CÁC VỊ BỘ TRƯỞNG GD VIỆT NAM
Chia sẻ bởi Nguyễn Trường Lưu |
Ngày 14/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: CÁC VỊ BỘ TRƯỞNG GD VIỆT NAM thuộc Lịch sử 4
Nội dung tài liệu:
CÁC VỊ BỘ TRƯỞNG GIÁO DỤC VIỆT NAM
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH BỘ GD
VIỆT NAM
Bộ Giáo dục được thành lập ngay từ khi Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân đồng bào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Tháng 10 năm 1965, Bộ Đại học và Trung học được thành lập với nhiệm vụ quản lí bậc đào tạo cấp Trung học và Đại học. Năm 1975, Bộ Đại học và Trung học đổi tên là Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Đến tháng 3 năm 1990, Bộ Đại học và Trung học được nhập vào Bộ Giáo dục thành Bộ Giáo dục và Đào tạo.
BỘ TRƯỞNG ĐẦU TIÊN
VŨ ĐÌNH HÒE
(tháng 9 năm 1945 - tháng 3 năm 1946) (Bộ trưởng Chính phủ lâm thời)
Vũ Đình Hòe (sinh năm 1912) là luật gia, nhà báo, Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục trong Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tiểu sử.
Vũ Đình Hòe nguyên quán làng Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, là hậu duệ đời thứ tư của Tiến sĩ Vũ Tông Phan (1800-1841).
Tốt nghiệp khoa Luật khóa 2 của Viện Đại học Đông Dương, Vũ Đình Hoè chọn nghề dạy học ở các trường tư thục nổi tiếng Thăng Long và Gia Long, nơi mà ông từng được mời đứng lớp khi còn là sinh viên để lấy tiền trang trải học phí.
Ngày 16 tháng 5 năm 1945, Hội Tân Việt Nam được thành lập và Vũ Đình Hòe làm Tổng thư ký. Ông cũng làm Phó Hội trưởng Hội Truyền bá Quốc ngữ (thành lập năm 1938) mà Hội trưởng là Nguyễn Văn Tố.
Ông làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục từ tháng 8 năm 1945 đến tháng 3 năm 1946 rồi thay luật gia Vũ Trọng Khánh làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong suốt 15 năm sau đó. Trên cương vị Bộ trưởng Quốc gia giáo dục, ông cho mở cửa lại Đại học Đông Dương, từ nay là Đại học Quốc gia Việt Nam giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Việt. Bản thân ông cũng trở thành một trong những vị giáo sư đầu tiên của nền đại học Việt Nam mới, cùng Võ Nguyên Giáp giảng môn Kinh tế cho các lớp xã hội - chính trị đặc biệt.
Năm 1957, ông là một trong số 29 thành viên Ban sửa đổi Hiến pháp do Hồ Chí Minh làm Trưởng ban. Ban này đã dự thảo ra Hiến pháp năm 1960.
Năm 1960, Bộ Tư pháp giải thể, ông chuyển về Viện Luật học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam, làm chuyên viên nghiên cứu luật pháp và về hưu năm 1975.
Hiện nay ông là một trong hai Bộ trưởng trong Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn sống (người thứ hai là Võ Nguyên Giáp).
Đặng Thai Mai
Bộ Trưởng Bộ Giáo dục từ tháng 3 năm 1946 đến tháng 11-1946
Đặng Thai Mai, thuộc, con trai thứ ba của Đặng Tất. Ông sinh năm 1902 tại làng Lương Điền (nay là Thanh Xuân), huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nho học. Thân phụ ông là Đặng Nguyên Cẩn, đỗ phó bảng, tham gia phong trào Duy Tân cùng với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, bị thực dân Pháp bắt, đày đi Côn Đảo.
Sau Cách mạng tháng Tám, ông giảng dạy ở bậc đại học và nghiên cứu phê bình văn học. Năm 1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khoá I, Ủy viên Ban dự thảo Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời là Bộ trưởng Bộ giáo dục.
