía Bắc tỉnh Vĩnh Long giáp Tiền Giang, Tây Bắc giáp Đồng Tháp, đông giáp Bến Tre, Đông Nam giáp Trà Vinh, phía nam giáp Cần Thơ.
Thắng cảnh: Cù lao An Bình và Hòa Phước; Văn Thánh Miếu; Chùa Phước Hậu; Đình Long Thanh; Chùa Tô Châu; Chùa Saghamangala; Chùa Kỳ Sơn; Tịnh Xá Ngọc Viên; Chùa Pháp Hải; Chùa Giác Thiên; Khu du lịch Trường An; Cầu Mỹ Thuận.
RẤT MONG ĐƯỢC SỰ ĐÓNG GÓP SỬA CHỮA VÀ BỔ SUNG CỦA QUÝ THẦY CÔ
PHẦN II C
Tp Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai,Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang,Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
LÂM ĐỒNG
BÌNH PHƯỚC
TÂY NINH
BÌNH DƯƠNG
ĐỒNG NAI
BÌNH THUẬN
BÀ RỊA VŨNG TÀU
LONG AN
ĐỒNG THÁP
AN GIANG
TIỀN GIANG
VĨNH LONG
BẾN TRE
KIÊN GIANG
CẦN THƠ
HẬU GIANG
TRÀ VINH
SÓC TRĂNG
BẠC LIÊU
CÀ MAU
TP HỒ CHÍ MINH
Chọn vào địa danh
TP.HỒ CHÍ MINH
Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn vào Nam kinh lược, đặt cơ sở hành chính đầu tiên và việc xác định Sài Gòn ở vị trí trung tâm cho cả vùng đất phương Nam đã thể hiện xu thế phát triển và bản lĩnh kiên cường của một dân tộc vốn có nền tảng văn hiến ngàn đời. Chính vì vậy mà Sài Gòn – Gia Định suốt mấy thế kỷ qua đã đứng vững trước bao thử thách và ngày càng phát triển ...
NHỮNG NHÂN VẬT ĐÃ ĐẾN SÀIGÒN – GIA ĐỊNH
Sương Nguyệt Anh (1864 - 1921), Nguyễn Thái Bình , Trương Tấn Bửu (1752 - 1827) , Nguyễn Hữu Cảnh (1650 - 1700), Nguyễn Văn Cừ , Lê Văn Duyệt (1763 - 1832) , Lê Quang Định (1759 - 1813) , Nguyễn Huỳnh Đức (? - 1819) , Thích Quảng Đức (1897 - 1963) , Trịnh Hoài Đức (1765 - 1825) , Phạm Thế Hiển (1803 - 1861) , Hồ Hảo Hớn (1926 - 1967) , Nguyễn Thị Minh Khai (1910 - 1941) , Trần Tuấn Khải (1895 - 1983) , Lê Văn Khôi (? - 1835) , Trương Minh Ký (1855 - 1900) , Trương Vĩnh Ký (1837 - 1898) , Nguyễn Hiến Lê (1912 - 1984) , Nguyễn Văn Linh (1915 - 1998) , Phan Xích Long (1898 - 1916) , Thái Văn Lung (1916 - 1946) .
TỈNH AN GIANG
Tỉnh lỵ: Thành phố Long Xuyên
Các huyện: Thị xã Châu Đốc; huyện: An Phú, Tân Châu, Phú Tân,Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, Chợ Mới, Châu Thành, Thoại Sơn.
Di tích - Danh thắng: Chùa Xã Tón (Xray Tôn); Chùa Giồng Thành;Chùa Tây An; Lăng Thoại Ngọc Hầu; Miếu Bà Chúa Xứ; Cù lao ông Hổ; Thành cổ Óc Eo; Di tích lịch sử quản cơ ; Trần Văn Thành; Khu du lịch Núi Sam; Khu di tích lịch sử Tức Dụp; Khu du lịch núi Cấm; Thánh đường hồi giáo ; Ma Bu Rát .
Lễ hội: Lễ hội Bà Chúa Xứ; Hội đền Nguyễn Trung Trực; Lễ hội Chol Chnam Thmay; Lễ Đôn Ta; Lễ hội Hát Gi; Hội đua bò dân tộc Khmer .
Là một tỉnh miền Tây Nam Bộ, bắt đầu từ chỗ sông Mê Kông chảy vào nước ta được chia làm đôi. Phía Đông và Đông Bắc An Giang giáp Đồng Tháp, phía Đông Nam giáp Tp Cần Thơ, phía Nam và Tây Nam giáp Kiên Giang, phía Tây giáp nước Cam-pu-chia.
