Các phương pháp đánh giá trẻ

Chia sẻ bởi Phan Thị Hường | Ngày 05/10/2018 | 53

Chia sẻ tài liệu: Các phương pháp đánh giá trẻ thuộc Lớp 4 tuổi

Nội dung tài liệu:

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TRẺ
*  So sánh một số phương pháp đánh giá trẻ: So sánh, sử dụng bài tập, trò chuyện

Phương pháp

Tiêu chí
Quan sát
Sử dụng bài tập
Trò chuyện



Khái niệm
- Quan sát là tri giác có mục đích, có kế hoạch một sự kiện, một hiện tượng, quá trình trong những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau nhằm thu thập thông tin, sự kiện đặc trưng cho quá trình diễn biến của sự kiện hiện tượng đó.

- Đó là việc cung cấp dữ liệu khách quan về quá trình học tập và kết quả của trẻ, cũng như cung cấp thêm thông tin để đề ra kế hoạch giảng dạy.
- Là phương pháp thông qua trao đổi, trò chuyện, đặt câu hỏi để đánh giá trẻ.




Các hình thức tiến hành
- Lấy mẫu sự kiện là kết quả của sự quan sát trực tiếp, ghi lại nhanh chóng chính xác và cụ thể.
- Lấy mẫu theo thời gian là để ghi lại tần số của 1 hành vi trong 1 thời gian được chỉ định.
- Bảng liệt kê các hành vi sắp xếp theo hệ thống.
- Thang đo là phương tiện xác định mức độ mà trẻ thể hiện hay chất lượng hoạt động.
- Máy ghi âm, ghi hình hay máy ảnh kỹ thuật số để ghi lại những hoạt động của trẻ mà việc ghi chép không thể hiện hết được.
- Sử dụng tranh ảnh để đánh giá các hoạt động dành cho trẻ chưa biết đọc.
- Để đánh giá khả năng nhận diện hình dạng giáo viên sử dụng tranh mô tả các hình dạng cơ bản, có thể nêu tên hình và yêu cầu trẻ tìm.
- Xác định màu sắc cô có thể yêu cầu trẻ chọn màu gì để tô cho vật gì đó đã quy ước trước màu sắc của chúng.
- Đánh giá trẻ thông qua trao đổi kiến thức cô cung cấp về mức độ hứng thú tiếp thu.
- Thông qua hệ thống câu hỏi và phản hồi của trẻ.
- Thông qua các hoạt động khác. Trẻ trò chuyện giao lưu với bạn bè, đồ vật…






Ưu điểm
- Giúp giáo viên tập trung vào hành vi và những thông tin cần thiết.
- Giáo viên hiểu hành vi của trẻ, hiểu sự phát triển của trẻ, và quá trình học tập của trẻ ở trường.
- Có thể linh hoạt các hình thức kiểm tra đối với các lớp học.
- Giáo viên có thể quan tâm đến mục tiêu khác ngoài chương trình, bài do cô thiết kế phù hợp với độ tuổi, có thể tiến hành bất cứ lúc nào cần thiết.
- Các bài kiểm tra có thể cải thiện liên tục vì dựa vào phản hồi của trẻ cô điều chỉnh sao cho phù hợp với nhận thức của trẻ
- Đánh giá trẻ nhanh, tương đối chính xác.
- Tiến hành đơn giản, bất cứ khoảng thời gian nào.
- Phát triển ngôn ngữ, khả năng diễn đạt ở trẻ

Nhược điểm
- Có thể bỏ sót những chi tiết tạo lên sự khác biệt lớn trong chất lượng của những dữ liệu được thu thập.
- Ảnh hưởng xu hướng chủ quan của giáo viên.
- Thông tin thu thập có thể sai khi tình tiết quan sát đưa ra khỏi ngữ cảnh
- Giáo viên xây dựng bài tập chưa xác định được mức độ kiến thức cần đưa vào quá trình đánh giá.
- Tạo lên sự gò bó cho trẻ phải thực hiện phong cách học đã định hình sẵn nhằm đật được sự thành thạo kiến thức theo yêu cầu.
- Đôi khi kết quả đánh giá phụ thuộc vào trình độ sử dụng hệ thống câu hỏi dùng để khai thác mà cô sử dụng.
- Nếu có chưa biết cách khai thác tận dụng hệ thống câu hỏi tốt, phù hợp thì kết quả đánh giá trẻ chưa xác thực.
- Chưa đánh giá trên diện rộng vì một số trẻ khả năng diễn đạt hay biểu lộ được hết ra ngoài nên đánh giá không đem lại tính khả quan.


(Nguồn tư liệu: phần quan sát, sử dụng bài tập: Giáo trình đánh giá trong Giáo dục mầm non. Tác giả: Nguyễn Mạnh Tuấn – Khoa GD Mầm non, ĐH sư phạm Hà Nội; phần trò chuyện là sự lập luận của bản thân)

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thị Hường
Dung lượng: 24,20KB| Lượt tài: 2
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)