Đặng Thai Mai lập gia đình với bà Hồ Thị Toan. Hai ông bà có 5 con gái và 1 con trai, trong đó 3 con rể là tướng lĩnh.
Con gái đầu là Phó giáo sư (PGS) Đặng Bích Hà, vợ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
PGS Đặng Thị Hạnh, vợ của Trung tướng Phạm Hồng Cư Cục trưởng Cục văn hoá, Tổng cục Chính trị, Phó Tư lệnh kiêm Chủ nhiệm chính trị Quân khu 2.
PGS. tiến sĩ (TS) Đặng Anh Đào, vợ của Trung tướng Phạm Hồng Sơn Cục phó Cục Quân huấn, Bộ Tổng tham mưu, phó Viện trưởng HVQS cấp cao.
Giáo sư Đặng Thanh Lê, từng là giảng viên khoa Văn Đại học Sư phạm Hà Nội.
Con gái út là PGS. TS Đặng Xuyến Như, công tác tại Viện Ứng dụng Công nghệ.
Con trai ông là kiến trúc sư Đặng Thái Hoàng, giảng viên trường Đại học Xây dựng.
Nguyễn Văn Huyên
(tháng 11 năm 1946 - tháng 10 năm 1975
(qua đời khi đang tại nhiệm)
Nguyễn Văn Huyên (1905, Hà Nội - 1975) là một giáo sư, tiến sĩ Việt Nam.
Ông đỗ cử nhân Văn chương kiêm cử nhân Luật tại Đại học Sorbonne năm 1931. Trong thời gian làm bằng Tiến sĩ ở Pháp ông dạy học tại Trường Ngôn ngữ Đông phương. Luận án tiến sĩ của ông là "Hát đối đáp nam nữ thanh niên ở An Nam".
Năm 1935 ông về nước làm giáo sư trường Bưởi (trường Bảo hộ) Ban Tú tài bản xứ, cùng dạy học với người bạn thân thiết là giáo sư Nguyễn Mạnh Tường.
Năm 1938 sau thời Phan Bội Châu và Đông Kinh Nghĩa thục, ông từ bỏ nhiệm vụ dạy Sử - Địa Pháp cho lớp trẻ Việt Nam và chuyển sang Trường Viễn Đông Bác cổ.
Năm 1938, ông giúp thành lập bộ môn lịch sử văn minh Việt Nam tại trường Đại học Luật Hà Nội.
Ông được Quốc hội cử giữ chức Bộ trưởng Giáo dục vào phiên họp tháng 11 năm 1946 và giữ trọng trách này trong 29 năm cho đến khi mất vào tháng 10 năm 1975. Được giải thưởng Hồ Chí Minh, huân chương độc lập hạng nhất. Tên Ông được đặt cho phố chạy ngang Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nơi con út Nguyễn Văn Huy làm giám đốc.
Nguyễn Thị Bình
(1976 đến tháng 2 năm 1987)
Bà tên thật là Nguyễn Châu Sa hay Nguyễn Thị Châu Sa, sinh ngày 26 tháng 5 năm 1927 tại tỉnh Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Tuy nhiên, nguyên quán của thân phụ bà là ông Nguyễn Đồng Hợi, lại ở Điện Bàn, Quảng Nam. Thân mẫu bà là bà Phan Thị Châu Lan, là người con gái thứ hai của nhà chí sĩ Phan Chu Trinh
Nguyễn Thị Bình là một nữ chính trị gia nổi tiếng của Việt Nam. Bà nổi tiếng trên thế giới khi giữ cương vị Trưởng phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, rồi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tham gia Hội nghị 4 bên về hòa bình cho Việt Nam tại Paris trong giai đoạn 1968-1973. Bà là 1 trong những người đại diện các bên ký hiệp định Paris năm 1973 và là người phụ nữ duy nhất đặt bút kí vào Hiệp định. Bà cũng từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước Việt Nam từ 1992 đến 2002.