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Phía bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía tây giáp huyện Cần Giờ của Tp Hồ Chí Minh, còn lại phía nam và đông nam giáp biển.
Tỉnh lỵ: Thành phố Vũng Tàu
Các huyện: Thị xã Bà Rịa; huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc, Tân Thành, Long Đất, Côn Đảo.
Vũng Tàu có nhiều bãi biển đẹp như bãi Sau (Thùy Vân), bãi Trước (Tầm Dương), bãi Dâu (Phương Thảo), bãi Dứa (Hương Phong),... và nhiều di tích, thắng cảnh như Hải Đăng trên núi Nhỏ, núi Lớn, Bạch Dinh, Niết Bàn Tịnh Xá, Thích Ca Phật Đài, nhà lớn Long Sơn v.v.. đã thu hút nhiều du khách.
TỈNH BẠC LIÊU
Là một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nằm ở mảnh đất tận cùng của tổ quốc.
Phía Bắc giáp Sóc Trăng và Cần Thơ, phía Đông giáp biển Đông, phía tây giáp Cà Mau và Kiên Giang.
Là vùng đất trẻ được khai mở vào cuối thế kỷ 17 và được phù sa bồi đắp.
Tỉnh lỵ: Thị xã Bạc Liêu
Các huyện: Hồng Dân, Vĩnh Lợi, Giá Rai
Bạc Liêu còn là “cái nôi dân ca vọng cổ” - nơi sản sinh ra bản Dạ Cổ Hoài Lang- nghe tiếng trống đêm thâu nhớ chồng-do nghệ sĩ Cao Văn Lầu biên soạn.
Di tích - Danh thắng: Chùa Xiêm Cán; Chùa Quan Đế (chùa Ông); Chùa Mới Hoà Bình; Chùa Vĩnh Hoà; Chùa Minh; Quần thể kiến trúc nhà Tây; Tháp cổ Vĩnh Hưng; Sân chim Bạc Liêu.
TỈNH BẾN TRE
Là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp với biển Đông. Phía bắc giáp Tiền Giang, phía tây và tây nam giáp Vĩnh Long, phía nam giáp Trà Vinh. Thị xã Bến Tre cách Tp Hồ Chí Minh 85 km.
Bến Tre có 8 đơn vị hành chính cấp huyện gồm:Thị xã Bến Tre Huyện Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Chợ Lách , Giồng Trôm, Mỏ Cày, Thạnh Phú.
Di tích - Danh thắng: Cồn Phụng; Cồn Tiên; Cồn Ốc; Cồn Qui; Chùa Hội Tôn; Chùa Tuyên Linh; Chùa Viên Minh; Làng du kích Đồng Khởi; Mộ Nguyễn Đình Chiểu; Mộ Võ Trường Toản; Mộ Phan Thanh Giản; Sân chim Vàm Hồ; Vườn cây ăn trái Cái Mơn .
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Tỉnh lỵ: Thị xã Thủ Dầu Một
Các huyện: Bến Cát, Dầu Tiếng, Tân Uyên, Phú Giáo,Thuận An, Dĩ An. Bình Dương là một tỉnh ở miền Đông Nam bộ, phía bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây giáp tỉnh Tây Ninh.
Di tích - Danh thắng:
Chùa núi Châu Thới; Chùa Hội Khánh; Chùa Long Hưng; Chùa Bà; Làng sơn mài Tương Bình Hiệp; Làng nghề gốm sứ
Là một vùng đất thuộc Gia Định xưa có hơn 300 năm lịch sử. Nơi đây dân cư đông đúc,
có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như gốm sứ, sơn mài, điêu khắc gỗ...
TỈNH BÌNH PHƯỚC
Là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Giáp với Campuchia ở phía bắc và tây bắc, tỉnh Bình Phước còn có địa giới tỉnh liền kề với Đăk Nông ở phía đông bắc, giáp Đồng Nai và Lâm Đồng ở phía đông. Phía nam có Tây Ninh và Bình Dương.
Bình Phước trước đây cùng Bình Dương thuộc địa phận tỉnh Sông Bé.
Tỉnh lỵ Thị xã Đồng Xoài
Thị xã Đồng Xoài (tỉnh lỵ, cách Tp Hồ Chí Minh 128 km)
Huyện Bình Long, Bù Đăng, Bù Đốp ,Chơn Thành , Đồng Phú, Lộc Ninh , Phước Long
Lễ hội: Lễ Bỏ Mả ; Lễ hội đâm Trâu; Lễ hội cầu mưa người Xtiêng; Lễ mừng lúa mới người Khmer; Tết mừng lúa mới người M` Nông .
