Các dạng bài tập hóa học chương trình lớp 8-THCS

Chia sẻ bởi Cao Văn Hoang | Ngày 17/10/2018 | 56

Chia sẻ tài liệu: Các dạng bài tập hóa học chương trình lớp 8-THCS thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

Các dạng bài tập hóa học chương trình lớp 8-THCS

Chuyên đề 1. Bài tập về nguyên tử, nguyên tố hóa học
1/ Nguyên tử (NT):
- Hạt vô cùng nhỏ , trung hòa về điện, tạo nên các chất.
Cấu tạo: + Hạt nhân mang điện tích (+)(Gồm: Proton(p) mang điện tích (+) và nơtron không mang điện ). Khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử.
+ Vỏ nguyên tử chứa 1 hay nhiều electron (e) mang điện tích (-). Electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp theo lớp (thứ tự sắp xếp (e) tối đa trong từng lớp từ trong ra ngoài: STT của lớp : 1 2 3 …
Số e tối đa : 2e 8e 18e …
Trong nguyên tử:
- Số p = số e = số điện tích hạt nhân = số thứ tự của nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Quan hệ giữa số p và số n : p ( n ( 1,5p ( đúng với 83 nguyên tố )
- Khối lượng tương đối của 1 nguyên tử ( nguyên tử khối )
NTK = số n + số p
- Khối lượng tuyệt đối của một nguyên tử ( tính theo gam )
+ mTĐ = m e + mp + mn
+ mP  mn  1ĐVC  1.67.10- 24 g,
+ me 9.11.10 -28 g
Nguyên tử có thể lên kết được với nhau nhờ e lớp ngoài cùng.
2/ Nguyên tố hóa học (NTHH): là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân.
- Số p là số đặc trưng của một NTHH.
- Mỗi NTHH được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái. Chữ cái đầu viết dưới dạng in hoa chữ cái thứ hai là chữ thường. Đó là KHHH
- Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng ĐVC. Mỗi nguyên tố có một NTK riêng. Khối lượng 1 nguyên tử = khối lượng 1đvc.NTK
NTK = 
m a Nguyên tử = a.m 1đvc .NTK
(1ĐVC = KL của NT(C) (MC = 1.9926.10- 23 g) = 1.9926.10- 23 g= 1.66.10- 24 g)

* Bài tập vận dụng:
1. Biết nguyên tử C có khối lượng bằng 1.9926.10- 23 g. Tính khối lượng bằng gam của nguyên tử Natri. Biết NTK Na = 23. (Đáp số: 38.2.10- 24 g)
2.NTK của nguyên tử C bằng 3/4 NTK của nguyên tử O, NTK của nguyên tử O bằng 1/2 NTK S. Tính khối lượng của nguyên tử O. (Đáp số:O= 32,S=16)
3. Biết rằng 4 nguyên tử Mage nặng bằng 3 nguyên tử nguyên tố X. Xác định tên,KHHH của nguyên tố X. (Đáp số:O= 32)
4.Nguyên tử X nặng gấp hai lần nguyên tử oxi .
b)nguyên tử Y nhẹ hơn nguyên tử Magie 0,5 lần .
c) nguyên tử Z nặng hơn nguyên tử Natri là 17 đvc .
Hãy tính nguyên tử khối của X,Y, Z .tên nguyên tố, kí hiệu hoá học của nguyên tố đó ?
5.Nguyên tử M có số n nhiều hơn số p là 1 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Hãy xác định M là nguyên tố nào?
6.Tổng số hạt p, e, n trong nguyên tử là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35% .Tính số hạt mỗi loaị .Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử .
7.Nguyên tử sắt có 26p, 30n, 26e
a.Tính khối lượng nguyên tử sắt
b.Tính khối lượng e trong 1Kg sắt
8.Nguyên tử X có tổng các hạt là 52 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt.
a)Hãy xác định số p, số n và số e trong nguyên tử X.
b) Vẽ sơ đồ nguyên tử X.
c) Hãy viết tên, kí hiệu hoá học và nguyên tử khối của nguyên tố X.
9. Một nguyên tử X có tổng số hạt e, p, n là 34. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Tìm tên nguyên tử X. Vẽ sơ đồ cấu tạo của nguyên tử X và ion được tạo ra từ nguyên tử X
10.Tìm tên nguyên tử Y có tổng số hạt trong nguyên tử là 13. Tính khối lượng bằng gam của nguyên tử.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Văn Hoang
Dung lượng: 827,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)