Phạm Minh Hạc
(tháng 2 năm 1987 - tháng 3 năm 1990)
Giáo sư - Viện sĩ Phạm Minh Hạc, sinh ngày 26-10-1935 tại thôn Đông Phù, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Năm 1981, ông làm Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục, từ năm 1985 đến 1987 là Thứ trưởng Bộ Giáo dục kiêm Viện trưởng. Sau đại hội đổi mới tháng 12/1986, tháng 2/1987 ông được cử làm Bộ trưởng, đến năm 1990 khi sáp nhập Bộ Giáo dục với Bộ Đại học, ông làm Thứ trưởng thứ nhất đến 1996, rồi về làm Phó ban thứ nhất Ban Khoa giáo trung ương.
Ông trở thành Bộ trưởng Giáo dục giữa lúc đất nước gặp muôn vàn khó khăn sau 10 năm khủng hoảng kinh tế xã hội. Ông nhớ lại, đó là năm đổi tiền, lạm phát trên 800%, nhiều người có một khối tiền sau một đêm ngủ dậy mất hết không còn gì nữa. Đời sống giáo viên vô cùng eo hẹp, trường học bị “vỡ” từng mảng một, giáo viên bỏ trường, một loạt trường không có người dạy, không có người học. Nhiệm vụ cấp bách trước mắt là giữ cho các trường đừng tan vỡ.
Để tìm cách đổi mới, ông nghiên cứu kỹ các bài phát biểu của cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, người thầy lớn của ông. Ông triệu tập 81 đại biểu bàn về đổi mới tư duy giáo dục, hình thành hệ tư tưởng đổi mới giáo dục tuyên bố tại Hội nghị giáo dục toàn quốc ở Vũng Tàu tháng 7 năm 1987. Khẩu hiệu được đưa ra lúc đó là: Khôi phục giữ vững, củng cố, ổn định và phát triển. Đầu tiên phải chấm dứt việc thầy giáo bỏ dạy, học sinh bỏ học, khôi phục lại trường lớp, giữ đến đâu phải củng cố ổn định đến đấy, sau đó mới nghĩ đến phát triển.
Trần Hồng Quân
(tháng 3 năm 1990 - 1997)
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hồng Quân (sinh ngày 15 tháng 2 năm 1937) Ông sinh ra tại xã Mỹ Qưới, Huyện Ngã Năm, Tỉnh Sóc Trăng. là nguyên Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI (dự khuyết), VII, VIII.
Tại thời điểm năm 2010, Giáo sư Trần Hồng Quân đang giữ cương vị Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam [2]. Ông Trần Hồng Quân đã giữ chức Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, và sau đó là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong 10 năm (1987-1997).
Nguyễn Minh Hiển
( tháng 6 năm 1997 - tháng 6 năm 2006)
Nguyễn Minh Hiển, sinh ngày 1 tháng 2 năm 1948; Quê quán: Xã Quang Trung, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình; nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII, IX; nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Ông Nguyễn Minh Hiển đã từng giữ chức hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội. Năm 2006, ông Nguyễn Minh Hiển được Bộ giáo dục đào tạo cử đi du học tại Đại học London Metropolitan của Vương quốc Anh. Vụ việc này đã gây nhiều ý kiến phản đối của dư luận vì thời điểm đó ông Nguyễn Minh Hiển đã nghỉ hưu.
Nguyễn Thiện Nhân
(2006 đến 2010)
Nguyễn Thiện Nhân (sinh 12 tháng 6 năm 1953), là một giáo sư, tiến sĩ, và chính trị gia Việt Nam. Hiện ông là Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Khi làm bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, ông được biết đến là một Bộ trưởng có khả năng diễn thuyết trước đám đông tốt, nói tiếng Anh giỏi và nhất là người khởi động cho công cuộc "cải cách giáo dục Việt Nam" nhằm mang đến "nền giáo dục Việt Nam khác".
Ông sinh tại Cà Mau, nhưng quê gốc là tại Phương Trà, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.