Danh thắng: Núi Bà Rá
TỈNH BÌNH THUẬN
Là miền đất cuối cùng của miền Trung, phiá Nam giáp miền Đông, phiá Tây là rừng nuí giáp Lâm đồng .Bình Thuận có bờ biển dài, có cả hải đảo và vùng đồng bằng, miền núi. Bình Thuận được chọn là một trong các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Danh thắng- Lễ hội: Nhóm tháp Pôsanư, Cù lao Câu, Núi Tà Cú, Lễ nghinh Ông…
Trường Dục Thanh xây dựng năm 1907 (cùng năm xây dựng với trường Đông Kinh Nghĩa Thục) tạo lạc trên địa bàn làng Thành Đức nay là số 39 đường Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, TP. Phan Thiết để hưởng ứng phong trào Duy Tân do cụ Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng. Trường do các cụ Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh (hai người con của nhà văn nhà thơ Nguyễn Thông) thành lập.. Năm 1910 trên đường đi tìm phương cứu nước, thầy giáo Nguyễn tất Thành ( sau này là Hồ Chí Minh) được cụ Nghè Trương Gia Mô giới thiệu đã đến Phan Thiết và dừng chân dạy học ở trường Dục Thanh
TỈNH CÀ MAU
Cà Mau là tỉnh tận cùng phía Nam của nước Việt Nam, được tách ra từ tỉnh Minh Hải tháng 01 năm 1997. Hình dạng tỉnh Cà Mau giống chữ V, có 3 mặt tiếp giáp với biển.
Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang (63 km), phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu (75 km),phía Đông và Đông Nam giáp với Biển Đông, phía Tây giáp với vịnh Thái Lan.Bờ biển dài 254 km.
Gồm: Thành phố Cà Mau
Huyện Đầm Dơi ,Ngọc Hiển ,Cái Nước, Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình
Di tích - Danh thắng: Hòn Khoai; Chùa Quan Âm; Chùa Hưng Quảng; Đình Tân Hưng; Hồng Anh Thư Quán; Đất Năm Căn; Mũi Cà Mau; Hòn Đá Bạc; Rừng Sác.
TỈNH CẦN THƠ
Tỉnh lỵ: Thành phố Cần Thơ
Các huyện, thị: Thốt Nốt, Ô Môn, 1 phần huyện Châu Thành và Châu Thành A, Phụng Hiệp, Long Mỹ.
Cần Thơ tiếp giáp với 6 tỉnh: phía bắc giáp An Giang và Đồng Tháp, phía nam giáp Sóc Trăng, Bạc Liêu, phía tây giáp Kiên Giang, phía đông giáp Vĩnh Long. Cần Thơ có nhiều hệ thống sông ngòi kênh rạch
Di tích - Danh thắng: Chùa Phước Hậu; Chùa Nam Nhã; Hội Linh Cổ tự; Chùa Ông; Đình Bình Thuỷ; Chùa Khánh Quang; Mộ danh nhân Phan Văn Trị; Bến Ninh Kiều.
TỈNH ĐỒNG NAI
Là tỉnh miền Đông Nam bộ, cửa ngõ phía đông của Tp Hồ Chí Minh, phía bắc giáp Lâm Đồng, phía đông giáp Bình Thuận, phía tây giáp Bình Dương, Bình Phước và Tp Hồ Chí Minh, phía nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu
Di tích - Danh thắng: Rừng Nam Cát Tiên; Hồ Long Ẩn; Chùa Bửu Phong; Mộ cổ Hàng Gòn; Đá Chồng Định Quán; Khu dl đảo Ó - Đồng Trường; Làng bưởi Tân Triều; Thác Trị An; Thác Đá Hàn; Đền thờ Nguyễn Tri Phương; Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh; Đình Tân Lân; Đình An Hoà; Chùa Long Thiền .
Gồm: Thành phố Biên Hòa - Thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành; Nhơn Trạch;
Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu; Xuân Lộc; Định Quán; Tân Phú.
TỈNH ĐỒNG THÁP
Phía nam giáp Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía tây giáp An Giang, phía đông giáp Long An và Tiền Giang
Là tỉnh duy nhất trong cả nước có hai đô thị loại ba là: TX Sa Đéc ,Tp Cao Lãnh.
