Các mức độ tư duy của Bloom

Chia sẻ bởi Cao Xuân Hiểu | Ngày 12/10/2018 | 64

Chia sẻ tài liệu: Các mức độ tư duy của Bloom thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Giảng viên Trường ĐHSP TP.HCM
ThS. Tống Xuân Tám - Khoa Sinh học
0982 399 008  [email protected]
(08) 3720 08 50
2
Một cơ sở lý luận để thiết kế
BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI DẠY
đảm bảo có định hướng phát triển tư duy cấp cao
Bảng phân loại B.BLOOM về các cấp độ tư duy
Năm 1956, Benjamin Bloom, một giáo sư của trường Đại học Chicago, đã công bố kết quả nổi tiếng của ông “Sự phân loại các mục tiêu giáo dục”.
Trong đó B.Bloom có nêu ra các cấp độ nhận thức (gọi là bảng phân loại B.Bloom). Kết quả nghiên cứu này đã được sử dụng trong hơn bốn thập kỷ qua đã khẳng định ưu điểm của phương pháp dạy học nhằm khuyến khích và phát triển các kỹ năng tư duy của học sinh ở mức độ cao.
Thảo luận nhóm (5 phút)
1. Theo thang phân loại của B.Bloom có mấy cấp độ nhận thức?
2. Hãy kể tên và giải thích các cấp độ đó.
4
Biết : Là khả năng ghi nhớ và
nhận diện thông tin.
Hiểu : Là khả năng hiểu, diễn dịch,
diễn giải, giải thích hoặc suy diễn
(dự đoán được kết quả và ảnh hưởng).
Vận dụng : Là khả năng sử dụng thông
tin và kiến thức từ một sự việc này sang
sự việc khác. (Sử dụng những hiểu biết
trong hoàn cảnh mới).
Phân tích : Là khả năng nhận biết chi tiết,
phát hiện và phân biệt các bộ phận cấu
thành của thông tin hay tình huống.
Tổng hợp : Là khả năng hợp nhất
nhiều thành phần để tạo thành sự
vật lớn. Khả năng khái quát.
Đánh giá : Là khả năng phán xét giá trị
hoặc sử dụng thông tin theo các tiêu
chí thích hợp. (Hỗ trợ đánh giá bằng
lý do).
Một cơ sở lý luận để thiết kế
BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI dạy
đảm bảo có định hướng phát triển tư duy cấp cao
Bảng phân loại B.BLOOM về các cấp độ tư duy
5
Biết (Nhớ - knowledge)
Ghi nhớ hoặc nhận biết thông tin.
Biết là cần thiết cho tất các mức độ tư duy.
Biết ở đây được hiểu là nhớ lại những kiến thức đã học một cách máy móc và nhắc lại. 
Những hoạt động tương ứng với mức độ biết có thể là xác định, đặt tên, liệt kê, đối chiếu hoặc gọi tên.
Một ví dụ cho mức tư duy biết này là khi giáo viên yêu cầu học sinh kể tên các kì của quá trình nguyên phân.
6
Biết
Các động từ tương ứng với mức độ tư duy BIẾT
7
Các hoạt động phù hợp mức tư duy BIẾT
Vấn đáp tái hiện
Phiếu học tập
Các trò chơi, câu đố có hướng dẫn trước
Tra cứu thông tin
Các bài tập đọc
Thực hành hay luyện tập
Tìm các định nghĩa
Các trò chơi, câu đố ghi nhớ
8
Hiểu (comprehension)
Hiểu là mức độ khá gần với nhớ nhưng ở đây phải có khả năng hiểu thấu đáo ý nghĩa của kiến thức. 
Hiểu không đơn thuần là nhắc lại cái gì đó. Học viên phải có khả năng diễn đạt khái niệm theo ý hiểu của họ. 
Những hoạt động tương ứng với mức độ hiểu có thể là diễn giải, tổng kết, kể lại, viết lại theo cách hiểu của mình.
Một ví dụ của mức độ hiểu đó là khi giáo viên yêu cầu học sinh “Mô tả kì giữa của quá trình nguyên phân….”
Là khả năng hiểu, diễn dịch, diễn giải, giải thích hoặc suy diễn. (Dự đoán được kết quả hoặc hậu quả ).
9
Hiểu
Các động từ tương ứng với mức độ tư duy HIỂU
10
Sắm vai tranh luận
Dự đoán
Đưa ra những dự đoán hay ước lượng
Cho ví dụ
Diễn giải 
Các hoạt động phù hợp mức tư duy HIỂU
11
Vận dụng (application)
Vận dụng là bắt đầu của mức tư duy sáng tạo. Tức là vận dụng những gì đã học vào đời sống hoặc một tình huống mới. 
Vận dụng có thể được hiểu là khả năng sử dụng kiến thức đã học trong những tình huống cụ thể hay tình huống mới. 
Những hoạt động tương ứng với mức tư duy vận dụng có thể là chuẩn bị, sản xuất, giải quyết, vận hành hoặc theo một công thức nấu ăn.
Một ví dụ về hoạt động vận dụng đó là khi giáo viên đưa cho học sinh các bản hướng dẫn viết và yêu cầu “Hãy giải thích vì sao từ một tế bào bất kì của thực vật sẽ tạo được một cây hoàn chỉnh”.
Năng lực sử dụng thông tin và chuyển đổi kiến thức từ dạng này sang dạng khác. (Sử dụng những kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới).
12
Vận dụng
Các động từ tương ứng với mức độ tư duy VẬN DỤNG
13
Các hoạt động mô phỏng:  Sắm vai và đảo vai trò.
Sáng tác chuyện báo, quảng cáo …
Xây dựng mô hình
Phỏng vấn 
Trình bày theo nhóm hoặc theo lớp
Tiến hành các thí nghiệm 
Xây dựng các phân loại
Các hoạt động phù hợp mức tư duy VẬN DỤNG
14
Phân tích (analysis)
Ở mức độ này đòi hỏi khả năng phân loại. 
Phân tích là khả năng phân nhỏ đối tượng thành các hợp phần cấu thành để hiểu rõ hơn cấu trúc của nó.
Các hoạt động liên quan đến mức độ phân tích có thể là vẽ biểu đồ, lập dàn ý, phân biệt hoặc chia nhỏ các thành phần.