Sinh trưởng trong một gia đình có nhiều người làm việc với chính quyền, cha ông là Giáo sư-Tiến sĩ-Bác sĩ Nguyễn Thiện Thành. Ông đã học tập tại Việt Nam cũng như tại nước ngoài (Đức và Hoa Kỳ) Năm 1980 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đây ông hoạt động trong nhiều mặt: văn hóa, kinh tế, giáo dục, chính trị.
Phạm Vũ Luận.
Giáo sư, tiến sĩ kinh tế Phạm Vũ Luận ( 1 tháng 8 năm 1955) là một chính trị gia Việt Nam. Ông hiện là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam từ ngày 18 tháng 6 năm 2010. Trước đó, từ tháng 4 năm 2010, ông đã tạm đảm nhận vị trí Phụ trách điều hành Bộ Giáo dục và Đào tạo thay Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân.
Ông Phạm Vũ Luận sinh ngày 1 tháng 8 năm 1955 quê tại xã Kim Thư, huyện Thanh Oai, Thành Phố Hà Nội.. Năm 1987, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế học tại Liên Xô. Trước khi về công tác tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông có thời gian dài công tác tại Trường Đại học Thương mại và từng giữ chức Hiệu trưởng từ năm 1999-2004. Từ tháng 6 năm 2004, ông được bổ nhiệm là Thứ trưởng và được Bộ trưởng đương nhiệm bấy giờ là Nguyễn Minh Hiển chỉ định làm người phát ngôn chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ tháng 12 năm 2009, ông được phân công đảm nhiệm vị trí thứ trưởng thường trực và được Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ định làm Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tháng 4 năm 2010, ông được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao nhiệm vụ Phụ trách điều hành Bộ thay cho ông Nguyễn Thiện Nhân. Ngày 18 tháng 6 năm 2010, Quốc hội Việt Nam chính thức bỏ phiếu thông qua dự thảo Nghị quyết với tỷ lệ phiếu thuận là 83,98%, bổ nhiệm ông Phạm Vũ Luận giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
BỘ TRƯỞNG TIẾP THEO LÀ AI??
QUỐC HỘI KHÓA 12 BỎ PHIẾU
100% CHỌN BỘ TRƯỞNG MỚI
VÀ THỨ TRƯỞNG
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH BỘ GD
VIỆT NAM
Bộ Giáo dục được thành lập ngay từ khi Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân đồng bào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Tháng 10 năm 1965, Bộ Đại học và Trung học được thành lập với nhiệm vụ quản lí bậc đào tạo cấp Trung học và Đại học. Năm 1975, Bộ Đại học và Trung học đổi tên là Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Đến tháng 3 năm 1990, Bộ Đại học và Trung học được nhập vào Bộ Giáo dục thành Bộ Giáo dục và Đào tạo.
BỘ TRƯỞNG ĐẦU TIÊN
VŨ ĐÌNH HÒE
(tháng 9 năm 1945 - tháng 3 năm 1946) (Bộ trưởng Chính phủ lâm thời)
Vũ Đình Hòe (sinh năm 1912) là luật gia, nhà báo, Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục trong Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tiểu sử.
Vũ Đình Hòe nguyên quán làng Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, là hậu duệ đời thứ tư của Tiến sĩ Vũ Tông Phan (1800-1841).
Tốt nghiệp khoa Luật khóa 2 của Viện Đại học Đông Dương, Vũ Đình Hoè chọn nghề dạy học ở các trường tư thục nổi tiếng Thăng Long và Gia Long, nơi mà ông từng được mời đứng lớp khi còn là sinh viên để lấy tiền trang trải học phí.
Ngày 16 tháng 5 năm 1945, Hội Tân Việt Nam được thành lập và Vũ Đình Hòe làm Tổng thư ký. Ông cũng làm Phó Hội trưởng Hội Truyền bá Quốc ngữ (thành lập năm 1938) mà Hội trưởng là Nguyễn Văn Tố.