9 huyện gồm : Cao Lãnh ,Tân Hồng ,Hồng Ngự ,Tam Nông ,Thanh Bình ,Tháp Mười , Lấp Vò , Lai Vung , Châu Thành.
Danh lam, thắng cảnh:
Lăng cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc
Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Tràm Chim ,Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng
Khu di tích cách mạng Xẻo Quýt
Khu di tích văn hóa Óc Eo Gò Tháp ,Làng hoa kiểng Sa Đéc ,Núi Đt & Khu bảo tồn dược liệu Đồng Tháp Mười ,Chợ Chiếu đêm Định Yên , Chùa Kiến An Cung Sa Đéc
TỈNH HẬU GIANG
Khi khai quật các di chỉ văn hóa Óc Eo tại chân núi Ba Thê (An Giang), người ta phát hiện cách đây 1.000 năm cư dân vùng này đã biết chế tác cây dừa nước làm nhà ở và các dụng cụ phục vụ đời sống con người. Cách nay hơn 300 năm, người Việt, người Hoa... vào khẩn hoang Nam bộ lập tức kế thừa kinh nghiệm sử dụng cây dừa nước Từ xa xưa vùng đất này đã là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ, hiện nay vẫn là một trong số địa phương sản xuất và xuất khẩu gạo lớn nhất trong cả nước.
Tỉnh lỵ: Thị xã Vị Thanh
Các huyện: Phụng Hiệp, Vị Thủy, Long Mỹ; một số xã, ấp của hai huyện Châu Thành A và Châu Thành. Tỉnh Hậu Giang được tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ. Phía bắc tỉnh Hậu Giang giáp Tp. Cần Thơ, phía đông giáp tỉnh Sóc Trăng, phía nam giáp tỉnh Bạc Liêu và phía tây giáp tỉnh Kiên Giang.
TỈNH KIÊN GIANG
Tỉnh lỵ: Thị xã Rạch Giá . Các huyện, thị: Thị xã Hà Tiên; huyện: Hà Tiên, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận; 2 huyện đảo: Phú Quốc và Kiên Hải.
Kiên Giang là một dải đất nằm ở phía Tây nam của tổ quốc. Phía Đông và Đông Nam của tỉnh Kiên Giang giáp với các tỉnh An Giang, Cần Thơ và Hậu Giang, phía Nam giáp Cà Mau, phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài 54 km, ngoài ra còn có hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ ngoài vịnh.
Danh thắng:Cảnh đẹp Hà Tiên; Đảo Phú Quốc; Chùa Tam Bảo (Rạch Giá); Chùa Tam Bảo (Hà Tiên); Chùa Phù Dung; Nhà tù Hà Tiên; Nhà lao Cây Dừa; Đảo An Thới.
TỈNH LÂM ĐỒNG
Tỉnh lỵ: Thành phố Đà Lạt
Các huyện, thị: Thị xã Bảo Lộc;
Huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Bảo Lâm, Di linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.
Tỉnh Lâm Đồng nằm trên cao nguyên thứ ba và cao nhất của vùng đất Tây Nguyên, cao nguyên Lâm Viên - Di Linh (cao 1500 m so với mặt biển), 70% diện tích là núi rừng, phía bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía đông nam giáp các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận, phía tây giáp các tỉnh Bình Phước và Đồng Nai.
Thắng cảnh: Hồ Xuân Hương, cao nguyên LangBiang, đỉnh ChưYangsin, Hồ Than thở, Thác Frenn, Linh Sơn Tự…
TỈNH LONG AN
Tỉnh lỵ: Thị xã Tân An
Các huyện: Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Đức Hoà, Đức Huệ, Mộc Hoá, Tân Thạnh, Tân Trụ, Thạnh Hoá, Thủ Thừa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng.
Long An là cửa ngõ của đồng bằng sông Cửu Long, phía bắc giáp Tây Ninh và nước Cam-pu-chia, phía đông giáp Tp. Hồ Chí Minh, phía nam giáp Tiền Giang và phía tây giáp Đồng Tháp.
Di tích - Danh thắng: Cụm di tích Bình Tả; Đồn Rạch Cốc; Chùa Tôn Thạnh; Lăng Nghuyễn Huỳnh Đức; Ngôi nhà 120 cột; Khu du lịch Đồng Tháp Mười.