Một ví dụ của mức độ phân tích là khi giáo viên hỏi học sinh “Cơ chế nào trong nguyên phân giúp đảm bảo cho bộ NST của tế bào con giống hệt bộ NST của tế bào mẹ?”.
Là khả năng nhận biết chi tiết, phát hiện và phân biệt các bộ phận cấu thành của thông tin hay tình huống.
15
Phân tích
Các động từ tương ứng với mức độ tư duy PHÂN TÍCH
16
Tạo tiêu chí cho đánh giá (động não)
Liệt kê chất lượng đặc trưng 
Xác định vấn đề 
Phác thảo tài liệu viết  
Đưa ra các suy luận  
So sánh và đối chiếu
Các hoạt động phù hợp mức tư duy PHÂN TÍCH
17
Tổng hợp (synthesis)
Ở mức độ này học viên phải sử dụng những gì đã học để tạo ra hoặc sáng tạo một cái gì đó hoàn toàn mới. 
Tổng hợp liên quan đến khả năng kết hợp các phần cùng nhau để tạo một dạng mới. 
Các hoạt động liên quan đến mức độ tổng hợp có thể gồm: thiết kế, đặt kế hoạch, tạo hoặc sáng tác.
Một ví dụ hoạt động ở mức độ tổng hợp đó là khi giáo viên yêu cầu học sinh “Nếu quá trình nguyên phân bị gián đoạn thì hậu quả gì sẽ xảy ra?”
Là khả năng hợp nhất các thành phần để tạo thành một tổng thể/sự vật lớn.
18
Tổng hợp
Các động từ tương ứng với mức độ tư duy TỔNG HỢP
19
Đạt được một kế hoạch độc đáo.
Xác định vấn đề, các mục đích, mục tiêu.
Tổ chức và thực hiện một sản phẩm độc đáo.
Chỉ ra làm thế nào các ý tưởng và sản phẩm có thể thay đổi.
Tìm những sự kết hợp mới.
Các hoạt động phù hợp mức tư duy TỔNG HỢP
20
Đánh giá (evaluation)
Đánh giá là khả năng phán xét giá trị của đối tượng. 
Để sử dụng đúng mức độ này, học sinh phải có khả năng giải thích tại sao sử dụng những lập luận giá trị để bảo vệ quan điểm. 
Những hoạt động liên quan đến mức độ đánh giá có thể là: biện minh, phê bình hoặc rút ra kết luận.
Một ví dụ liên quan đến mức độ đánh giá là khi giáo viên hỏi học sinh “Hãy đánh giá vai trò của nguyên phân đối với cơ thể sinh vật?”
Là khả năng phán xét giá trị hoặc sử dụng thông tin theo các tiêu chí thích hợp. (Hỗ trợ đánh giá bằng lý do/lập luận).
21
Đánh giá
Các động từ tương ứng với mức độ tư duy ĐÁNH GIÁ
22
Các hoạt động phù hợp mức tư duy ĐÁNH GIÁ
Đưa ra những đánh giá về bài trình bày và dự án của người khác.  
Đánh giá các số liệu, các tiêu chí đưa ra để áp dụng.
Đánh giá ý tưởng và sản phẩm của ai đó. 
VẬN DỤNG CÁC MỨC ĐỘ TƯ DUY CỦA
B. BLOOM ĐỂ DẠY PHẦN GIỚI ĐỘNG VẬT
BÀI 2: CÁC GIỚI SINH VẬT
(Chương trình Sinh học 10 - Ban cơ bản)
GIỚI ĐỘNG VẬT
2. Thế nào là giới động vật?
3. Giới động vật có những đặc điểm gì?
5. Giới động vật có những đặc điểm gì khác với giới thực vật?
6. Dựa vào những tiêu chí nào để xếp một loài sinh vật vào giới động vật?
4. Những sinh vật nào sau đây thuộc giới động vật? (tảo lam, cây bàng, nấm rơm, san hô, ếch, rau má, E. coli, thỏ, trùng roi)
1. Tại sao giới động vật không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ?
8. Thế giới của chúng ta sẽ ra sao khi không còn giới động vật?
7. Các em có nhận xét gì về tình hình bảo vệ các loài động vật quý hiếm ở Việt Nam?
GIỚI ĐỘNG VẬT
2. Thế nào là giới động vật?
3. Giới động vật có những đặc điểm gì?
5. Giới động vật có những đặc điểm gì khác với giới thực vật?
6. Dựa vào những tiêu chí nào để xếp một loài sinh vật vào giới động vật?
4. Những sinh vật nào sau đây thuộc giới động vật? (tảo lam, cây bàng, nấm rơm, san hô, ếch, rau má, E. coli, thỏ, trùng roi)
1. Tại sao giới động vật không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ?
8. Thế giới của chúng ta sẽ ra sao khi
không còn giới động vật?
7. Các em có nhận xét gì về tình hình bảo vệ các loài động vật quý hiếm ở Việt Nam?
26
Câu hỏi Khái quát - Câu hỏi Bài học:
Hướng vào trọng tâm của môn học, định hướng vào các ý quan trọng và xuyên suốt.
Không chỉ có một câu trả lời hiển nhiên “đúng”
Khơi dậy sự chú ý của học sinh
Câu hỏi khái quát có thể dựa theo những câu hỏi kinh điển chung của nhân loại.
Câu hỏi Nội dung:
Hỗ trợ trực tiếp về nội dung và mục tiêu bài học.
Có chủ đề cụ thể, gần gũi với HS và ngôn ngữ phù hợp lứa tuổi.
Có câu trả lời “đúng” rõ ràng.
Thiết kế BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI DẠY
BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI DẠY là gì?
27
Câu hỏi Khái quát - Câu hỏi Bài học:
Hướng vào trọng tâm của môn học, định hướng vào các ý quan trọng và xuyên suốt.
Không chỉ có một câu trả lời hiển nhiên “đúng”
Khơi dậy sự chú ý của học sinh
Câu hỏi Nội dung:
Hỗ trợ trực tiếp về nội dung và mục tiêu bài học.
Có chủ đề cụ thể, gần gũi với HS và ngôn ngữ phù hợp lứa tuổi.
Có câu trả lời “đúng” rõ ràng.
28
Thí dụ
Làm sao để tất cả cùng sinh tồn hòa thuận?