Ông làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục từ tháng 8 năm 1945 đến tháng 3 năm 1946 rồi thay luật gia Vũ Trọng Khánh làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong suốt 15 năm sau đó. Trên cương vị Bộ trưởng Quốc gia giáo dục, ông cho mở cửa lại Đại học Đông Dương, từ nay là Đại học Quốc gia Việt Nam giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Việt. Bản thân ông cũng trở thành một trong những vị giáo sư đầu tiên của nền đại học Việt Nam mới, cùng Võ Nguyên Giáp giảng môn Kinh tế cho các lớp xã hội - chính trị đặc biệt.
Năm 1957, ông là một trong số 29 thành viên Ban sửa đổi Hiến pháp do Hồ Chí Minh làm Trưởng ban. Ban này đã dự thảo ra Hiến pháp năm 1960.
Năm 1960, Bộ Tư pháp giải thể, ông chuyển về Viện Luật học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam, làm chuyên viên nghiên cứu luật pháp và về hưu năm 1975.
Hiện nay ông là một trong hai Bộ trưởng trong Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn sống (người thứ hai là Võ Nguyên Giáp).
Đặng Thai Mai
Bộ Trưởng Bộ Giáo dục từ tháng 3 năm 1946 đến tháng 11-1946
Đặng Thai Mai, thuộc, con trai thứ ba của Đặng Tất. Ông sinh năm 1902 tại làng Lương Điền (nay là Thanh Xuân), huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nho học. Thân phụ ông là Đặng Nguyên Cẩn, đỗ phó bảng, tham gia phong trào Duy Tân cùng với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, bị thực dân Pháp bắt, đày đi Côn Đảo.
Sau Cách mạng tháng Tám, ông giảng dạy ở bậc đại học và nghiên cứu phê bình văn học. Năm 1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khoá I, Ủy viên Ban dự thảo Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời là Bộ trưởng Bộ giáo dục.
Đặng Thai Mai lập gia đình với bà Hồ Thị Toan. Hai ông bà có 5 con gái và 1 con trai, trong đó 3 con rể là tướng lĩnh.
Con gái đầu là Phó giáo sư (PGS) Đặng Bích Hà, vợ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
PGS Đặng Thị Hạnh, vợ của Trung tướng Phạm Hồng Cư Cục trưởng Cục văn hoá, Tổng cục Chính trị, Phó Tư lệnh kiêm Chủ nhiệm chính trị Quân khu 2.
PGS. tiến sĩ (TS) Đặng Anh Đào, vợ của Trung tướng Phạm Hồng Sơn Cục phó Cục Quân huấn, Bộ Tổng tham mưu, phó Viện trưởng HVQS cấp cao.
Giáo sư Đặng Thanh Lê, từng là giảng viên khoa Văn Đại học Sư phạm Hà Nội.
Con gái út là PGS. TS Đặng Xuyến Như, công tác tại Viện Ứng dụng Công nghệ.
Con trai ông là kiến trúc sư Đặng Thái Hoàng, giảng viên trường Đại học Xây dựng.
Nguyễn Văn Huyên
(tháng 11 năm 1946 - tháng 10 năm 1975
(qua đời khi đang tại nhiệm)
Nguyễn Văn Huyên (1905, Hà Nội - 1975) là một giáo sư, tiến sĩ Việt Nam.
Ông đỗ cử nhân Văn chương kiêm cử nhân Luật tại Đại học Sorbonne năm 1931. Trong thời gian làm bằng Tiến sĩ ở Pháp ông dạy học tại Trường Ngôn ngữ Đông phương. Luận án tiến sĩ của ông là "Hát đối đáp nam nữ thanh niên ở An Nam".
Năm 1935 ông về nước làm giáo sư trường Bưởi (trường Bảo hộ) Ban Tú tài bản xứ, cùng dạy học với người bạn thân thiết là giáo sư Nguyễn Mạnh Tường.
Năm 1938 sau thời Phan Bội Châu và Đông Kinh Nghĩa thục, ông từ bỏ nhiệm vụ dạy Sử - Địa Pháp cho lớp trẻ Việt Nam và chuyển sang Trường Viễn Đông Bác cổ.