TỈNH SÓC TRĂNG
Tỉnh lỵ: Thị xã Sóc Trăng
Các huyện: Kế Sách, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Long Phú, Vĩnh Châu
Cách Tp Hồ Chí Minh 231 km, cách thành phố Cần Thơ 60 km, Sóc Trăng nằm ở cuối lưu vực sông Mê Kông, giáp các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bạc Liêu và biển Đông.
Di tích - Danh thắng: Chùa Dơi; Chùa Kh`leang; Căn cứ Tỉnh uỷ Sóc Trăng; Chùa Đất Sét; Cồn Mỹ Phước; Khu du lịch Bình An; Vườn cò Thanh Trị.
Lễ hội: Lễ hội Oc-Om-Boc và Lễ hội đua ghe ngo.
TỈNH TÂY NINH
Tỉnh lỵ: Thị xã Tây Ninh
Các huyện: Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Hòa Thành, Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng
Là tỉnh biên giới của miền đông Nam bộ. Phía bắc giáp 3 tỉnh của Cam-pu-chia với đường biên giới dài 240 km, phía đông là tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía nam giáp Tp Hồ Chí Minh và Long An.
Di tích - Danh thắng: Núi Bà Đen; Hồ Dầu Tiếng; Căn cứ Trung ương cục Miền Nam; Tháp cổ Bình Thạnh; Chùa Phước Lưu; Tòa Thánh Cao Đài .
Lễ hội: Hội Xuân Núi Bà; Hội Vía Bà .
TỈNH TIỀN GIANG
Tỉnh lỵ: Thành phố Mỹ Tho
Các huyện, thị: thị xã Gò Công; huyện: Cái Bè,Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông.
Là phần đất của hai tỉnh Mỹ Tho và Gò Công cũ, phía bắc giáp Long An, phía tây giáp với Đồng Tháp, phía đông tiếp giáp với cửa Soài Rạp và biển Đông, phía nam giáp Bến Tre. Thành phố Mỹ Tho cách Tp Hồ Chí Minh 70 km.
Di tích - Danh thắng:Chùa Vĩnh Tràng;Chùa Linh Thứu; Chùa Thanh Trước; Đình Long Hưng; Đình Tân Hiệp; Di tích Ấp Bắc; Di tích lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút; Luỹ Pháo đài; Lăng Trương Định; Lăng Hoàng Gia; Mộ Thủ Khoa Huân; Mỹ Tho đại phố; Trại rắn Đồng Tâm; Chợ nổi Cái Bè; Cù lao Tân Phong.
TỈNH TRÀ VINH
Nằm ở hạ lưu sông Mê Kông được bao bọc bởi sông Tiền và sông Hậu, phía Bắc giáp tỉnh Bến Tre, phía Tây và Tây Bắc giáp Vĩnh Long và Cần Thơ, phía Tây Nam giáp Sóc Trăng, phía Đông giáp biển Đông
Tỉnh lỵ: Thị xã Trà Vinh . Các huyện: Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải
Di tích - Danh thắng: Ao Bà Om; Bãi biển Ba Động; Cồn Nghêu; Chùa Hang; Chùa Angkorette Pali; Chùa Nôdol; Chùa Sam-rông-ek; Chùa Lưỡng Xuyên; Chùa Di Đà; Đền thờ bác Hồ.
TỈNH VĨNH LONG
Tỉnh lỵ: Thị xã Vĩnh Long
Các huyện: Long Hồ, Măng Thít, Bình Minh, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm
Tỉnh Vĩnh Long là trung tâm và là hình ảnh thu nhỏ của đồng bằng sông Cửu Long bởi sự đa dạng và trù phú của vùng đất giữa hai dòng sông lớn Tiền Giang và Hậu Giang. Phía Bắc tỉnh Vĩnh Long giáp Tiền Giang, Tây Bắc giáp Đồng Tháp, đông giáp Bến Tre, Đông Nam giáp Trà Vinh, phía nam giáp Cần Thơ.
Thắng cảnh: Cù lao An Bình và Hòa Phước; Văn Thánh Miếu; Chùa Phước Hậu; Đình Long Thanh; Chùa Tô Châu; Chùa Saghamangala; Chùa Kỳ Sơn; Tịnh Xá Ngọc Viên; Chùa Pháp Hải; Chùa Giác Thiên; Khu du lịch Trường An; Cầu Mỹ Thuận.
RẤT MONG ĐƯỢC SỰ ĐÓNG GÓP SỬA CHỮA VÀ BỔ SUNG CỦA QUÝ THẦY CÔ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Bảo Lễ
Dung lượng: 10,81MB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)