Làm sao để động vật hoang dã có thể sống chung với con người?

Những động vật thành thị là gì?
Chúng cần gì để sống sót?



Điều gì làm thay đổi thế giới?




Ý nghĩa tiến hóa của sinh vật từ môi trường nước lên môi trường cạn như thế nào?

Sự thích nghi của các hệ cơ quan diễn ra như thế nào?

29
Các nhóm làm việc: Phân loại các câu hỏi sau
3/ Khoa học giúp chúng ta hiểu gì về thế giới xung quanh?
5/ Hoạt động của NST trong quá trình nguyên phân diễn ra như thế nào?
8/ Sự tác động của thế giới đối với con người như thế nào?
4/ Sinh vật tiến hóa trong môi trường như thế nào?
1/ Thế nào là thuyết tiến hóa nhỏ?
6/ Vòng đời của con ếch ra sao?
10/ Di truyền giúp ta giải thích những vấn đề gì về tiến hóa?
2/ Vì sao vi sinh vật có vai trò lớn đối với con người?
7/ Các đặc trưng trong quần thể thay đổi như thế nào dưới ảnh hưởng của
môi trường ?
9/ Điều gì làm thay đổi thế giới?
1 - 5 - 6
3 - 4 - 8 - 9
2 - 7 - 10
3’ thảo luận
Bài tập giấy
Đáp án
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trong bài này, chúng tôi có tham khảo các slide của thầy:
Lê Huy Lâm - GV khoa Tiếng Anh.
Thầy Nguyễn Đình Lân - GV khoa Toán - Tin
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn hai thầy.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Xuân Hiểu
Dung lượng: 1,56MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)