Năm 1938, ông giúp thành lập bộ môn lịch sử văn minh Việt Nam tại trường Đại học Luật Hà Nội.
Ông được Quốc hội cử giữ chức Bộ trưởng Giáo dục vào phiên họp tháng 11 năm 1946 và giữ trọng trách này trong 29 năm cho đến khi mất vào tháng 10 năm 1975. Được giải thưởng Hồ Chí Minh, huân chương độc lập hạng nhất. Tên Ông được đặt cho phố chạy ngang Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nơi con út Nguyễn Văn Huy làm giám đốc.
Nguyễn Thị Bình
(1976 đến tháng 2 năm 1987)
Bà tên thật là Nguyễn Châu Sa hay Nguyễn Thị Châu Sa, sinh ngày 26 tháng 5 năm 1927 tại tỉnh Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Tuy nhiên, nguyên quán của thân phụ bà là ông Nguyễn Đồng Hợi, lại ở Điện Bàn, Quảng Nam. Thân mẫu bà là bà Phan Thị Châu Lan, là người con gái thứ hai của nhà chí sĩ Phan Chu Trinh
Nguyễn Thị Bình là một nữ chính trị gia nổi tiếng của Việt Nam. Bà nổi tiếng trên thế giới khi giữ cương vị Trưởng phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, rồi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tham gia Hội nghị 4 bên về hòa bình cho Việt Nam tại Paris trong giai đoạn 1968-1973. Bà là 1 trong những người đại diện các bên ký hiệp định Paris năm 1973 và là người phụ nữ duy nhất đặt bút kí vào Hiệp định. Bà cũng từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước Việt Nam từ 1992 đến 2002.
Phạm Minh Hạc
(tháng 2 năm 1987 - tháng 3 năm 1990)
Giáo sư - Viện sĩ Phạm Minh Hạc, sinh ngày 26-10-1935 tại thôn Đông Phù, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Năm 1981, ông làm Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục, từ năm 1985 đến 1987 là Thứ trưởng Bộ Giáo dục kiêm Viện trưởng. Sau đại hội đổi mới tháng 12/1986, tháng 2/1987 ông được cử làm Bộ trưởng, đến năm 1990 khi sáp nhập Bộ Giáo dục với Bộ Đại học, ông làm Thứ trưởng thứ nhất đến 1996, rồi về làm Phó ban thứ nhất Ban Khoa giáo trung ương.
Ông trở thành Bộ trưởng Giáo dục giữa lúc đất nước gặp muôn vàn khó khăn sau 10 năm khủng hoảng kinh tế xã hội. Ông nhớ lại, đó là năm đổi tiền, lạm phát trên 800%, nhiều người có một khối tiền sau một đêm ngủ dậy mất hết không còn gì nữa. Đời sống giáo viên vô cùng eo hẹp, trường học bị “vỡ” từng mảng một, giáo viên bỏ trường, một loạt trường không có người dạy, không có người học. Nhiệm vụ cấp bách trước mắt là giữ cho các trường đừng tan vỡ.
Để tìm cách đổi mới, ông nghiên cứu kỹ các bài phát biểu của cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, người thầy lớn của ông. Ông triệu tập 81 đại biểu bàn về đổi mới tư duy giáo dục, hình thành hệ tư tưởng đổi mới giáo dục tuyên bố tại Hội nghị giáo dục toàn quốc ở Vũng Tàu tháng 7 năm 1987. Khẩu hiệu được đưa ra lúc đó là: Khôi phục giữ vững, củng cố, ổn định và phát triển. Đầu tiên phải chấm dứt việc thầy giáo bỏ dạy, học sinh bỏ học, khôi phục lại trường lớp, giữ đến đâu phải củng cố ổn định đến đấy, sau đó mới nghĩ đến phát triển.
Trần Hồng Quân
(tháng 3 năm 1990 - 1997)
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hồng Quân (sinh ngày 15 tháng 2 năm 1937) Ông sinh ra tại xã Mỹ Qưới, Huyện Ngã Năm, Tỉnh Sóc Trăng. là nguyên Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI (dự khuyết), VII, VIII.
Tại thời điểm năm 2010, Giáo sư Trần Hồng Quân đang giữ cương vị Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam [2]. Ông Trần Hồng Quân đã giữ chức Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, và sau đó là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong 10 năm (1987-1997).
Nguyễn Minh Hiển
( tháng 6 năm 1997 - tháng 6 năm 2006)
Nguyễn Minh Hiển, sinh ngày 1 tháng 2 năm 1948; Quê quán: Xã Quang Trung, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình; nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII, IX; nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Ông Nguyễn Minh Hiển đã từng giữ chức hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội. Năm 2006, ông Nguyễn Minh Hiển được Bộ giáo dục đào tạo cử đi du học tại Đại học London Metropolitan của Vương quốc Anh. Vụ việc này đã gây nhiều ý kiến phản đối của dư luận vì thời điểm đó ông Nguyễn Minh Hiển đã nghỉ hưu.
Nguyễn Thiện Nhân
(2006 đến 2010)
Nguyễn Thiện Nhân (sinh 12 tháng 6 năm 1953), là một giáo sư, tiến sĩ, và chính trị gia Việt Nam. Hiện ông là Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Khi làm bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, ông được biết đến là một Bộ trưởng có khả năng diễn thuyết trước đám đông tốt, nói tiếng Anh giỏi và nhất là người khởi động cho công cuộc "cải cách giáo dục Việt Nam" nhằm mang đến "nền giáo dục Việt Nam khác".
Ông sinh tại Cà Mau, nhưng quê gốc là tại Phương Trà, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.
Sinh trưởng trong một gia đình có nhiều người làm việc với chính quyền, cha ông là Giáo sư-Tiến sĩ-Bác sĩ Nguyễn Thiện Thành. Ông đã học tập tại Việt Nam cũng như tại nước ngoài (Đức và Hoa Kỳ) Năm 1980 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đây ông hoạt động trong nhiều mặt: văn hóa, kinh tế, giáo dục, chính trị.
Phạm Vũ Luận.
Giáo sư, tiến sĩ kinh tế Phạm Vũ Luận ( 1 tháng 8 năm 1955) là một chính trị gia Việt Nam. Ông hiện là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam từ ngày 18 tháng 6 năm 2010. Trước đó, từ tháng 4 năm 2010, ông đã tạm đảm nhận vị trí Phụ trách điều hành Bộ Giáo dục và Đào tạo thay Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân.
Ông Phạm Vũ Luận sinh ngày 1 tháng 8 năm 1955 quê tại xã Kim Thư, huyện Thanh Oai, Thành Phố Hà Nội.. Năm 1987, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế học tại Liên Xô. Trước khi về công tác tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông có thời gian dài công tác tại Trường Đại học Thương mại và từng giữ chức Hiệu trưởng từ năm 1999-2004. Từ tháng 6 năm 2004, ông được bổ nhiệm là Thứ trưởng và được Bộ trưởng đương nhiệm bấy giờ là Nguyễn Minh Hiển chỉ định làm người phát ngôn chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ tháng 12 năm 2009, ông được phân công đảm nhiệm vị trí thứ trưởng thường trực và được Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ định làm Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tháng 4 năm 2010, ông được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao nhiệm vụ Phụ trách điều hành Bộ thay cho ông Nguyễn Thiện Nhân. Ngày 18 tháng 6 năm 2010, Quốc hội Việt Nam chính thức bỏ phiếu thông qua dự thảo Nghị quyết với tỷ lệ phiếu thuận là 83,98%, bổ nhiệm ông Phạm Vũ Luận giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
BỘ TRƯỞNG TIẾP THEO LÀ AI??
QUỐC HỘI KHÓA 12 BỎ PHIẾU
100% CHỌN BỘ TRƯỞNG MỚI
VÀ THỨ TRƯỞNG
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Trường Lưu
Dung lượng: 4,26MB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)